HIẾN PHÁP VIỆT NAM CỘNG HÒA 1967

Hiện nay Quốc hội CHXHCN Việt Nam đang lấy ý kiến nhân dân vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. UBNQVN xin đăng bản Hiến pháp của VNCH năm 1967 để Quí vị đọc và so sánh xem bản Hiến pháp nào dân chủ và tôn trọng các quyền con người. Xin trân trọng giới thiệu:

LỜI MỞ ĐẦU

VNCHTin tưởng rằng lòng ái quốc, chí quật cường, truyền thống đấu tranh của dân tộc bảo đảm tương lai huy hoàng của đất nước.

Ý thức rằng sau bao năm ngoại thuộc, kế đến lãnh thổ qua phân, độc tài và chiến tranh, dân tộc Việt Nam phải lãnh lấy sứ mạng lịch sử, tiếp nối ý chí tự cường, đồng thời đón nhận những tư tưởng tiến bộ để thiết lập một chánh thể Cộng Hòa của dân, do dân và vì dân, nhằm mục đích đoàn kết dân tộc, thống nhất lãnh thổ, bảo đảm Độc Lập Tự Do Dân Chủ trong công bằng, bác ái cho các thế hệ hiện tại và mai sau.

Chúng tôi một trăm mười bảy (117) Dân Biểu Quốc Hội Lập Hiến đại diện nhân dân Việt Nam, sau khi thảo luận, chấp thuận Bản Hiến Pháp sau đây :

CHƯƠNG I: Điều khoản căn bản

ĐIỀU 1

1- VIỆT NAM là một nước CỘNG HÒA, độc lập, thống nhất, lãnh thổ bất khả phân.

ĐIỀU 2

1- Quốc gia công nhận và bảo đảm những quyền căn bản của mọi công dân

2- Quốc Gia chủ trương sự bình đẳng giữa các công dân không phân biệt nam nữ, tôn giáo, sắc tộc, đảng phái. Đồng bào thiểu số được đặc biệt nâng đỡ để theo kịp đà tiến bộ chung của dân tộc.

3- Mọi công dân có nghĩa vụ góp phần phục vụ quyền lợi quốc gia dân tộc. Continue reading

TÂN NGOẠI TRƯỞNG MỸ VÀ VẤN ĐỀ NHÂN QUYỀN VIỆT NAM

Việt Hà, phóng viên RFA

AFP photoNgoại trưởng Mỹ John Kerry tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 06/2/2013. Ông đã chính thức tuyên thệ nhậm chức ngày 01 tháng 2 năm 2013.

AFP photo
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 06/2/2013. Ông đã chính thức tuyên thệ nhậm chức ngày 01 tháng 2 năm 2013.

Đối với những người quan tâm đến tình hình Việt Nam, việc Thượng nghị sĩ John Kerry được chọn làm Ngoại trưởng Mỹ đặt ra nhiều câu hỏi liên quan đến thái độ và cách tiếp cận của ông với tình hình nhân quyền tại Việt Nam.

Những thắc mắc hay thậm chí nghi ngờ này có những căn cứ nhất định, xuất phát từ mối quan hệ lâu dài giữa tân Ngoại trưởng Mỹ và Việt Nam trong quá khứ.

Thách thức tân ngoại trưởng

Ngày 1 tháng 2 năm 2013, Thượng nghị sĩ John Kerry chính thức tuyên thệ trở thành Ngoại trưởng mới của Hoa Kỳ. Ông là một trong không nhiều thượng nghị sĩ đã có gắn bó lâu dài với Việt Nam, và không ít thì nhiều cũng dành được những cảm tình nhất định từ phía chính quyền Việt Nam vì những đóng góp không nhỏ trong việc bình thường hóa quan hệ hai nước. Tuy nhiên, ngay trước khi vị tân Ngoại trưởng lên nhậm chức, tình hình Việt Nam đã có nhiều thay đổi, nhất là vấn đề nhân quyền đang bị cộng đồng quốc tế chỉ trích là xuống dốc trong những năm trở lại đây. Đây là một thách thức không nhỏ cho vị tân Ngoại trưởng Hoa Kỳ, trong khi cả Mỹ và Việt Nam đang hướng tới việc đưa mối quan hệ hai nước lên tầm đối tác chiến lược.

Continue reading

MIẾN ĐIỆN LẬP ỦY BAN ĐIỀU TRA VỀ TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ

Đc Tâm

Các tù nhân được trả tự do, đang rời nhà tù Insein ở Rangun, 12/10/2011 (REUTERS)

Các tù nhân được trả tự do, đang rời nhà tù Insein ở Rangun, 12/10/2011 (REUTERS)

Chính quyền Miến Điện hôm nay, 07/02/2013, thông báo thành lập một ủy ban có nhiệm vụ xem xét các hồ sơ tù nhân chính trị. Đây là cam kết của chính quyền Miến Điện được thông báo vào tháng 11 năm ngoái, ngay trước khi tổng thống Mỹ Barack Obama công du nước này.

Theo nhật báo New Light of Myanmar, ủy ban sẽ xem xét hồ sơ của « các tù nhân chính trị hiện đang thụ án trong các nhà tù ở Miến Điện, nhằm trả tự do cho họ ».

Ủy ban này do ông Seo Thane, bộ trưởng thuộc văn phòng tổng thống Miến Điện lãnh đạo, có nhiệm vụ trước tiên là xác định nội dung và ý nghĩa của khái niệm « tù nhân lương tâm ».

Chính quyền dân sự của tổng thống Thein Sein, kể từ tháng Ba năm 2011, đã tiến hành nhiều đợt trả tự do cho hàng trăm tù nhân chính trị.

Theo thống kê, trước khi thay đổi chế độ, Miến Điện có hơn 2000 tù nhân chính trị, bao gồm nhà báo, sinh viên, luật sư, các nhà tranh đấu chính trị, sư sãi.

Tuy nhiên, con số tù nhân chính trị hiện vẫn còn bị giam cầm đang gây tranh cãi. Đã từ lâu, các tổ chức bảo vệ nhân quyền đòi phải minh bạch hóa cơ chế nhận diện tù nhân chính trị và các điều kiện để ân xá.

Phát ngôn viên chính phủ Miến Điện nói với AFP : Trong quá trình xây dựng hòa giải dân tộc, cần phải giải quyết việc trả tự do cho các nhà tranh đấu chính trị hiện đang bị cầm tù. Do vậy, điều quan trọng là phải biết ai được coi là tù nhân chính trị.

Vài ngày trước khi tổng thống Mỹ tới thăm Miến Điện hồi tháng 11 năm ngoái, ngoài việc thông báo xem xét hồ sơ tù nhân chính trị, chính quyền Miến Điện còn hứa cho phép Hội Chữ Thập Đỏ Quốc Tế đơn phuơng tới thăm các tù nhân chính trị. Lời hứa này đã được thực hiện vào tháng trước.

Nguồn: http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130207-mien-dien-lap-uy-ban-dieu-tra-ve-tu-nhan-chinh-tri

SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP: CUỘC CÁCH MẠNG KHÔNG TIẾNG SÚNG

Nguồn: RFA-tiếng Việt

Nam Nguyên, phóng viên RFA

Tại Hà Nội ngày 4/2/2013 kiến nghị 7 nội dung sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được 15 vị nhân sĩ trí thức do TS Nguyễn Đình Lộc, nguyên Bộ trưởng Tư pháp làm Trưởng đoàn, chuyển giao cho ông Lê Minh Thông, Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp Luật Quốc hội đồng thời là Phó ban biên tập soạn thảo dự thảo sửa đổi Hiến pháp.

Photo courtesy of anhbasamToàn cảnh cuộc gặp gỡ của phái đoàn nhân sĩ trí thức với ông Lê Minh Thông, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, trong buổi trao kiến nghị sửa Hiến pháp 1992 tại Hà Nội hôm 04/2/2013

Photo courtesy of anhbasam
Toàn cảnh cuộc gặp gỡ của phái đoàn nhân sĩ trí thức với ông Lê Minh Thông, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, trong buổi trao kiến nghị sửa Hiến pháp 1992 tại Hà Nội hôm 04/2/2013

Nam Nguyên phỏng vấn chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, một người có mặt trong đoàn để biết thêm chi tiết.

Nam Nguyên: Thưa trong nửa giờ trao đổi thì hai bên đã trao đổi những nội dung gì, không khí làm việc như thế nào?

Bà Phạm Chi Lan: Nhóm chúng tôi cử ông Nguyễn Đình Lộc, cựu Bộ trưởng Tư pháp làm trưởng đoàn. Từ đầu thì ông nói lý do thay mặt cho nhóm 72 người đã ký tên đầu tiên và hơn hai nghìn người đã ký tên đến thời điểm đó vào Bản Kiến nghị về Hiến pháp, trao cho Ủy ban Bản Kiến nghị của chúng tôi cũng như Bản Dự thảo Hiến Pháp do một nhóm khác soạn thảo, để mong đóng góp ý kiến vào việc sửa đổi Hiếp pháp lần này. Ông Thông cũng thay mặt cho Ủy ban nói lời cảm ơn đối với chúng tôi và hứa sẽ chuyển Bản Kiến nghị của chúng tôi, cũng như tất cả tài liệu chúng tôi gởi lên cho Ban Chỉ đạo soạn thảo Hiến pháp để các vị ấy xem xét. Ông Thông cũng nói quyền cuối cùng quyết định tiếp thu như thế nào là quyền của Ban Chỉ đạo, nhưng ông sẽ chuyển lên toàn bộ.

Sau đó chúng tôi cũng có đề nghị nhân dịp gặp gỡ như vậy thì để được trao đổi thêm một số ý kiến. Một số người đi trong nhóm có phát biểu nói thêm ý kiến của chúng tôi về việc soạn thảo Hiến pháp lần này. Lưu ý Ủy ban về cách thức làm sao cho tinh thần về Hiến pháp có thể được phổ biến rộng rãi nhất cho người dân và có thêm thời gian để cho người dân có thể thực sự nghiên cứu và đóng góp ý kiến cho Hiến pháp. Continue reading

NHÂN QUYỀN TRONG BẢN DỰ THẢO HIẾN PHÁP VIỆT NAM

Nguồn: RFA-tiếng Việt

Hòa Ái, phóng viên RFA

Qua sự kiện các nhà trí thức Việt Nam tham gia ký thỉnh nguyện thư trong bản Dự thảo Hiến Pháp, Hòa Ái phỏng vấn ông Vũ Quốc Dụng, tổng thư ký Hiệp hội Nhân quyền Quốc tế, về vấn đề nhân quyền trong bản Dự thảo Hiến Pháp Việt Nam.

Quyền tối thiểu của người dân

Ông Vũ Quốc Dụng, tổng thư ký Hiệp Hội Nhân Quyền Quốc Tế tại Đức (ISHR). Hình do Ông Vũ Quốc Dụng cung cấp.

Ông Vũ Quốc Dụng, tổng thư ký Hiệp Hội Nhân Quyền Quốc Tế tại Đức (ISHR). Hình do Ông Vũ Quốc Dụng cung cấp.

Hòa Ái: Xin chào ông Vũ Quốc Dụng. Trước sự kiện có khoảng 800 nhân sĩ trí thức Việt Nam ký thỉnh nguyện thư phác họa một bản Hiến pháp (HP) khác với những khoản tu chính hiến pháp, trong đó có những điều chú trọng về quyền hạn của người dân được thay đổi. Theo nhận xét của ông, chính phủ Việt Nam có nên tiếp nhận thỉnh nguyện thư trong sửa đổi HP lần này không và vì sao, thưa ông?

Ông Vũ Quốc Dụng:Trước hết tôi thấy 7 đề nghị của bản kiến nghị này là rất nghiêm túc vì nhằm giải quyết các vấn nạn tích tụ đã lâu trong xã hội Việt Nam. Tôi rất mong Nhà nước VN có thái độ trân trọng đối với bản kiến nghị này. Ngoài ra tôi mong xã hội VN cũng mở các cuộc thảo luận rốt ráo về những đề nghị tâm huyết này.  Cá nhân tôi chú ý đến những đề nghị trong phần 2 của bản kiến nghị liên quan đến vấn đề nhân quyền.

Hòa Ái: Theo quan điểm của một người hoạt động nhân quyền trong nhiều năm, xin ông cho biết nhận xét tổng quát của ông về bản dự thảo này như thế nào ?

Ông Vũ Quốc Dụng: Tôi muốn bản HP cần phải được bổ túc một số những vấn đề tinh thần. Bản dự thảo HP hiện nay đã không làm rõ mục đích cuối cùng của HP là nhằm bảo vệ nhân quyền của người dân. Muốn thế, bản HP phải làm rõ 3 khía cạnh sau đây:

Thứ nhất bản HP phải công nhận nhân phẩm là tự thân và bất khả xâm phạm, vì nhân phẩm chính là cái gốc của nhân quyền. Chúng ta phải công nhận chữ nhân phẩm trong HP.

Continue reading

Ông Nguyễn Quốc Quân thách thức VN trưng bằng chứng ‘nhận tội’

Ông Nguyễn Quốc Quân về tới phi trường Los Angeles ở Mỹ.

Ông Nguyễn Quốc Quân về tới phi trường Los Angeles ở Mỹ.

Việt Nam phóng thích nhà hoạt động Nguyễn Quốc Quân

Trà Mi-VOA

Nhà hoạt động cổ xúy dân chủ người Mỹ gốc Việt, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân, ngày 31/1 vừa về tới Hoa Kỳ sau khi Việt Nam phóng thích và trục xuất ông trước áp lực ngoại giao từ Washington. Continue reading

Hoa Kỳ “hài lòng” về việc chính quyền Việt Nam trả tự do cho ông Nguyễn Quốc Quân

RFI-tiếng Việt

Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân (DR)

Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân (DR)

Trng Nghĩa

Được bất ngờ phóng thích và trục xuất ngay về Mỹ vào hôm qua, 30/01/2013, ông Nguyễn Quốc Quân, một công dân Mỹ gốc Việt bị Hà Nội buộc tội âm mưu lật đổ chính quyền, đã về đến California. Sự kiện ông Quân được thả ra đã lập tức được chínhquyền Mỹ đánh giá là một “tin vui”.

Phát biểu nhân cuộc tiếp xúc thường kỳ với báo chí vào hôm qua, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Mỹ, bà Victoria Nuland xác định là đối với chính quyền Hoa Kỳ, “không có mt ưu tiên nào cao hơn s an toàn và an ninh ca công dân M ngoi quc”. Trên tinh thần đó, theo phát ngôn viên bộ Ngoại giao Mỹ, Hoa Kỳ cảm thấy “hài lòng v vic công dân M Richard Nguyn được tr t do”, và đấy là một “tin vui”.

Trước đó, phát biểu với hãng tin Pháp AFP, phát ngôn viên của đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội, Christopher Hodges, đã cho biết là phía Mỹ cảm thấy “khích l” trước việc ông Nguyễn Quốc Quân được phóng thích.

Xin nhắc lại là vào hôm qua, trong một bản tin ngắn, Thông Tấn Xã Việt Nam loan Continue reading

HÔNG KÔNG: GIA TĂNG PHÒNG TRÀO CHỐNG KIỂM DUYỆT THÔNG TIN

Tú Anh

RFI – Tiếng Việt

Biểu tình tại Hồng Kông, đòi chủ tịch đặc khu Lương Chấn Anh từ chức, 27/01/2013REUTERS/Bobby Yip

Biểu tình tại Hồng Kông, đòi chủ tịch đặc khu Lương Chấn Anh từ chức, 27/01/2013
REUTERS/Bobby Yip

Lực lượng phóng viên và báo chí Hồng Kông công bố một bản kiến nghị với 1800 chữ ký yêu cầu lãnh đạo Lương Chấn Anh rút lại một dự luật bị lên án là kiểm duyệt thông tin, cản trở tự do báo chí. Dự luật này cho thấy sự bối rối của Bắc Kinh, sau khi hàng loạt tài liệu liên quan chứng tỏ tài sản lên đến hàng tỷ đô la của thủ tướng Ôn Gia Bão và của tổng bí thư Tập Cận Bình bị tiết lộ.

Phong trào đòi dân chủ và chống hạn chế tự do tại Hồng Kông mỗi ngày mỗi dồn dập, trong khi phía chính quyền cũng gia tăng các biện pháp ngăn chận thông tin. Chính quyền đặc khu hành chính, do Trung Quốc hậu thuẫn, đang chuẩn bị một dự luật gọi là « bảo mật thông tin » liên quan đến lãnh đạo các công ty, xí nghiệp. Cụ thể là các tổng giám đốc hay giám đốc có quyền nhờ pháp luật bảo vệ, không cho công chúng tìm kiếm địa chỉ, số thẻ căn cước hay số hộ chiếu.

Những thông tin này, hiện nay không bị ngăn chận, đã cho phép phóng viên điều tra phát hiện một số nhân vật lãnh đạo Trung Quốc cũng như gia đình, thân nhân, bạn bè của họ nắm giữ bao nhiêu cổ phần, bao nhiêu tài sản trong các xí nghiệp liên doanh hay tư nhân.

Kiến nghị phản đối với tựa đậm « Bí mật sinh ra tham nhũng » đồng loạt chiếm nguyên Continue reading

SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP DỰA TRÊN NỀN TẢNG NGUYÊN LÝ NÀO?

Thanh Quang, phóng viên RFA

Gần đây, dư luận đặc biệt quan tâm đến bản dự thảo Hiến Pháp đề nghị của đông đảo trí thức mà báo giới nước ngoài xem như một hình thức “cách mạng mềm” trong chính trường Việt Nam.

AFP PHOTOMột bức tranh cổ động kêu gọi người dân Phát huy quyền làm chủ, ảnh chụp hôm 19 tháng 05 năm 2011 tại Hà Nội.

AFP PHOTO
Một bức tranh cổ động kêu gọi người dân Phát huy quyền làm chủ, ảnh chụp hôm 19 tháng 05 năm 2011 tại Hà Nội.

Phản ánh nguyện vọng nhân dân?

Bản dự thảo Hiến Pháp do giới trí thức đề nghị xuất hiện ngay sau khi ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc Hội Việt Nam tuyên bố “không có vùng cấm” nào đối với việc góp ý của toàn dân về việc tu chính Hiến pháp năm 1992.

Nói chung, bản dự thảo Hiến pháp của giới trí thức đề nghị bỏ lời nói đầu của bản Hiến pháp VN 1992 vì nó mang “tính chất vi hiến” là bị áp đặt dưới sự chỉ đạo của chủ nghĩa Mác-Lê và tư tưởng Hồ Chí Minh, chứ không thực sự phản ánh nguyện vọng nhân dân; đề nghị bỏ tên nước hiện hành “CHXHCN Việt Nam “; đổi thể chế Chủ tịch sang Tổng thống chế; cho các đảng phái đối lập đúng nghĩa tham chính; bảo vệ quyền làm người; tôn trọng sở hữu tư nhân về đất đai; “rạch ròi” tam quyền phân lập; lực lượng võ trang phải bảo vệ đất nước, nhân dân, chứ không phải trung thành với đảng CS; cho trưng cầu dân ý về Hiến pháp… Còn về Điều 4 Hiến Pháp, ông Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng Thư ký Hội Trí thức yêu nước TP HCM, người ký tên trong bản kiến nghị dự thảo hiến pháp vừa nói, cho biết:

Tôi thấy rằng họ có thể ghi những điều mà dự thảo yêu cầu, nhưng nếu Điều 4 còn thì nó sẽ phủ định hết tất cả.

Ô. Huỳnh Kim Báu

Continue reading

DỰ THẢO HIẾN PHÁP: THỬ THÁCH SỰ SỐNG CÒN CỦA CHẾ ĐỘ

Mặc Lâm, biên tập viên RFA

2013-01-24

Sau tuyên bố không có vùng cấm trong việc đóng góp sửa đổi Hiến pháp 1992 đã xuất hiện một bản dự thảo Hiến pháp gần như hoàn chỉnh của hơn 800 trí thức và được báo chí thế giới đánh giá như một cuộc cách mạng mềm trong chính trường Việt Nam.

AFP photoTBT Nguyễn Phú Trọng, Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đi về phía lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh trước khi khai mạc phiên họp hàng năm của Quốc hội hôm 22 tháng 10 năm 2012.

AFP photo
TBT Nguyễn Phú Trọng, Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đi về phía lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh trước khi khai mạc phiên họp hàng năm của Quốc hội hôm 22 tháng 10 năm 2012.

Đề nghị bỏ lời nói đầu của hiến pháp 1992

Có thể nói sự chờ đợi sửa đổi bản hiến pháp năm 1992 lần này khác hẳn như sự thay đổi Hiến pháp năm 1946 vào năm 1992. Nhà nước chứng tỏ đã chuẩn bị dư luận rất kỹ trong việc kêu gọi người dân tham gia vào tiến trình đóng góp ý kiến của mình vào bản hiến pháp này. Tuyên bố mạnh mẽ của ông Phan Trung Lý. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã tăng thêm sự mạnh dạn của quần chúng khi biết rằng không có vùng cấm nào trong các ý kiến tham gia.

Trong khi báo chí quốc doanh loan tải một vài bài viết lác đác trên hệ thống thông tin nhà nuớc không được ai chú ý thì tại nhiều trang blog như trang Bauxitvn, Basàm lại nóng lên với bản dự thảo hiến pháp được ký tên bởi hơn 700 chữ ký của các nhân vật trí thức. Bản dự thảo này ngay lập tức lan truyền rộng rãi trên mạng và các cơ quan thông tấn của Đức, Pháp, Hoa kỳ loan tin lại với những nhận xét khá tích cực về một cuộc đổi thay lớn trong mặt bằng chính trị tại Việt Nam.

Điều khiến dư luận chú ý trước tiên của bản dự thảo là đề nghị bỏ lời nói đầu của bản hiến Continue reading