CHỐNG LẠI CẢI CÁCH, MỘT LỰC LƯƠNG “PHẢN CÁCH MẠNG” MỚI Ở CUBA

Thy My– RFI Tiếng Việt

Cardenas, tỉnh Matanzas cách thủ đô La Habana khoảng 120 km. REUTERS/Desmond Boylan

Cardenas, tỉnh Matanzas cách thủ đô La Habana khoảng 120 km.
REUTERS/Desmond Boylan

Sự chống đối từ phe thủ cựu đối với các biện pháp cải cách được Chủ tịch Raul Castro đưa ra ở Cuba, là một dạng « phản cách mạng » mới, mà lợi ích đi ngược lại với quyền lợi của các nhà ly khai chính trị lâu nay tại đất nước này. Đó là nhận định của các nhà phân tích, khi trả lời AFP ngày 30/07/2013.

Theo Rafael Hernandez, giám đốc tờ Temas, tạp chí duy nhất của Nhà nước công khai bàn luận về các chủ đề xã hội, chính trị và kinh tế, thì đó là « những kẻ quan liêu chống đối lại các thay đổi. Họ không làm gì ầm ĩ, nhưng đặt ra các rào cản cho việc áp dụng các cải cách, rồi khoanh tay đứng nhìn ».

Còn Esteban Morales, nguyên là một viên chức của trường đại học La Habana nhận xét : « Bất kỳ ai tấn công vào tiến trình cải cách này, trên thực tế đều trở thành một kẻ phản cách mạng ». Ông sử dụng lại từ ngữ « phản cách mạng » mà Fidel Castro đã dùng trong những năm đầu của cách mạng Cuba để chỉ tất cả các kẻ thù đối với chủ trương của lãnh tụ.

Một nhà cựu ngoại giao kiêm giáo sư đại học, ông Carlos Alzugaray cho rằng : « Trong khối bảo thủ này, người ta thấy có những kẻ quan liêu và những tay nhà giàu mới, những kẻ tham nhũng, vốn thủ lợi từ sự bất lực của chế độ trong việc áp đặt kiểm soát một cách thực chất mô hình tập trung hóa trong những năm qua ». Bên cạnh đó còn có « những người giáo điều không đồng ý với cải cách, ngày nay có rất nhiều trong xã hội dân sự». Đối với ông Alzugaray, tất nhiên những người này không xứng đáng được gọi là « đối lập », vì « họ không có bất kỳ đề án chính trị nào ».

Continue reading

‘BÀ TƯNG’ VỚI NỀN VĂN HÓA BẢO THỦ

Trần Nhật Phong

Gửi cho BBC từ California

Việt Nam dị ứng với cả 'Bà Tưng' và Bụi Đời Chợ Lớn?

Việt Nam dị ứng với cả ‘Bà Tưng’ và Bụi Đời Chợ Lớn?

Suốt thời gian qua, hầu như ngày nào trên các mạng tin tức từ Việt Nam đến hải ngoại, cũng đều nhắc nhở đến hiện tượng “Bà Tưng” trên mạng xã hội Facebook.

Cô nữ sinh viên có tên thật là Lê Thị Huyền Anh, có khuôn mặt khá xinh xắn, đã tự chụp một số hình ảnh “thoáng” cùng với những tuyên bố gây sốc cho cư dân mạng.

Nhiều ý kiến ủng hộ và chỉ trích, lên án, “ném đá” khiến cho “Bà Tưng” đã trở thành một hiện tượng gây sóng gió dư luận.

Báo chí được xem là chính thống trong nước thì gần như 100% lên án hành động của “Bà Tưng”, cho rằng việc mà họ xem là “dung tục” của “Bà Tưng” đang là thảm họa xã hội, thậm chí còn tuyên bố rằng giới showbiz sẽ gặp đại họa nếu “Bà Tưng” tham gia vào ngành giải trí.

Chấn động nhất có lẽ là vụ “Bà Tưng” dự định xuất hiện trong quán bar Max3 tại Hà Nội, và đích thân Chánh Văn phòng, Continue reading

CHỦ TỊCH NƯỚC VN ĐẾN WASHINGTON MƯU TÌM QUAN HỆ MỚI

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đến dự bữa ăn trưa tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 24/7/2013.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đến dự bữa ăn trưa tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 24/7/2013.

WASHINGTON — Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đi thăm Hoa Kỳ vào tuần này. Theo dự kiến, ông sẽ gặp Tổng thống Obama tại Tòa Bạch Ốc trong hôm nay, thứ năm. Các chuyên gia phân tích cho rằng chuyến thăm của Chủ tịch Việt Nam diễn ra vào một thời điểm mà quốc gia ở Ðông Nam Á này đang phải đối mặt với áp lực gia tăng để quyết định tương lai của mình. Các nhà lập pháp Hoa Kỳ và giới hoạt động cho nhân quyền đã kêu gọi chính quyền Obama nắm lấy cơ hội này để thúc đẩy Việt Nam đi theo một đường hướng dân chủ hơn. Từ thủ đô Washington, thông tín viên VOA Natalie Liu ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây:

Continue reading

GM Phaolô Nguyễn Thái Hợp: BĂN KHOAN MỘT VIỆT NAM ĐEN TỐI

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-07-23

Một bạn trẻ dùng điện thoại chụp lại những tấm bản đồ cổ tại một cuộc triển lãm về Hoàng Sa, Trường Sa tại Bảo tàng Quân đội, Hà Nội vào ngày 10/7/2013 AFP photo

Một bạn trẻ dùng điện thoại chụp lại những tấm bản đồ cổ tại một cuộc triển lãm về Hoàng Sa, Trường Sa tại Bảo tàng Quân đội, Hà Nội vào ngày 10/7/2013
AFP photo

Đức Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Chủ tịch Ủy ban Công Lý và Hòa Bình của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đang có chuyến công tác tại Hoa Kỳ và Nam Mỹ. Ông đã dành cho đài Á Châu Tự Do cuộc phỏng vấn đặc biệt về những vấn đề đang được quan tâm tại Việt Nam như Biển Đông, Trung Quốc, dự thảo sửa đổi hiến pháp và tình trạng tự do tôn giáo tại Việt Nam.

Mặc Lâm: Thưa Đức cha, được biết Câu lạc bộ Phaolo Nguyễn Văn Bình là nơi trước đây thường tổ chức các cuộc hội thảo về vấn đề Biển Đông, tuy nhiên một thời gian gần đây thì việc này đã không còn xảy ra nữa, Xin Đức Cha cho biết khó khăn nào đã cản trở các buổi hội thảo hữu ích như vậy?

Giám mục Nguyễn Thái Hợp: Cám ơn anh. Câu lạc Bộ Nguyễn Văn Bình không phải chỉ thảo luận về vấn đề Biển Đông mà còn nhiều vấn đề về kinh tế, xã hội, tôn giáo. Trong đề tài mà trí thức băn khoăn thì có vấn đề Biển Đông nằm trong bối cảnh đó.

Cuộc hội thảo đầu tiên của một nhóm tư nhân nói về vấn đề hải đảo và lãnh thổ Việt Nam. Cuộc hội thảo này lúc đầu có gặp khó khăn nhưng sau đó cũng được cho phép và cuối cùng đặc biệt hơn nữa là được cơ quan nhà nước cho phép xuất bản qua nhà xuất bản Trí Thức. Sau đó đến năm 2001 chúng tôi tổ chức một cuộc hội thảo khác đó là “Công lý và Hòa bình trên Biển Đông” nhưng cuộc hội thảo đó không được thực hiện vì nhiều lý do như anh đã rõ. Nhưng rồi chúng tôi cũng xuất bản được tài liệu đó thành một bản văn đó là “Công lý và hòa bình trên Biển Đông”. Tôi có đưa tặng cho một số người và hy vọng một ngày nào đó cũng đến tay quý anh. Cũng ước mong rằng nếu các anh có khả năng có điều kiện thì xin phổ biến cuốn đó không những cho người Việt Nam mà cho người nước khác nữa.

Trung Quốc, hiểm họa mất nước tiềm ẩn

Continue reading

Ðề tài đàm phán Việt-Mỹ: THƯƠNG MẠI, NHÂN QUYỀN VÀ TRUNG QUỐC

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ trở thành nguyên thủ thứ nhì của Việt Nam đi thăm Tòa Bạch Ốc kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ cách đây gần 20 năm.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ trở thành nguyên thủ thứ nhì của Việt Nam đi thăm Tòa Bạch Ốc kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ cách đây gần 20 năm.

Marianne Brown

HÀ NỘI — Ngày thứ năm 25/7, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ trở thành nguyên thủ thứ nhì của Việt Nam đi thăm Tòa Bạch Ốc kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ cách đây gần 20 năm. Có nhiều phần chắc các cuộc đàm phán sẽ bao gồm vấn đề giao thương ngày càng tăng giữa hai nước, bang giao giữa Hà Nội với Trung Quốc, và những mối quan ngại của Hoa Kỳ về thành tích nhân quyền của Việt Nam. Từ Hà Nội, thông tín viên đài VOA Marianne Brown gửi về bài tường thuật sau đây.

Continue reading

LỢI ÍCH CHUNG MỸ – VIỆT: ĐỒNG PHA HAY LỆCH PHA?

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry gặp Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh nhân một cuộc họp ASEAN tại Brunei ngày 02/07/2013 - REUTERS

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry gặp Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh nhân một cuộc họp ASEAN tại Brunei ngày 02/07/2013 – REUTERS

Thy My

Gần đây các hoạt động ngoại giao của Việt Nam hết sức nhộn nhịp với các chuyến công du nước ngoài của nhiều nhân vật lãnh đạo, đặc biệt là đến Trung Quốc và Hoa Kỳ, khiến cho dư luận rất chú ý. Trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ, nhà báo Phạm Chí Dũng ở TP Hồ Chí Minh đã đưa ra những nhận định về vấn đề này.

RFI : Thân chào nhà báo Phm Chí Dũng. Theo anh, thì nguyên nhân nhng chuyn đng ngoi giao có tính đt biến ca Vit Nam là gì?

Nhà báo Phạm Chí Dũng : Có một điểm tương đồng thú vị và rất nhiều ẩn ý là tính bất ngờ cùng xảy ra trước hai chuyến đi của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến Bắc Kinh và Washington. Nếu cuộc gặp gỡ với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chỉ được thông báo khoảng một tuần trước khi diễn ra, thì “độ sớm” trước buổi tiếp kiến của Tổng thống Barack Obama với ông Sang là đúng hai tuần.

Tiếp theo sự bất ngờ đó là bầu tâm tư ngỡ ngàng của phần đông dư luận trong nước.

Hai chuyến ngoại giao con thoi của ông Sang đến Trung Quốc và Mỹ, chưa kể chuyến đi trước đó của vị nguyên thủ này đến Indonesia và cần tính luôn cả cuộc gặp người Thái và nhận bằng tiến sĩ danh dự của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, trong khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không đi đâu cả, hẳn phải là một động thái khá đột ngột về chính trị, như nhen nhóm ánh lửa nào đó cho không khí chính trường Việt Nam song ánh với bầu khí quyển quốc tế.

Continue reading

VIỆT NAM – MIẾN ĐIỆN: “CUỘC ĐUA ĐỘI SỔ CỦA VN”

Thanh Quang, phóng viên RFA

Tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp đón Tổng thống Miến Điện Thein Sein đang thăm chính thức Việt Nam ngày 20/03/2012 Courtesy chinhphu.vn

Tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp đón Tổng thống Miến Điện Thein Sein đang thăm chính thức Việt Nam ngày 20/03/2012
Courtesy chinhphu.vn

 Nghe bài này

Cách nay 3 năm, khi Miến Điện còn trong chính thể quân phiệt, Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng nhân hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Hà Nội có đề cập tới cuộc tuyển cử ở Miến “phải được tự do và dân chủ với sự tham dự của tất cả đảng phái”. Thì nay, chính VN – chứ không phải Miến Điện – đang lâm vào tình trạng tồi tệ về nhân quyền, dân chủ, nhất là vấn đề tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm.

Miến Điện và VN đi ngược chiều về nhân quyền

Hồi tháng 11 năm ngoái, ông Phil Robertson, Phó Giám đốc đặc trách Á Châu của Tổ chức Nhân quyền Human rights Watch có bài tựa đề tạm hiểu là “Cuộc đua đội sổ của Việt Nam: Miến Điện và Việt Nam đi ngược chiều về nhân quyền”, mở đầu rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng viếng thăm Miến Điện hồi tháng Tư năm 2010 đã bảo các lãnh đạo Miến rằng VN ủng hộ lộ trình dân chủ hoá Miến Điện. Sau đó, vào lúc kết thúc Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 16 được tổ chức tại Hà Nội, ông Nguyễn Tấn Dũng lên tiếng từ ghế chủ tịch luân phiên ASEAN rằng cuộc tuyển cử sắp diễn ra ở Miến Điện phải được tự do và dân chủ…

Nhưng, ông Phil Robertson lưu ý, hiện giờ, 2 chính phủ VN và Miến điện ngày càng giống như 2 chiếc tàu chạy ngược chiều nhau ở đại dương – ngược chiều về nhân quyền.

Trong khi tại Việt Nam, nhất là trong thời gian gần đây, ngày càng có nhiều tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm ưu tư vận nước cùng sự sa sút xã hội đã bị gán ghép bằng những điều luật hình sự mơ hồ, chung chung để phải vào tù, thì hôm thứ Hai vừa rồi ( 15/07/2013), Tổng thống Miến Điện Thein Sein lên tiếng tại Luân Đôn rằng ông “bảo đảm” vào cuối năm 2013 sẽ không còn tù nhân lương tâm nào nữa ở nước này.

Continue reading

SUY NGHĨ VỀ CHUYẾN ĐI CỦA CHỦ TỊCH SANG

Giáo sư Tương Lai

Gửi cho BBC từ TP HCM

Chủ tịch Việt Nam sắp thăm Hoa Kỳ lần đầu tiên

Chủ tịch Việt Nam sắp thăm Hoa Kỳ lần đầu tiên

Sau chuyến thăm Trung Quốc thì chuyến công du sắp tới của ông Chủ tịch nước là mối bận tâm của rất nhiều người đang trĩu nặng suy tư về vận nước.

Những hoạt động ngoại giao dồn dập trong thời gian qua càng làm cho mối bận tâm ấy thêm bức xúc trước những diễn biến mới của thời cuộc trong nước và thế giới.

Những hoạt động đối ngoại gắn liền máu thịt với hoạt động đối nội, mà về thực chất thì nội lực của dân tôc, thế đứng của đất nước là nhân tố quyết định chiến lược và sách lược đối ngoại. Tiếng chuông đánh ở nước người vang đến đâu là tùy thuộc vào sự dồn sức, góp lực của cả toàn dân.

Đương nhiên, khôn khéo và thông minh để nắm bắt thời cơ, khai thác và phát huy tối đa hợp lực được tạo ra từ hoạt động đối ngoại với nhận thức rằng, bỏ lỡ thời cơ là sự bỏ lỡ đáng tiếc nhất mà rồi cái giá mà dân tộc phải trả là không sao tính xuể! Chẳng thế mà Nguyễn Trãi từng căn dặn “Thời! Thời! Thực không nên lỡ”.

Vả chăng, chúng ta lại đang sống trong một thế giới đầy biến động.

Cuộc cách mạng thông tin với mạng lưới internet phủ sóng khắp nơi đã khiến cho thế giới rộng lớn được thu hẹp lại trong “ngôi nhà toàn cầu”, làm cho nhất cử, nhất động của mỗi một ai đó, nhất là của các “chính khách” đều hiện rõ mồn một trước đôi mắt tinh anh của công luận.

Continue reading

DÂN BIỂU EU LÊN TIẾNG VỀ NHÂN QUYỀN VN

Dân biểu EU yêu cầu gia tăng áp lực với Hà Nội về nhân quyền

Dân biểu EU yêu cầu gia tăng áp lực với Hà Nội về nhân quyền

34 dân biểu Châu Âu vừa gửi thư tới đại diện cao cấp phụ trách đối ngoại của EU về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam.

Những người tham gia ký tên trong lá thư nói trong dòng đầu lá thư rằng mục tiêu của họ là “để bày tỏ mối quan ngại về tình trạng nhân quyền ngày càng xấu đi tại Việt Nam.”

Lá thư đề ngày 11/7/2013, được gửi đến bà Catherine Ashton, Đại diện cao cấp phụ trách an ninh-đối ngoại, kiêm Phó Chủ tịch Ủy hội Châu Âu, yêu cầu bà kêu gọi Hà Nội trả tự do cho các tù nhân lương tâm, đẩy mạnh vai trò của Châu Âu trong việc hỗ trợ xã hội dân sự tại Việt Nam đồng thời thúc giục chính phủ Việt Nam cải tổ hệ thống luật pháp.

“Trong năm nay đã có khoảng 50 nhà bảo vệ nhân quyền và đấu tranh dân chủ bị kết án và bị tù tội. Họ đã phải hứng chịu việc bị bắt giữ tùy tiện, đe dọa, thẩm vấn và bị tước đoạt quyền hợp pháp cá nhân,” thư viết.

Continue reading