Báo cáo Nhân quyền Quí 1/2013

BÁO CÁO QUÝ 1/2013

TÌNH TRẠNG VI PHẠM NHÂN QUYỀN TẠI VIỆT NAM

 

A/ CÔNG AN KHÔNG BẢO VỆ NGƯỜI DÂN, LẠM QUYỀN TRONG KHI THỰC THI PHÁP LUẬT.

Trường hợp 1: Cảnh sát giao thông (CSGT) đánh thai phụ.

Trong đơn gởi đến báo Dân Trí, anh Nguyễn Văn Tài (sinh năm 1989, cư ngụ tại thôn Yên Tập, xã Yên Lư, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang), là chồng của sản phụ Tống Thị Sen cho biết, sáng ngày 28/12/2012, khi hai vợ chồng đi trên tỉnh lộ 398 thuộc xã Song Khê, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang thì bị một CSGT dùng gậy điều khiển giao thông đánh mạnh vào đầu chị Sen. Cú đánh đã khiến chị Sen bị chấn thương sọ não, có nguy cơ trụy thai, anh Tài cũng bị ngã xe gây thương tích nhẹ. Anh Tài cũng đã làm đơn tố cáo gởi đến công an Tỉnh Bắc Giang và huyện Yên Dũng.

Trong khi đang chăm sóc vợ là chị Sen tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang thì anh Tài nhận được giấy triệu tập của công an huyện Yên Dũng. Không đồng ý với cách làm việc của công an huyện Yên Dũng anh Dũng đã từ chối không nhận giấy triệu tập vì anh và vợ là những người bị hại, không phải là người liên quan đến một vụ án mà thi hành lệnh triệu tập của công an.

Ngày 4/1/2013, công an huyện Yên Dũng đã đến bệnh viện nơi chị Sen điều trị đế tiến hành lấy lời khai, tuy nhiên tình trạng sức khỏe của chị Sen không tốt nên không thể tiến hành. Điều đáng chê trách ở đây là khi anh Tài và chị Sen bị đánh và té ngã xuống đường, viên cảnh sát giao thông đã bỏ mặc tình trạng nguy hiểm của nạn nhân mà không có hành động nào can thiệp hay đưa nạn nhân đi bệnh viện.(1)

Trường hợp 2: Cảnh sát trại giam đánh bị can.

Tiếp xúc với phóng viên, anh Nguyễn Văn Tùng,một bị can đang bị giam giữ tại thị xã Buôn Hồ (tỉnh Daklak) đã cho biết, vào tối ngày 2/1/2013, anh bị một cảnh sát trại giam tên là Nguyễn Duy Tiến đánh bằng dây curoa (cao su) vào vùng bụng, mông và nhiều nơi khác, ngoài ra anh còn bị đạp vào vùng ngực. Bị chấn thương nặng nên trại giam đã chuyển anh Tùng vào bệnh viện điều trị, theo chuẩn đoán của bệnh viện thì anh Tùng bị chấn thương vùng ngực.

Cảnh sát Nguyễn Duy Tiến trong bản tường trình thì cho rằng anh Tùng đã xúc phạm công an, la ó trong phòng giam. Nhưng anh Tùng nói là không làm điều gì vi phạm quy định của trại giam.(2)

Trường hợp 3: Chết ở đồn công an.

Gia đình ông Trần Văn Tân (53 tuổi) trả lời Đài RFA những nghi vấn của gia đình về cái chết ông Tân tại đồn công an xã Kim Xuyên (huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương). Theo kết luận của công an về cái chết bất thường thì ông Tân đã tự tử – thắt cổ nơi ông bị giam (hội trường). Bà nói: “…trên thân thể anh ấy không có một dấu vết gì để chứng minh anh ấy là thắt cổ tự vẫn cả, mà bây giờ sơ bộ dựng lên là chồng tôi thắt cổ tự vẫn chết…”

Bà Lê Thị Ránh, vợ ông Tân cho biết, nguyên nhân ông Tân bị công an tạm giữ qua đêm là do ông Tân lấy một tấm tôn của công ty xi măng Thành Công vào ngày 2/1/2013. Sáng hôm sau, gia đình hay tin ông Tân đã qua đời theo tin đồn, công an đã không báo tin cho gia đình biết khi phát hiện ông Tân chết.(3)

Trường hợp 4: Công an bắn người khi đang bị còng tay.

Theo trình bày của anh Huỳnh Nhật Quang, vào khoảng nữa đêm ngày 5/2/2013 anh Quang cùng một nhóm bạn đi chơi về. Khi đi ngang trường THCS Nguyễn Du (xã Tắc Vân, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau) thì bị công an xã Tắc Vân kiểm tra hành chánh, trong nhóm có hai người điều khiển xe gắn máy mà không đội mũ bảo hiểm.

Vì có quen với Trung tá Dũng, anh Quang xin ông Dũng không giữ xe của hai người bạn. Ông Dũng không đồng ý, anh Quang lớn tiếng và có hành động quơ tay quơ chân nên công an xã đã còng tay anh Quang dẫn giải về đồn công an xã Tắc Vân. Tại đây, ông Dũng đã dùng súng bắn trúng vào mang tai của anh Quang trong lúc anh bị còng tay.

Theo ông Đại tá công an TP Cà Mau, ông Dũng bắn ông Quang vì ông Quang có hành vi “chống người thi hành công vụ”. Còn theo một đội viên dân phòng thì ông Quang là người thích nổ súng trong nhiều trường hợp từ việc bắt ăn trộm vặt, rượt đuổi người vi phạm luật giao thông, chồng đánh vợ công an xã đã còng tay, ông Quang cũng lấy súng ra bóp cò.(4)

Trường hợp 5: Công an xã đánh dân.

Nạn nhân là anh Hoàng Thái Thủ (sinh năm 1984) ở thôn Sen Đông, xã Sen Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Theo lời cha của nạn nhân cho biết: “…Trưởng và phó công an xã Hưng Thủy (huyện Lệ Thủy) dùng gậy đánh liên tục vào đầu, bóp cổ khiến con tôi bị ngất xỉu tại chỗ, trên người nhiều vết thương, phải vào viện cấp cứu…”.

Theo lời kể của anh Đinh Duy Ninh, người chở hàng thuê cho anh Thủ, sáng ngày 21/2/21013  anh Thủ thuê anh Ninh chở hàng giao cho khách. Sau đó, anh Ninh bị công an xã Hưng Thủy phạt vì chở hàng hóa cồng kềnh vi phạm luật giao thông đường bộ. Trưa cùng ngày, anh Thủ đến đồn công an xã Hưng Thủy để tìm hiểu nguyên nhân anh Ninh bị phạt, anh Ninh cùng đi theo sau. Cách đồn công an khoảng 10m, anh Ninh thấy công an xã đang đánh anh Thủ. Khi vợ anh Thủ là chị  Dương Thị Tuyết Nhung đến thì anh Thủ đã bất tỉnh và mang thương tích nặng, gia đình đã chuyển anh vào Huế để chữa trị.

Nói chuyện với phóng viên báo Dân trí, ông Hoàng Thanh Sinh (phó công an xã Hưng Thủy) cho biết là không có xô xát giữa công an và anh Thủ, ông Thư (trưởng công an) và ông Sinh cũng không đánh anh Thủ, những điều tố cáo của ông Hoàng Thái Chở (cha anh Thủ) là không đúng.(5)

Trường hợp 6: Công an hành hung dân.

Chiều tối 8/3/2013, trên mạng internet xuất hiện một video clip dài 1 phút 23 giây với tiêu đề Công an thị trấn Malam đánh dân. Clip có hình ảnh một người mặc sắc phục công an cùng với dân phòng còng tay một người ở trần, mặc quần đùi, buộc lên xe đưa về trụ sở.

Khi người này phản ứng thì bị một dân phòng khiêng lên vắt ngang lên yên xe. Sau đó, người dân phòng này nắm hai chân nạn nhân đưa lên cao, làm nạn nhân chúi đầu xuống đất Lát sau thì người công an mới tháo còng cho nạn nhân.

Trao đổi với phóng viên báo Thanh Niên, ông Ngô Duy Nhân, Trưởng ban Tuyên giáo thị trấn Ma Lâm, huyện Hàm Thuận Bắc (tỉnh Bình Thuận), khẳng định hình ảnh trong video clip phản ánh một công an viên thị trấn Ma Lâm và 3 dân phòng bắt ông Đào Xuân Do (51 tuổi, trú ở Tổ tự quản số 7, khu phố1, thị trấn Ma Lâm) là đúng sự thật. Cũng theo ông Nhân, người công an mang quân hàm thượng sĩ là cảnh sát khu vực tên Phan Văn Hòa, còn người ôm ông Do vứt lên xe máy, rồi vứt xuống đường là dân phòng Thông Minh Anh. Hiện chưa rõ nguyên nhân dẫn đến vụ việc. Thượng tá Trần Bá Sơn, Trưởng công an huyện Hàm Thuận Bắc cũng khẳng định sự việc xảy ra tại địa bàn mình quản lý và hứa sẽ xử lý vụ việc.(6)

Trường hợp 7: Cảnh sát 141 đánh người trọng thương.

Theo người đi đường cho biết, vào lúc 15 giờ 30 ngày 14/3/2013, anh Nghiêm Duy Hoàng (33 tuổi, quê quán huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa) đang điều khiển xe gắn máy lưu thông qua ngã tư đường Minh Khai và Kim Ngưu (Hà Nội) thì bị cảnh sát ra hiệu dừng xe, do không đội mũ bảo hiểm anh Hoàng bỏ chạy, một người mặc thường phục đuổi theo. Anh Hoàng dừng xe, thì một cảnh sát mặc sắc phục dung dùi cui đánh vào mặt anh Hoàng, anh té ngã và bất tỉnh.

Người dân đi đường đưa anh Hoàng vào bệnh viện cấp cứu, theo bác sỹ điều trị anh Hoàng thì anh bị vỡ xương mặt gây mất máu nhiều, ngoài ra còn bị chấn thương vùng lưng và cổ.(7)

Trường hợp 8: Công an bao che tội ác.

Không đồng ý với kết quả khám nghiệm tử thi gây ra cái chết của anh Nguyễn Tuấn Anh (27 tuổi, cư ngụ tại phố Cả, phường Hội Hợp, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc), gia đình đã đưa quan tài anh Tuấn Anh đi qua các phố và tiến đến Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc vào ngày 17/3/2013. Qua video trên mạng, cho thấy có đến cả hàng ngàn người đi cùng quan tài, phía chính quyền cũng có hàng trăm cảnh sát cơ động, trật tự…trang bị đầy đủ các công cụ đàn áp.

Theo kết luận của công an về cái chết của anh Tuấn Anh là say rượu, té xuống mương, ngộp thở và chết. Tuy nhiên theo gia đình, thi hài của anh Tuấn Anh có nhiều vết thương, mặt bị biến dạng, có thể anh đã bị đánh đập trước khi chết. Nguồn tin từ người dân xung quanh cho biết, vào sáng ngày 15/3/2013 anh Tuấn Anh cùng với một người họ hàng (Nguyễn Duy Hiệp) đã có xô xát với một nhóm người, đến sáng ngày 17/3/2013, gia đình mới phát hiện anh Tuấn Anh ở dưới mương, còn người họ hàng thì biến mất, không thông báo gì với gia đình nạn nhân. Đến khi làm việc với cảnh sát điều tra, nhân chứng quan trọng này xin được ở lại cơ quan điều tra “để bảo toàn tính mạng”. (26)

Sau khi cuộc biểu tình diễn ra, công an mới tiến hành điều tra và đã có 5 người liên quan đến vụ ẩu đả bị bắt, vụ án “giết người” đã được công an khởi tố. Qua sự việc này cho thấy, có thể công an tỉnh Vĩnh Phúc đã bỏ qua một vụ trọng án, bao che cho một số kẻ thủ ác gây ra trực tiếp hay gián tiếp cho cái chết anh Tuấn Anh. Nếu như gia đình không có phản ứng và hành động mạnh thì vụ án có thể bị “chìm xuồng”. Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã thực thi pháp luật một cách tì tiện, đối với một vụ xô xát dẫn đến cái chết của một người, không quá khó để điều tra đề tìm ra kẻ chủ mưu, tuy nhiên có thể kẻ chủ mưu là một nhân vật có “máu mặt” hay là trong hàng ngũ “con ông cháu cha” nên bị lờ đi. Con rể của ông chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã được triệu tập vì có lien quan đến vụ án.(26)

Gia đình đã tiến hành chôn cất anh Tuấn Anh vào chiều ngày 18/3/2013 trong sự giám sát của  hàng trăm công an. Anh Tuấn Anh có vợ và một con trai, anh qua đời trong lúc đứa con thứ hai chuẩn bị chào đời.

Trường hợp 9: Công an đánh người vi phạm giao thông.

Báo Pháp Luật ngày đưa tin,  23 giờ ngày 20/3/2013 anh Lê Đình Kết và Trần Xuân Thắng là hai nhân viên công ty TNHH MTV Cường Thịnh Phát (thành phố Pleiku, Gia Lai), trên đường đến công ty bằng xe gắn máy mà không đội mũ bảo hiểm. Công an và dân phòng đã theo hai anh vào tận công ty, họ đánh anh Thắng. Khi anh Thắng bỏ chạy vào phòng bảo vệ, công an dùng súng bắn vào phòng, dùng dùi cui đập bể kính cửa. Khi mở được cửa  phòng bảo vệ, công an lôi anh Thắng ra ngoài và dùng súng đánh vào bụng anh Thắng cho đến khi anh ngất xỉu. Họ cũng đánh anh Trần Ngọc Sơn (bảo vệ công ty).

Công an đã áp giải anh Thắng, anh Sơn và anh Kết về đồn và ở đây các anh cũng bị đánh đập rất dã man. Ông Trần Xuân Thám – Giám đốc công ty đã đến đồn công an xin bảo lãnh cho nhân viên mình, 2 giờ sang ngày 21/3/2013 công an cho ông Thám bảo lãnh anh Thắng về, 2 tiếng sau công an điện thoại cho ông Cường đến đồn công an đưa anh Sơn đi cấp cứu, anh Kết đến 7 giờ 30 sáng mới được ra khỏi đồn công an. Điểm đến của ba anh là bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai.

Chiều 21/3, bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai cho biết, bệnh nhân Sơn và Thắng bị ngất xỉu do bị chấn động quá mạnh. Bệnh nhân Trần Xuân Thắng nhập viện trong tình trạng có vết thương ở đầu, vết thương bên thái dương phải dài 4cm. Kết luận ban đầu: sang chấn đầu và sang chấn ngực; bệnh nhân Phạm Ngọc Sơn nhập viện trong tình trạng có vết thương vùng chẩm, vết thương đầu, bầm mắt phải. Kết luận ban đầu: sang chấn đầu, sang chấn ngực.(30)

Trường hợp 10: Chết tại đồn công an.

Nạn nhân là ông Hoàng Văn Ngài (sinh năm 1974), cư trú tại thị xã Gia Nghĩa (tỉnh Daknong). Theo gia đình nạn nhân, ông Hoàng Văn Ngài và em ông là ông Hoàng Văn Tá bị công an thị xã Gia Nghĩa bắt với lý do là phá rừng, cùng bị bắt còn có hai người vợ của hai ông và ông Sùng A Tú. Việc bắt giam không theo đúng luật định, không lệnh bắt, không lệnh tạm giữ hay tạm giam.

Đến ngày 16/3/2013, công an thả hai người vợ. Ngày 17/3/2013, công an đưa ông Ngài, ông Tú ra ngoài phòng giam để dọn vệ sinh, lau nhà, rửa xe (cho công an). Ba giờ chiều ngày 17/3, ông Tá nghe thấy tiếng ồn ào, va đập vào tường tại phòng ông Ngài, ông xin công an đi vệ sinh, khi đi ngang phòng ông Ngài thấy ông Ngài đưa tay xin cầu cứu. Ông xin công an dừng lại để xem người anh cần gì thì công an không đồng ý và dẫn ông về phòng.

Cho đến sang ngày hôm sau, công an mới đưa ông Tá lên hội trường của trại giam và tại đây ông được người nhà cho biết là ông Ngài đã chết. Ông Tá nói:

“…Họ đưa xác anh Ngài vễ chỗ nhà tang lễ của bệnh viện Đa Khoa tỉnh Dak Nong. Họ mổ thi thể của anh Ngài không có sự chứng kiến của gia đình. Họ lấy một người cũng bị giam giữ trong phòng đứng ra chứng kiến việc mổ thi thể anh Ngài. Họ tự mổ thi thể mà không có sự đồng ý của người nhà. Kết quả khám nghiệm không có thương tích gì. Ông Ngài tự tử.” (31)

Trường hợp 11: Trả lại của rơi bị công an đánh.

Ông Nông Văn Thanh, người dân tộc Nùng, sống tại xã Tân Văn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng đã bị công an xã Phú Hội (huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) là Nguyễn Văn Tuyến, Nguyễn Thanh Hải còng tay áp giải về đồn công an xã Phú Hội khi ông Thanh mang giấy tờ trả cho ông Từ Phước Vinh. Tại đây ông Thanh bị đánh đá vào lưng, hông, chân, bụng.

Theo ông Thanh, ông đã xin một thanh niên cái ví bên trong có giấy tờ của ông Vinh khi người thanh niên này đòi ông tiền chuộc. Và ông cùng vợ mang đến nhà ông Vinh để trả. Còn ông Vinh thì cho biết, nhà ông bị mất trộm và khi nhìn thấy ông Thanh ông nghĩ là “đồng bọn” của bọn trộm.

Hiện nay ông đang điều trị tại Trung tâm Y tế Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng.(41)

Trường hợp 12: Công an đánh học sinh.

Theo công an phường 8 quận 11, Lâm Dụ Cường (16 tuổi), học sinh trường Nguyễn Thượng Hiền điều khiển xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm. Công an ra hiệu lệnh nhưng Cường không dừng lại.

Đại úy Phan Thanh Trung chạy xe máy đuổi theo yêu cầu Cường dừng xe lại. Cường vẫn cho xe chạy. Đại úy Trung đã đánh Cường hai lần vào phía bên tai làm tai Cường chảy máu.(40)

Trường hợp 13: Thẩm vấn trẻ dưới vị thành niên không có người giám hộ.

Ngày 26/3/2013, công an thành phố Cà Mau (tỉnh Cà Mau) đã tiến hành tạm giữ em Hào Anh (16 tuổi) vì nghi em đã tham gia vụ trộm xảy ra tại địa phương. Gia đình em Hào Anh  đã làm đơn xin giám hộ cho em nhưng công an không chấp nhận.

Trước đó, tại công an phường 8 (thành phố Cà mau), mẹ của Hào Anh là bà Phạm Thị Thoa cho biết, Hào Anh nói bị đánh trong khi hỏi cung.(43)

Trường hợp 14: Công an bảo kê cho du kích xã đánh dân, cướp đất.

Gia đình anh Phạm Văn Chung ở thôn Buôn Triết, xã Dur Kmăl, huyện Krong Ana, tỉnh Dak Lak,  khai hoang một cánh rừng thuộc thôn Buôn Triết từ năm 1990 và đang canh tác đất đai. Ngày 12/3/2013,  gia đình anh Chung bị du kích xã, công an, kết hợp với người láng giềng gọi là “anh Tư” ở xã bên hành hung nghiêm trọng.

Anh Chung kể với RFA:

“Họ làm ăn với xã, tự nhiên họ vào không thông qua mình, tự nhiên lấn át cho xe ủi đất của gia đình. Mình ra can ngăn hỏi tại sao tự nhiên ủi hết ao hồ của tôi như thế này thì lấy đâu ra nước bơm, thì họ kêu du kích xã vào can thiệp rồi họ đánh đập Ba em.

Phạm Văn Chung: Đánh đập Ba của em và hất ông xuống hố nước và anh rể thấy ông già chết ngất thì bế ông  lên thì họ  lao vào đánh tiếp ông anh rể và thằng em trai luôn ạ. Tất cả công an xã cứ đứng nguyên như vậy để cho họ đánh mà không nói năng gì ạ. Thằng em bị dùi cui điện giật, khi tỉnh dậy thì cõng ông già về nhà.”(44)

B. ĐÀN ÁP TÔN GIÁO, VI PHẠM QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG.

Trường hợp 1: Ngăn cản Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo làm lễ đản sinh Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ.

Tại nhà ông Cư sỹ Nguyễn Văn Điền, huyện Lai Vung (tỉnh Đồng Tháp), trước ngày lễ đản sinh Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ, Người sáng lập Phật giáo Hòa Hảo (PGHH), công an đã bao vây tất cả các nẻo đường vào nhà ông Nguyễn Văn Điền, không cho bất kỳ ai đến tham dự buổi lễ. Nhà ông Cư sỹ Nguyễn Văn Thơ cũng tại huyện Lai Vung cũng rơi vào tình trạng tương tự.

Ngoài ra, công an còn cho người đi đến nhà các tín đồ PGHH xung quanh nhà ông Điền, ông Thơ để nói xấu hai ông là tội phạm (hai ông là tù nhân lương tâm vừa mới ra tù) và khuyên mọi người không nên đến nhà hai ông tham dự buổi lễ. Vào tối ngày ngày 4/1/2013, đêm trước của ngày diễn ra buổi lễ chính thức, công an cho côn đồ ném đá vào nhà ông Điền, tràn vào nhà đập phá đồ đạc, đánh một tín đồ là ông Hưởng bị thương. Ngày 5/1/2013, công an đem một dàn loa đến đặt ngay trước nhà ông Điền bật hết công suất để làm át tiếng đọc sấm giảng của các tín đồ PGHH.

Đây không phải là lần đầu tiên công an địa phương ngăn cản các Tín đồ PGHH tiến hành các nghi lễ tôn giáo.

Trường hợp 2: Tín hữu và Mục sư Tin Lành bị bắt giữ vì tham gia lễ Noel.

Trả lời phóng viên Dân Làm Báo, Mục sư A Ga (35 tuổi, người dân tộc Hà Lăng) cho biết:

“Chúng tôi là nhóm tín hữu Tin Lành thuộc Hội Thánh Đấng Christ. Chúng tôi đang sống tại xã Rờ Kơi, thuôc huyện Sa Thầy, tỉnh Kontum. Cả tháng nay chúng tôi không ăn ngủ gì được với công an huyện Sa Thầy. Hôm Giáng Sinh 2012 vừa qua chính tôi đi xin phép tổ chức giáng sinh ở huyện thì huyện hướng dẫn làm theo biểu mẫu của chỉ thị 01 do thủ tướng chính phủ ký năm 2005. Tôi về làm theo và nộp cho họ ngày 18.12.2012. Họ đồng ý cho tổ chức giáng sinh.

Ngày 20.12 là ngày chúng tôi dư kiến tổ chức cho 500 tín hữu người săc tộc. Buổi sáng ngày 20.12 thì có công an huyện, Ban Tôn Giáo huyện Sa Thầy đến chúc mừng Giáng sinh có chụp hình quay truyền hình. Nhưng buổi chiều ngày 20.12 lúc 14 giờ 30 thì họ gọi điện bảo là bây giờ thì họ không đồng ý cho tổ chức lễ nữa. Toàn bộ chương trình lên hết rồi. Từ 12 giờ trưa thì tín hữu khắp nơi kéo về. 16 giờ thì bộ đội biên phòng, cảnh sát giao thông, công an huyện Sa Thầy chặn hết các ngã đường về xã Rờ Kơi là nơi dự kiến tổ chức lễ. Dù vậy chúng tôi vẫn làm lễ”.

Các ngày 9, 10 và 11 tháng 1 năm 2013, nhiều tín hữu và mục sư Tin Lành trên Tây Nguyên bị công an từ xã đến huyện bắt đi làm việc vì đã tham gia tổ chức lễ Giáng Sinh ngày 24/12/2012.

Tại huyện Madrak tỉnh Daklak, hai anh em của mục sư Y Noen (45 tuổi) và thầy truyền đạo Y Jon đều là người Jarai bị bắt lên huyện làm việc với PA 88 tỉnh Daklak các ngày 8 và 9 tháng 1 năm 2013. Công an kết tội họ cùng tín hữu theo nhóm Tin Lành liên minh các dân tộc là “vi phạm pháp luật”. Công an yêu cầu các mục sư này phải từ bỏ tôn giáo của mình và không đi khỏi nơi cư trú là làng Pon, xã Ya Pe, huyện Madrak, tỉnh Daklak. Một số mục sư phải ẩn trú các nơi khác để tránh việc bắt bớ.

Trong khi đó tại Răk, xã Yaxia, thuộc huyện Sa Thầy tỉnh Kontum, tình hình cũng căng thẳng từ hôm Giáng Sinh đến nay. Công an yêu cầu buôn làng làm lễ giáng sinh nhưng không được treo cây thánh giá lên, cũng như không được dùng tiếng mẹ đẻ của họ là tiếng BaNa để treo trên nhà thờ điểm nhóm mà bắt buộc phải dùng tiếng Việt phổ thông. Nhiều người phản đối là họ không hiểu tiếng Kinh bằng tiếng Bana của họ, thế là công an gởi giấy mời lên huyện Sa Thầy để “làm việc”.(9)

Các Tín hữu Tin Lành, Công giáo tại các vùng cao nguyên Trung phần, Bắc bộ luôn bị sự ngăn cản của chính quyền địa phương trong việc duy trì các nghi thức tôn giáo. Đa phần người dân các vùng này là các dân tộc bản địa, tuy nhiên hiện nay người Kinh với dân số vượt trội đến định cư và nắm giữ các lợi thế về kinh tế, trình độ giáo dục, tham gia bộ máy chính quyền địa phương…các dân tộc bản địa ngày càng bị yếu thế, họ bị phân biệt đối xử về chủng tộc, tôn giáo, đất đai cũa họ ngày càng bị thu hẹp. Rất nhiều người thuộc các dân tộc bản địa bị bắt, xét xử một cách không công bằng với những bản án rất nặng nề, bị giam giữ cách xa gia đình hàng trăm km. Sự quan tâm của các tổ chức nhân quyền về các dân tộc bản địa rất giới hạn.

Trường hợp 3: Kết án Cư sỹ Phật giáo Hòa Hảo vì thành lập đạo tràng.

Ngày 23/1/2013, tòa án huyện An Phú (tỉnh An Giang) đã kết án ông Bùi Văn Trung, một Tín đồ PGHH, 4 năm tù giam với tội danh “chống người thi hành công vụ”. Tại phiên tòa, ông Trung và luật sư đã không chấp nhận tội danh. Con ông Trung là Bùi Văn Thâm cũng bị kết án 2 năm 6 tháng tù  trong một phiên tòa được mở trước vài tháng.

Ông Trung đã thành lập một đạo tràng tại ấp Phước Hòa, xã Phước Long, huyện An Phú, tỉnh An Giang. Chính quyền đã yêu cầu ông Trung phải đóng cửa, ngăn chặn Tín đồ tham dự các khóa niệm Phật đường. Nhiều lần công an và “quần chúng tự phát” đã tấn công vào đạo tràng ông Trung, đánh Tín đồ bị thương…

Tại phiên tòa xét xử ông Trung, gia đình ông Trung chỉ có duy nhất một người con được vào bên trong tham dự. (10)

Trường hợp 4: Gán ghép người tu tội danh âm mưu lật đổ chính quyền.

Ngày 28/1/2013, Tòa án tỉnh Phú Yên đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử một đạo giáo có tên là Hội đồng Công luật công án Bia Sơn do ông Phan Văn Thu (Trần Công) sáng lập. Theo cáo trạng của Viện kiểm sát tỉnh Phú Yên các thành viên của Hội đồng Công luật công án Bia Sơn có âm mưu lật đổ chính quyền.

Theo gia đình của các bị can, Hội đồng Công luật công án Bia Sơn là một tôn giáo tu tập theo Sấm Trạng Trình, cương lĩnh của tôn giáo này đề cao tôn trọng nhân quyền, không chủ trương hành vi bạo lực.

Trong quá trình phiên tòa diễn ra, vai trò luật sư chỉ định rất mờ nhạt. Những người bị kết tội không được trình bày giải tội. Theo người tham dự phiên tòa, những bị can rất hiền lành đúng là những người tu hành. Họ một mực khẳng định là không tham gia chính trị.

Phiên tòa đã tuyên án 22 thành viên Hội đồng Công luật công án Bia Sơn, ông Phan Văn Thu tù chung thân, còn các người khác từ 13 – 20 năm tù giam và 5 năm quản chế.

Những thành kiến của nhà cầm quyền CSVN đối với các tôn giáo rất nặng nề, nhà cầm quyền luôn lo lắng các tôn giáo thu hút một lượng lớn tín đồ vượt qua sự kiểm soát. Do đó, với chủ trương “diệt từ trứng nước”, “thà giết lầm còn hơn tha lầm” nhà cầm quyền sẵn sàng bắt bớ người tu tập,  giải tán các tôn giáo thậm chí còn gán cho họ tội danh hoạt động chính trị để xét xử rất nặng.(11)

Trường hợp 5: Thánh thất Cao Đài bị bao vây.

Thánh thất Cao Đài An Ninh Tây tại Long An thuộc các Tín đồ Cao Đài Chơn Truyền, không thuộc Hội đồng Chưởng quản tại Thánh thất Tây Ninh (Ban trị sự quốc doanh). Đây là nguyên nhân Thánh thất An Ninh Tây luôn bị chính quyền địa phương gây khó khăn trong hoạt động tôn giáo. Ông Lê Minh Châu, chánh trị sự Thánh thất An Ninh Tây cho biết:

“Ngày hôm qua (tức ngày 16/3/2013) lực lượng công an chụp hình trước cửa thánh thất, tôi đi qua thì công an có mời tôi và có hỏi tôi là, ngày mai ban đại diện tỉnh Long An và Hội Thánh xuống thánh thất thì trong đó có chuẩn bị gì không. Tôi trả lời chúng tôi chỉ biết tu hành cúng kiến một ngày bốn thời, còn lực lượng của Hội Đồng Chưởng Quản hay ban đại diện gì tới là chúng tôi không biết. Nhưng mà điều cái phương hướng thì bữa nay là Hội Đồng Chưởng Quản của Tòa Thánh Tây Ninh tới để mà đọc lịnh trục xuất chúng tôi ra và đưa người của họ vào.

Từ hồi sáng tới giờ thì không thấy người của Hội Đồng Chưởng Quản tới đây mà toàn thấy công an. Họ mặc thường phục nhưng mà những người này toàn là mời tôi làm việc từ hồi mà Hội Đồng Chưởng Quản tới đây để xua đuổi chúng tôi ra, thì những người công an này đã mời tôi làm việc rồi, thành ra tôi nhìn mặt tôi biết. Hôm nay, từ sáng tới giờ là đồng đạo các nơi về ủng hộ thánh thất An Ninh Tây. Ở ngoài thì công an huyện, tỉnh, xã bao vây, đồng đạo về ủng hộ là quay phim chụp hình.”

Hội đồng Chưởng quản đã 11 lần ra lệnh các tín đồ và thành viên trị sự Thánh thất An Ninh Tây phải giao lại quyền điều hành Thánh thất An Ninh Tây cho nhân sự của Hội đồng chưởng quản, nhưng trước sự phản kháng quyết liệt của Tín đồ Cao Đài Chơn Truyển, Hội đồng Chưởng quản không thể tiếp thu được Thánh thất An Ninh Tây mặc dù công an và chính quyền địa phương ra sức hỗ trợ. (12)

Trường hợp 6: Một Phật tử của Giáo hội Việt Nam thống nhất bị kết tội “tuyên truyền chống nhà nước” và “âm mưu lật đổ chính quyền”.

Ông Lê Công Cầu, Vụ trưởng Vụ Gia đình Phật tử thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất đã bị công an tỉnh Thừa Thiên Huế mời làm việc 3 ngày và bị kết tội “tuyên truyền chống nhà nước”, âm mưu lật đổ chính quyền.

Ông Cầu cho biết, công an đưa ra các bài viết của ông có nội dung lên án Trung quốc gây hấn biển Đông, kêu gọi tẩy chay hàng hóa Trung quốc, lên án thái độ hèn yếu của nhà cầm quyền CSVN trước thái độ xâm lược của Trung quốc… Công an buộc tội ông Cầu đã nói xấu đảng CS và nhà nước Việt Nam. Ông Cầu đã phản bác và ông cho rằng chỉ nói lên những gì sự thật từ lương tâm của mình. Công an hỏi ông Cầu có xin khoan hồng hay giảm nhẹ không? Ông Cầu trả lời, ông không thấy mình có tội nên không xin khoan hồng, ông chấp nhận mọi việc.

Với việc kết tội ông Lê Công Cầu vào điều 87, 88 của bộ luật Hình sự, ông Cầu có thể chịu mức án tù đến 20 năm và 5 năm quản chế.(27)

C/ KẾT ÁN CÁC NHÀ HOẠT ĐỘNG, BLOGGER, NHÀ BẤT ĐỒNG CHÍNH KIẾN VI PHẠM QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN, TỰ DO BÁO CHÍ VÀ QUYỀN LẬP HỘI.

Trường hợp 1: Kết án người quay phim chụp ảnh các dân oan.

Trong phiên tòa sơ thẩm sáng ngày 8/1/2013, tòa án thành phố HCM đã kết án cô Lô Thanh Thảo (36 tuổi, cư ngụ tại huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai) ba năm sáu tháng tù giam và hai năm quản chế. Phiên tòa không có luật sư.

Cô Lô Thanh Thảo bị bắt vào ngày 26/3/2012 trong khi đang quay phim chụp ảnh truyền lên diễn đàn trực tuyến Paltalk hình ảnh các Dân oan đang biểu tình tại Sài Gòn.(13)

Trường hợp 2: Kết án 14 nhà hoạt động xã hội trong một phiên tòa bất công.

Lúc 16 giờ ngày 9/1/2013, phiên tòa sơ thẩm (thành phố Vinh, Nghệ An) xét xử 14 nhà hoạt động  xã hội đã kết thúc. Có 3 nhà hoạt động bị kết án 13 năm tù giam, 5 năm quản chế  là anh Hồ Đức Hòa, anh Đặng Xuân Diệu và anh Lê Văn Sơn. Các nhà hoạt động xã hội khác bị kết án như sau:

–         Cô Đặng Minh Mẫn: 8 năm tù giam, 5 năm quản chế.

–         Anh Nguyễn Văn Duyệt: 4 năm tù giam, 4 năm quản chế.

–         Anh Nguyễn Văn Oai: 4 năm tù giam, 4 năm quản chế.

–         Anh Nguyễn Đình Cương: 4 năm tù giam, 4 năm quản chế.

–         Anh Trần Minh Nhật: 4 năm tù giam, 4 năm quản chế.

–         Anh Thái Văn Dung: 4 năm tù giam, 4 năm quản chế.

–         Anh Nông Hùng Anh: 3 năm tù giam, 4 năm quản chế.

–         Anh Nguyễn Xuân Anh: 3 năm tù giam, 3 năm quản chế.

–         Anh Hồ Văn Oanh: 3 năm tù giam, 4 năm quản chế.

–         Cô Đặng Ngọc Minh: 3 năm tù giam, 4 năm quản chế.

–         Anh Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc: 2 năm án treo.

Theo gia đình và các thông tin trên mạng internet, các bị can trong vụ án là những nhà hoạt động xã hội trong các tổ chức từ thiện, blogger, doanh nhân…họ bị bắt giữ một cách trái phép tương tự như là bị bắt cóc từ năm 2011 – 2012, bị giam giữ khắc nghiệt, không được gặp gia đình người thân cũng như luật sư trong suốt quá trình bị tạm giam. Họ bị nhà cầm quyền CSVN kết án “hoạt động lật đổ chính quyền” vì trong số họ đã tham gia các khóa học đấu tranh bất bạo động, viết các bài báo nêu lên quan điểm chính trị, chống Trung quốc gây hấn biển Đông…đăng trên mạng internet.

Đã có rất nhiều người đến tham dự phiên tòa, nhưng hầu như tất cả đều không vào được bên trong, họ bị chặn lại bởi công an dày đặc bên trong và bên ngoài phiên tòa. Một số người còn bị công an, dân phòng đánh, hành hung phải nhập viện. Các giáo dân bên ngoài tòa án cũng bị gây rối bằng các loa phát cực lớn nhằm át tiếng cầu nguyện. Công an bắt đi một số người trong đó có các nhà báo tự do từ các nơi về tham dự phiên tòa và lấy thông tin.

Bên trong phiên tòa, các bị can và luật sư không có cơ hội để tranh luận giải tội với tòa án và viện kiểm sát, chỉ có những lời buộc tội, những câu hỏi áp đặt trả lời “không” hoặc “có”. Gia đình các bị can cho biết sẽ kháng án và đưa vụ việc ra công luận quốc tế.(14)

Trường hợp 3: Kết án chủ trang trại thủy sản.

Ông Võ Viết Dziễn, một chủ trang trại thủy sản tại Trà Vinh, ông bị công an biên phòng bắt ngày 3/4/2012 tại Tây Ninh khi ông nhập cảnh vào Việt Nam. Theo cáo trạng của Viện kiểm sát tỉnh Tây Ninh, ông Dziễn là thành viên của Tổ chức Phục Hưng Việt Nam có trụ sở tại Hoa Kỳ. Ngoài ra, cáo trạng còn buộc tội ông Dziễn nhận nhiệm vụ rãi truyền đơn, , phá song đài phát thanh, đốt các khu phố người Trung quốc…

Ông Trần Quốc Bảo, chủ tịch Tổ chức Phục Hưng Việt Nam trả lời phỏng vấn Đài Đáp Lời Sông Núi, phản bác cáo trạng của Viện kiểm sát tỉnh Tây Ninh. Ông Bảo khẳng định, Tổ chức Phục Hưng Việt Nam chủ trương đấu tranh bất bạo động, tôn trọng đề cao sinh mạng và tài sản của nhân dân.

Phiên tòa sơ thẩm ngày 15/1/2013, chỉ diễn ra trong vòng buổi sang, ông Dziễn bị kết án 3 năm tù giam, 3 năm quản chế với tội danh “hoạt động lật đổ chính quyền”.(15)

D/ ĐÀN ÁP, BẮT GIAM DÂN OAN.

Trường hợp 1:

Ngày 25/1/2013, Tòa án quận 2 (TP HCM) đã kết án cô Trần Thị Ngọc Muội 6 tháng tù giam với hai tội danh “chống người thi hành công vụ” và “gây rối trật tự”. Cô Muội là một Dân oan, bị bắt vào ngày 6/9/2012 khi cô ném 4 chai xăng vào lực lượng cưỡng chế đất đang đánh đập mẹ cô.

Phiên tòa không cho người dân vào tham dự, có hàng trăm cán bộ địa phương, công an…được vào bên trong phiên tòa. Cô Muội và luật sư không có cơ hội được tranh luận.(16)

Trường hợp 2:

Khi cưỡng chế đất đai của 31 hộ dân vào ngày 21/2/2013 tại xã Văn Võ, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Lực lượng cưỡng chế bao gồm chủ tịch và phó chủ tịch xã Văn Võ, khoảng trên 20 công an – dân quân xã và huyện Chương Mỹ (Hà Nội) đã bắt giữ 6 người phụ nữ: Đỗ Thị Yến, Nguyễn Thị Lẫng, Nguyễn Thị Vân, Phan Thị Huấn và hai người trùng tên là Nguyễn Thị Thanh. 6 người phụ nữ bị bắt phản đối việc cưỡng chế  một cách ôn hòa, không bạo động, họ chỉ đứng trên mãnh đất của họ. Nhưng lực lượng cưỡng chế đã đánh đập và bắt giữ họ.

Đến ngày 27/2/2013, các gia đình có người thân bị bắt nhận được lệnh bắt với tội danh “chống người thi hành công vụ”. Họ có thể bị ngồi tù 1 – 2 năm, từ khi bị bắt đến nay, thân nhân không được phép gặp mặt.

Tình trạng cưỡng chế đất đai đã trở thành một công cụ phổ biến khi chính quyền địa phương muốn tước đoạt đất đai, nhà cửa của người dân và đền bù với một cái giá rẻ mạt. Đa số các trường hợp khiếu nại của người dân đều không được giải quyết thỏa đáng ở cấp trung ương hay địa phương, người dân trở thành “Dân oan” theo đuổi khiếu nại hàng chục năm, không nhà không cửa, còn bị đánh đập, bắt giam, kết án tù…(17)

Trường hợp 3: Đàn áp Dân oan biểu tình.

Ngày 8/3/2013, Dân oan từ các tỉnh Tiền Giang, Đồng Nai, Bến Tre đã kéo về Sài Gòn để khiếu nại đất đai, họ dự tính tập trung tại 210 Võ Thị Sáu (Văn phòng Trung ương đảng CSVN phía Nam). Tuy nhiên, tất cả con đường vào đây đều bị chặn bằng các loại xe buýt.

Đoàn người chuyển sang biểu tình tại khu trung tâm gần nhà thờ Đức Bà. Công an đã dồn những người tham gia biểu tình lên các xe buýt một cách thô bạo và chở họ về nhà.(25)

Liên quan đến sự kiện này, công an TP HCM cũng giám sát nhà bác sỹ Nguyễn Đan Quế – một Nhà bất đồng chính kiến tại Sài Gòn. Trong thời gian qua, một số Dân oan và các Nhà hoạt động đã đến thăm bác sỹ, e ngại bác sỹ Quế sẽ tham gia vào cuộc biểu tình của Dân oan ngày 8/3, công an đã tăng cường lực lượng, bao vây, cô lập nhà bác sỹ Quế.(25)

Bác sỹ Nguyễn Đan Quế  là một cựu tù nhân lương tâm, ông bị quản thúc tại nhà từ năm 2005 sau khi đã ở trong các nhà tù khoảng 20 năm vì đấu tranh cho Dân chủ – Nhân quyền tại Việt Nam.

Trường hợp 4: Công an, côn đồ đánh đập dân oan.

Vào ngày 22/3/2013, nông dân Dương Nội (Hà Nội) lại một lần nữa bị công an phối hợp với côn đồ kéo nhau đến khu đất đang tranh chấp, rào chắn lại ngay trên những ô ruộng đang trồng lúa. Nông dân kéo ra phản  đối thì bị côn đồ xách dao và các thứ vũ khí khác để hăm dọa, buộc mọi người phải rời khỏi nơi họ được lệnh bao vây.

Anh Nguyễn Đình Hà (tổ Kiên Quyết, phường Dương Nội, Quận Hà Đông, Hà Nội) đã bị công an lên xe giải về phường Dương Nội, anh Hà bị đánh đập anh mang thương tích nặng nề. Anh Hà kể lại câu chuyện cho đài RFA:

“Tên họ con là Nguyễn Đình Hà, tình hình hôm con bị bắt như thế này: Khi bị bắt người ta đưa ra xe ô tô. Từ chỗ đấy ra ô tô cũng khoảng một hai trăm mét, trên quãng đường này công an và dân phòng người ta đánh rất là nhiều mà mình không biết được là ai. Người ta đá đấm sưng cả mặt lên. Khi lên ô tô người ta ngồi đè lên người, đè lên tay xong rồi người ta đánh tiếp ở trên ô tô. Tức là trên quãng đường trên ô tô chạy về trụ sở công an phường thì người ta đè người ta đánh rồi, chảy cả máu mồm máu mũi ở trên xe.”

Về đến đồn công an phường Dương Nội, anh Hà bị tra tấn trong suốt quá trình thẩm vấn để buộc anh phải nhận tội  “chống người thi hành công vụ”. Người tham gia việc tra tấn còn có ông chủ tịch phường Dương Nội. Anh bị bỏ đói suốt thời gian bị giam tại đồn công an phường Dương Nội gần 24 tiếng.

Sau khi bị áp giải lên đồn công an quận Hà Đông, tiếp tục anh Hà bị thẩm vấn và bị giam tại đây them một ngày, anh Hà mới được thả về trên người mang đầy thương tích.(45)

E/ BẮT GIAM CÁC NHÀ HOẠT ĐỘNG, VI PHẠM QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN.

Trường hợp 1: Bị bắt vì lên tiếng ủng hộ những người bị bắt.

Theo con trai ông Ngô Hào, anh Ngô Minh Tâm cho Đài RFA biết:

“Cháu là Ngô Minh Tâm, con của ông Ngô Hào. Ngày 8 tháng Hai 2013 tức nhằm 28 Tết, khoảng 8 giờ sáng ba con là Ngô Hào được công an tỉnh Phú Yên mời xuống làm việc như bình thường. Sau đó công an mời con lên nhận giấy tờ bàn giao vật dụng của ba trước khi đưa ông vào trại.

Khi con lên cơ quan công an thì lúc đó có ông Hồng, là trưởng cơ quan an ninh điều tra, đọc lệnh bắt người . Con ký biên bản và nhận xe về, sau đó con chở mẹ và em trai lên để xin gặp ba nhưng cơ quan điều tra không cho gặp. Lúc đó cháu có yêu cầu phải có giấy bắt người va lệnh bắt ra sao nhưng hiện tại vẫn không có”.

Cũng theo anh Ngô Minh Tâm, ông Ngô Hào có trao đổi quan điểm về các vụ án chính trị với các nhà hoạt động nhân quyền tại hải ngoại bằng phương tiện internet. Gia đình ông sống tại Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên) và ông cũng đã ngoài 70 tuổi, ông bị bắt và bị kết tội “hoạt động lật đổ chính quyền” trong khi đang mang trọng bệnh.(18)

Trường hợp 2: Bắt người bất đồng chính kiến vào trại tâm thần.

Vào tháng 12/2011, ông Nguyễn Trung Lĩnh bị công an bắt và từ đó cho đến ngày ông được thả tháng 12/2012 không một tin tức nào liên quan đến ông được biết. Theo lời ông Lĩnh kể lại với Đài RFA, ông đã bị giam ở các trại tù nhưng hầu hết thời gian bị giam ở Trại Giám định tâm thần trung ương. Ông bị ghép vào tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” điều 88 của bộ luật Hình sự khi ông viết bài về những vấn đề chính trị xã hội và đăng trên các trang mạng internet hoặc gởi đến các cơ quan nhà nước Việt Nam, ông Lĩnh đã từng du học ở Cộng hòa Czech (Tiệp Khắc trước đây) và sinh sống 6 năm tại Cộng Hòa LB Đức.

Ủy ban bảo vệ quyền làm người Việt Nam (VCHR) và Liên đoàn Quốc tế về Nhân quyền (FIDH) đã đề cập đến trường hợp của ông Lĩnh trong bản báo cáo về nhân quyền: Blogger và Cư dân mạng bị cầm tù vào 13/2/2013 tại Paris (Pháp quốc).

Cũng theo lời ông Lĩnh, các bác sỹ và y tá Trại tâm thần xác nhận ông không có biểu hiện gì về bệnh tâm thần, còn quản giáo Trại tâm thần nói với ông “giam anh là để thử thách”.

Trường hợp của ông Lĩnh cho thấy việc bắt người, giam người của cơ quan công an Việt Nam là hết sức tùy tiện và xem thường pháp luật. Họ có thể bắt không cần lệnh bắt, giam bất kỳ nơi nào họ muốn và trên hết là xem thường nhân phẩm con người. Người ta có thể chấp nhận tù tội nhưng khi bị xem là bệnh nhân tâm thần thì đó là một sự xúc phạm, đó cũng chính là tâm sự ông Lĩnh.(19)

F/ CÔNG AN HÀNH HUNG NHÀ BẤT ĐỒNG CHÍNH KIẾN.

Chiều ngày 2/3/2013,  sau khi dự tiệc sinh nhật của blooger Nguyễn Hoàng Vy,  ra về anh Lê Hoàng Tân bị hai công an chìm tấn công, họ đánh và đập máy ảnh của anh, cướp lấy ví trong đó có tiền, giấy tờ cá nhân, thẻ tín dụng…Hai công an chìm này đã được các blooger nhận dạng vì đã tham gia các vụ tấn công trước đây.

Anh Lê Hoàng Tân là một kỹ sư đang sống tại Sài Gòn, anh tham gia vào các cuộc biểu tình chống Trung quốc, ký tên vào Lời tuyên bố của các Công dân tự do (20).

G/ ĐE DỌA, KHỦNG BỐ TINH THẦN GIA ĐÌNH TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM.

Vào lúc 13 giờ 30 ngày 7/3/2013, công an tỉnh Long An đến khám xét tại Văn phòng công ty của anh Đinh Nhật Uy, anh trai của Đinh Nguyên Kha. Đinh Nguyên Kha, một sinh viên đang học tại Sài Gòn đã bị bắt và bị kết tội “tuyên truyền chống nhà nước”.

Anh Đinh Nhật Uy đã vận động kêu gọi trả tự do cho em trai mình, trả lời các phỏng vấn các đài phát thanh hải ngoại…anh còn ký tên vào Lời tuyên bố các công dân tự do, đây cũng có thể là lý do để công an có vụ khám xét. Ngoài ra, anh Kha còn bị công an tỉnh Long An mời đi “làm việc”.

Khủng bố đe dọa gia đình các tù nhân lương tâm là một trong những cách thức mà công an Việt Nam thường sử dụng nhằm gây sự lo lắng, e ngại cho gia đình, cũng như ngăn cản gia đình đưa thông tin lên truyền thông. Cũng theo lời anh Kha, công an còn đe dọa gia đình là sẽ khởi tố Kha theo tội danh “khủng bố”, một tội danh có thể lãnh án tử hình.(21)

H/ GÂY KHÓ KHĂN TRONG ĐÁM TANG CỦA MỘT NHÀ BẤT ĐỒNG CHÍNH KIẾN.

Nhà văn Hoàng Tiến, một nhà bất đồng chính kiến tại Việt Nam đã qua đời tại Hà Nội. Tham dự đám tang ông Hoàng Tiến, ông Nguyễn Khắc Toàn cho đài RFA biết như sau:

“Vòng hoa có nội dung và băng tang được gắn trên đó là những người “Câu lạc bộ những người yêu dân chủ tự do Hà Nội” – “Kính viếng hương hồn nhà văn Hoàng Tiến” thì cũng đã bị an ninh tịch thu và giật mất.

 

Một bức trướng khác của nhóm cựu đảng viên Đảng CSVN là ông Nguyễn Quang Khuê mà tôi xin đọc như sau: “Danh lợi xem khinh, trải tấm lòng son cùng chính khí – Nghĩa tình coi trọng tấm tám dân thấm với nhân văn”. Tấm trướng này cũng đã bị ngăn cản không cho vào.

Vòng hoa của nhóm thân hữu từ Đà Lạt gửi ra viếng nhà văn Hoàng Tiến gồm có nhà thơ Bùi Minh Quốc, tiến sĩ Hà Sĩ Phu, và ông Mai Thái Lĩnh thì cũng bị ngăn cản.

Một vòng hoa chúng tôi dự định lấy dòng chữ “Phong trào đấu tranh dân chủ Việt Nam kính viếng GS nhà văn Hoàng Tiến”, một vòng hoa khác lấy tên là “Tập San Tự Do Dân Chủ kính viếng nhà văn Hoàng Tiến”, một vòng hoa nữa do tôi mua để hỗ trợ đồng bào dân oan viết là “Đồng bào dân oan Việt Nam và các tỉnh Việt Nam kính viếng nhà văn Hoàng Tiến”, thì tất cả những nội dung này đều bị công an không cho phép”.

“Trong khi nhà văn Hoàng Quốc Hải đọc bài điếu văn khá dài, khoảng 4 trang, thì đến đoạn biểu dương tấm gương đấu tranh vì dân chủ của nhà văn Hoàng Tiến thì đã bị micro của phía an ninh khống chế đã vặn nhỏ xuống đến mức độ mà các nhân viên của chính nhà tang lễ đã phải vào sửa chữa và vặn to lên…”.

Dân tộc Việt Nam có ngạn ngữ “nghĩa tử là nghĩa tận” tuy nhiên đối với nhà cầm quyền CSVN, họ không xem trọng truyền thống tốt đẹp đó, sự hận thù dai dẵng đối với những ai phản kháng sự độc tài toàn trị của chế độ, ngay cho đến khi chết vẫn còn bị giám sát, gia đình người chết còn bị hăm dọa…Trong đám tang bà Nguyễn Thị Liêng, mẫu thân của tù nhân lương tâm Tạ Phong Tần tại Bạc Liêu, cho thấy sự tận cùng sự hèn hạ của chính quyền địa phương khi ngăn cấm người bán hoa không được bán cho người đi viếng tang, cho người giả vờ phụ giúp tang lễ rồi chờ cơ hội cướp giật bang-rôn trên tay người đi viếng.(22)

K/ GIA ĐÌNH CA SỸ BỊ LÀM KHÓ.

Ca sỹ Anh Thư đến Hoa Kỳ năm 2011 và đoạt giải nhất Giải thưởng Giọng ca vàng của Trung tâm ASIA cùng năm đó. Mới đây năm 2013, cô tham gia vào chương trình ASIA 71 tại Hoa Kỳ, trong đó có một số bài hát mà nhà cầm quyền CSVN cho rằng chống đối chế độ.

Cha của cô Anh Thư đã bị công an TP HCM triệu tập nhiều lần để nghe họ “đấu tố” con gái của mình, khiến ông lo lắng và hoảng sợ. Công an còn hăm dọa sẽ ra mức phạt hành chánh và gia đình tại Việt Nam sẽ phải nộp phạt thay cho ca sỹ Anh Thư . Cách thức khủng bố  tinh thần của công an CSVN là độc nhất vô nhị trong thời đại văn minh ngày nay.

Ngoài ca sỹ Anh Thư, còn có một số ca sỹ khác cũng cấm được hát trên lãnh thổ Việt Nam vì tham gia chương trình ASIA 71 như ca sỹ Thanh Tuyền, Tuấn Vũ, nghệ sỹ Quang Minh, Hồng Đào…(23)

L/ BẮT TRẺ SƠ SINH THEO MẸ VÀO TÙ, VI PHẠM CÔNG ƯỚC VỀ QUYỀN TRẺ EM, LUẬT BẢO VỆ BÀ MẸ VÀ TRẺ EM VÀ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM.

Theo ông Nguyễn Văn Linh cho biết, ngày 12/10/2011 vợ ông là bà Quách Thị Nhâm bị tòa án quận Hà Đông (Hà Nội) kết án 15 tháng tù giam vì tội “môi giới mãi dâm”. Lúc đó bà Nhâm đang mang thai hai tháng, theo luật định bà Nhâm tạm hoãn thi hành án và được phép nuôi con nhỏ đến 3 tuổi (36 tháng). Tuy nhiên, ngày 7/2/2013 tức 27 Tết Quý Tỵ, bà Nhâm đã bị công an đến nhà bắt thi hành án cùng với khi cháu bé mới được 98 ngày tuổi.

Chánh án tòa án quận Hà Đông, bà Trần Thị Kim Xuân cho rằng, bà Nhâm không làm đơn tạm hoãn thi hành án và có dấu hiệu bỏ trốn nên phải phát lệnh truy nã. Nhưng theo ông Linh thì do trước đây hai vợ chồng thuê nhà kinh doanh tại quận Hà Đông, do việc kinh doanh ế ẩm, nên hai vợ chồng dọn về huyện Ứng Hòa để ở, khi di chuyển họ đã báo công an khu vực biết, sau đó họ dọn về ở quận Thanh Xuân (Hà Nội). Khi đi thăm vợ con tại Trại giam số 1 Hà Nội, ông nói là vợ ông không được sử dụng giấy viết làm sao có thể viết đơn, chẳng qua là ông đã không có “bao thơ” cho họ nên họ đã đối xử với vợ con ông tàn nhẫn như thế.

Cách thi hành công vụ của tòa án và công an quận Hà Đông đã xem thường pháp luật và trên hết là vô nhân tính khi bắt người mẹ và đứa bé sơ sinh vào nhà tù trước ngày Tết nguyên đán đang đến.

M/ BỊ CHO NGHỈ VIỆC VÌ VIẾT BÁO PHÊ PHÁN TỔNG BÍ THƯ ĐẢNG CSVN.

Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên làm việc cho báo Gia đình và Xã Hội (Hà Nội), đã có bài  đăng trên blog của mình, nội dung phê phán ông TBT đảng CSVN – Nguyễn Phú Trọng đã có lời nói xúc phạm đến các nhân sỹ trí thức tham gia đóng góp sửa đổi Hiến pháp 1992.

Sau khi bài viết được đăng tải, trong vòng 24 tiếng, báo Gia đình và Xã Hội đã buộc anh Kiên thôi việc.(24)

N/ PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ VỚI THƯƠNG PHẾ BINH VIỆT NAM CỘNG HÒA.

Theo lời ông Ngô Duy Thế, vừa qua chính quyền địa phương đã đến nhà buộc ông phải ra phường Phước Bình làm việc, nội dung là ông phải ký vào biên bản thuê mướn hay mua lại căn nhà ông đang ở 243 đường 9, Phước Bình, Quận 9, Sài Gòn.

Ông Ngô Duy Thế là một thương phế binh quân lực Việt Nam Cộng Hòa, ông được chính quyền Sài Gòn cấp căn nhà mà ông đang ở vào năm 1972. Ông cũng thường xuyên bị công an địa phương gây khó khăn, khám xét nhà và theo dõi thường xuyên.

Nhà cầm quyền CSVN luôn hô hào hòa hợp hòa giải dân tộc nhưng những gì mà họ đang làm thì cho thấy họ đang làm ngược lại. Chùa Liên Trì tại quận 2, Sài Gòn do Hòa thượng Thích Không Tánh trụ trì có những buổi ủy lạo giúp đỡ các thương phế binh quân lực Việt Nam Cộng Hòa, tuy nhiên nhà chùa cũng bị gây khó khăn, các thương phế binh bị cấm đến chùa nhận quà, tiền giúp đở gởi qua bưu điện thì bị chính quyền địa phương thu giữ…

O/ CÔ LẬP CỰU TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM.

Ông Nguyễn Văn Túc là cựu tù nhân lương tâm, ông bị bắt vào tháng 9/2008, bị kết án 4 năm tù với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước”, sau khi ra tù ông bị quản chế tại địa phương. Hiện nay ông Túc đang bệnh nặng,  nhiều người thân, bạn bè đến thăm đều bị công an xã Đông La, huyện Đông Hưng ngăn chặn không cho vào hoặc bắt giữ sau khi họ ra về.

Ngày 18/3/2013, ông Lê Anh Hùng và ông Ngô Duy Quyền đã đến thăm ông Nguyễn Văn Túc. Sau khi rời nhà ông Túc đón  xe trở về Hà Nội, hai ông đã bị công an chặn lại, trong khi đang nói chuyện qua điện thoại với người thân, công an đã giựt điện thoại trên tay ông Quyền.(29)

Hai ông bị ép lên xe hơi áp giải về đồn công an xã Đông La, tại đây công an tách hai ông và thẩm vấn, tuy nhiên hai ông đã từ chối các câu trả lời của công an. Sau 6 giờ bị bắt giữ hai ông lại bị ép rời khỏi đồn công an.

P/ CÔNG AN SÁCH NHIỄU LINH MỤC PHỔ BIẾN BẢN GÓP Ỳ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM.

Công an tỉnh Đồng Nai đã gọi điện thoại đến các nhà thờ để buộc các Linh mục phải ngưng phổ biến Bản đóng góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp 1992 của Hội đồng Giám mục Việt Nam. Tòa Giám mục địa phận Xuân Lộc đã có công văn gởi đến các giáo xứ đề nghị các nhà thờ phổ biến Bản đóng góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp 1992. Có ít nhất là một Linh mục thuộc giáo phận Xuân Lộc đã bị công an tỉnh Đồng Nai mời đi “làm việc”.

Trong tháng 2/2013, Hội đồng Giám mục Việt Nam đã có văn bản gởi đến Ban biên tập sửa đổi Hiến pháp 1992, nội dung bản góp ý là đề nghị bỏ điều 4 Hiến pháp 1992, cũng như bản dự thảo Hiến pháp được tu chính – hiến định vai trò lãnh đạo đảng CSVN. Sau đó Bản góp ý được phổ biến rộng rãi trong các Giáo xứ và được cộng đồng Công giáo đón nhận. Tuy nhiên, công an tỉnh Đồng Nai lại ngăn cản quyền tiếp cận thông tin của người dân bằng cách sách nhiễu các Linh mục.

P/ GIAM GIỮ KHẮC NGHIỆT CÁC TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM.

Trường hợp 1: Tù nhân Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu Cày).

Ông Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu Cày), năm 2009 ông Hải bị kết án 30 tháng tù với tội danh “trốn thuế”. Ngay đúng vào ngày mãn hạn tù “trốn thuế” tháng 10/2010,  ông Hải bị bắt tiếp với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước”. Sau gần hai năm tạm giam, ngày 24/9/2012 phiên tòa sơ thẩm đã tuyên án ông Hải 12 năm tù, phiên tòa phúc thẩm ngày 28/12/2012 tuyên y án.

Hiện nay ông Nguyễn Văn Hải đang bị biệt giam tại trại giam Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Ông bị chứng đau bao tử rất nặng.  Gia đình ông Hải cũng thường xuyên bị công an sách nhiễu và gây khó khan trong việc thăm nuôi ông Hải tại trại giam.(47)

Trường hợp 2: Tù nhân lương tâm, Mục sư Nguyễn Công Chính.

Ông Nguyễn Công Chính là một Mục sư Tin Lành tại Gia Lai, ông bị kết án 11 năm tù với tội danh “phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc” điều 87 của bộ luật Hình sự. Ông bị bắt ngày 28/4/2011,  phiên tòa sơ thẩm ngày 26/3/2012, phiên tòa phúc thẩm ngày 31/7/2012.  Hiện nay ông đang bị giam tại trại giam An Phước, tỉnh Bình Dương.

Theo bà Trần Thị Hồng, vợ Mục sư Nguyễn Công Chính cho biết:

“Hôm họ chuyển trại tại Gia Lai họ báo tôi đến thăm thì lúc đó thấy ông cũng ốm đi nhiều. Nhưng ngày 27 tháng 12 vừa rồi khi đến thăm ông, ông cho biết đang bệnh. Huyết áp tăng lên 170-180, khó thở, ăn uống ít. Da dẽ lúc trước đi thăm thấy đỡ hơn, còn lần này thăm thì da dẻ ‘giảm’ đi rất nhiều.”

“Tôi có hỏi họ giam ông thế nào, có được lao động hay không thì ông nói ông bị biệt giam không được tiếp xúc với ai. Ông cũng cho biết là ông biết được tại trại giam An Phước có chừng 15 anh em có cùng mức án tương tự như ông vậy. Trong đó có người bên ‘tôn giáo’ và bên ‘nhân quyền’ cũng có. Họ cho là tội chống phá nhà nước. Phần ông bị biệt giam, không tiếp xúc với ai trong phòng chừng 5 mét vuông.”

Mục sư Nguyễn Công Chính  có chứng cao huyết áp và bệnh viêm xoang mũi rất nặng.(46)

Trường hợp 3: Tù nhân lương tâm Mai Thị Dung.

Bà Mai Thị Dung, tín đồ Phật giáo Hòa Hảo tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Bà Dung bị bắt ngày 5/8/2005,  bị kết án tại hai phiên tòa riêng biệt với cùng một tội danh “gây rối trật tự công cộng”, án 11 năm tù.

Hiện nay, bà Mai Thị Dung đang bị giam giữ tại phân trại số 5, trại giam Xuân Lộc, bà bị bệnh viêm sỏi túi mật không được chữa trị nên biến chứng làm mất ngủ, suy nhược cơ thể, tê liệt hai chân.(48)

Trường hợp 4: Tù nhân lương tâm Trần Thị Thúy.

Bà Trần Thị Thúy là Dân oan tại Đồng Tháp, bà bị bắt vào tháng 10/2010, phiên tòa sơ thẩm ngày 30/5/2011 kết án bà Thúy 8 năm tù giam với tội danh “âm mưu lật đổ chính quyền”.

Hiện nay, bà Thúy bị giam tại phân trại số 5, trại giam Xuân Lộc, bà bị cưỡng bức lao động, phải bóc tách hạt điều, một công việc nguy hiểm vì nhựa hạt điều rất nóng có thể gây phỏng.(49)

Trường hợp 5: Tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Lía.

Ông Nguyễn Văn Lía (ngoài 70 tuổi), tín đồ Phật giáo Hòa Hảo tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Ông Lía bị bắt vào tháng 4/2011,  phiên tòa sơ thẩm ngày 13/12/2011 đã kết án ông Lía 5 năm tù, phiên tòa phúc thẩm 2/3/2012 giảm án còn 4 năm 6 tháng tù giam.

Hiện nay, ông Nguyễn Văn Lía đang bị giam tại phân trại số 3, trại giam Xuân Lộc cùng với tù thường phạm. Ông bị chứng cao huyết áp và các di chứng thương tật do bị công an hành hung, đánh đập nhiều lần khi còn bên ngoài. Gia đình ông thăm nuôi, gởi thuốc trị bệnh, thực phẩm…đều bị trại giám cắt xén.(50)

Trường hợp 6: Tù nhân lương tâm Hồ Thị Bích Khương.

Bà Hồ Thị Bích Khương, bị bắt vào tháng 1/2011 với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước”, phiên tòa phúc thẩm tuyên y án với 5 năm tù giam và 3 năm quản chế.

Hiện nay, bà Hồ Thị Bích Khương đang bị giam tại trại giam Ba Sao (tỉnh Thanh Hóa) trong tình trạng xương bã vai bị gãy nhưng không được điều trị. Bà Khương bị buộc làm trong đội dọn dẹp vệ sinh trại giam, có người giám sát thường xuyên. Bà cũng bị cấm tiếp xúc với những tù nhân khác. Ngoài ra bà còn bị chứng đau đầu nhưng không có thuốc điều trị nên bà bị mất ngủ.(51)

Trường hợp 7: Tù nhân lương tâm Nguyễn Hữu Cầu.

Ông Nguyễn Hữu Cầu (Rạch Giá, Kiên Giang) bị bắt vào năm 1982 với tội danh “phản động”, ông bị kết án tù tử hình tại phiên tòa sơ thẩm, phiên tòa phúc thẩm giảm xuống chung thân.

Ông Cầu bị giam tại trại giam Xuân Lộc từ năm 1984 cho đến nay. Ông thường xuyên bị chuyển trại giam, biệt giam vì phản kháng sự giam giữ khắc nghiệt của trại giam. Theo con gái của ông Nguyễn Hữu Cầu, hiện nay ông đang bị chứng máu không lên não, suy tim, hai mắt hầu như không còn nhìn thấy đường.(52)

Trường hợp 7: Tù nhân lương tâm Nguyễn Tuấn Nam.

Ông Nguyễn Tuấn Nam bị bắt năm 1996 tại Cam-pu-chia, ông bị đưa về Việt Nam xét xử. Tòa án tuyên 19 năm tù giam với tội danh “ trốn ra nước ngoài chống chính quyền nhân dân”.

Hiện nay, ông Nam bị giam tại phân trại số 2, trại giam Xuân Lộc. Ông bị tai biến vài lần, chân tay tê liệt. Ngoài ra ông còn bị chứng đau dây thần kinh tọa.

Trường hợp 8: Tù nhân lương tâm Nguyễn Phương Uyên.

Cô Nguyễn Phương Uyên, sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm (Sài Gòn), bị bắt ngày 14/10/2012 với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước”. Hiện nay cô Uyên đang bị tạm giam tại trại giam tỉnh Long An.

Cô Uyên bị cận thị bẩm sinh, nhưng trại giam đã không cho cô được sử dụng kính mắt gây khó khăn cho cô Uyên trong sinh hoạt và gây chứng nhức đầu. Luật sư của cô Uyên đã làm văn bản yêu cầu trại giam phải cấp kính mắt cho cô Uyên theo quy định của pháp luật.

Q/ BẮT NGƯỜI KẾT ÁN OAN SAI.

Trường hợp 1:

Chiều ngày 12/3/2013, Tòa án huyện Mỹ Tú (tỉnh Sóc Trăng) đã chính thức công khai xin lỗi anh Trương Hoàng Hiếu là cựu sinh viên đã bị bắt và kết án oan sai 900 ngày trong một vụ án “cố ý gây thương tích” xảy ra vào năm 2007 tại ấp Đắc Lực, xã Hồ Đắc Kiện, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng. Cảnh sát điều tra đã bắt anh Hiếu và Viện kiểm sát, Tòa án huyện Mỹ Tú đã kết án anh Hiếu 5 năm tù giam. Tòa án tỉnh Sóc Trăng đã tuyên bố hủy án sơ thẩm, giải oan cho anh Hiếu.

Buổi xin lỗi diễn ra trong vòng 5 phút, cha mẹ anh Hiếu muốn phát biểu nhưng Tòa án không đồng ý. Theo gia đình, hiện nay hai bên vẫn chưa đồng thuận trong việc bồi thường những thiệt hại về vật chất và tinh thần cho anh Hiếu.(8)

Trường hợp 2: Ở tù oan sai

Ông Đinh Quang Điền, giám đốc công ty TNHH Quang Điền (thành phố Ban Mê Thuộc, tỉnh Daklak)  bị bắt giam 240 ngày oan sai với tội danh “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.  Viện kiểm sát thành phố Ban Mê Thuộc đã tiến hành xin lỗi công khai ông Điền và cho biết sẽ tiến hành bồi thường cho ông Điền theo luật định. (42)

Tham khảo:

(1) http://danlambaovn.blogspot.com/2013/01/bac-giang-chong-thai-phu-to-csgt-ra-gay.html#.UOlvAIPAddo

(2) http://danlambaovn.blogspot.com/2013/01/to-cao-cong-anh-trong-thuong-mot-bi-can.html#more

(3) http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/first-victim-suicide-in-police-statiton-ka-01162013172353.html

(4) http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130217/pho-cong-an-xa-ban-nguoi-bi-cong-tay-tai-tru-so.aspx

(5) http://dantri.com.vn/xa-hoi/truong-pho-cong-an-xa-bi-to-danh-nguoi-tan-bao-699672.htm

(6) http://danlambaovn.blogspot.com/2013/03/xuat-hien-video-clip-ca-dan-phong-nguoc.html#.UUamsxxLMfR

(7) http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/113079/to-141-ha-noi-bi-to-danh-dan-nhap-vien.html

(8) http://danlambaovn.blogspot.com/2013/03/tu-oan-900-ngay-uoc-xin-loi-5-phut.html#.UUApTjBLNeM

(9) http://danlambaovn.blogspot.com/2013/01/tay-nguyen-tin-o-tin-lanh-lien-tiep-bi.html#more

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/church-of-christ-considered-fulro-org-01172013111533.html

(10)                 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/hoa-hao-bhud-trial-01232013061748.html

(11)                 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/opinion-abt-subversn-plot-trial-in-phuyen-02022013124538.html

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20130204-viet-nam-22-thanh-vien-doi-lap-bi-ket-an-tu-10-nam-tu-den-chung-than

(12)                 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/caodai-temple-in-longan-cordoned-ttruc-03172013103306.html

(13)                 http://danlambaovn.blogspot.com/2013/01/co-lo-thanh-thao-bi-ket-3-nam-6-thang-tu.html#.UOzYaG_Addo

(14)                 http://danlambaovn.blogspot.com/2013/01/phien-xu-14-nguoi-yeu-nuoc-buoc-sang.html#more

http://danlambaovn.blogspot.com/2013/01/cap-nhat-phien-xu-14-nguoi-yeu-nuoc-tai.html#more

(15)                 http://danlambaovn.blogspot.com/2013/01/vu-cuop-song-ai-phat-thanh-ong-vo-viet.html#.UPidtyfAddo

(16)                 http://danlambaovn.blogspot.com/2013/01/vu-nem-bom-xang-chong-cuop-at-tai-thu.html#.UQXJ27_Addo

(17)                 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/land-eviction-in-chuong-my-6-detained-hai-03022013170514.html

(18)                 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/phu-yen-activ-arret-02112013115745.html

(19)                 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/activist-treatedas-mentallyill-behindbars-02162013122907.html

(20)                 http://danlambaovn.blogspot.com/2013/02/loi-tuyen-bo-cua-cac-cong-dan-tu-do.html#.UUg0DhxLMfQ

(21)                 http://danlambaovn.blogspot.com/2013/03/ca-long-kham-xet-bat-giu-anh-inh-nhat.html#.UTmsHTBLNeM

(22)                 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/sec-forces-involved-with-dis-funeral-gmin-02022013112753.html

(23)                 http://danlambaovn.blogspot.com/2013/02/cong-tphcm-tra-thu-gia-inh-ca-si-anh.html#.URxatqXAddo

(24)                 http://danlambaovn.blogspot.com/2013/02/nha-bao-bi-thoi-viec-vi-ung-en-tong-bi.html

(25)                 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/peti-gath-at-saigon-03082013064213.html

http://danlambaovn.blogspot.com/2013/03/ca-xua-quan-bao-vay-co-lap-nha-rieng.html#.UTv4GjBLNeM

(26)                 http://danlambaovn.blogspot.com/2013/03/vinh-phuc-bieu-tinh-lon-vi-con-re-chu.html#.UUkYljBLMfQ

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/03/130318_dua_tang_nan_nhan_vinh_yen.shtml

http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/113781/vu-giet-nguoi-o-vinh-phuc–nhan-chung-xin-duoc–tam-giu-.html

(27)                 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/interview-lecongcau-yl-03192013163351.html

(28)                 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/polic-hamp-dissi-03182013062927.html

(29)                 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/polic-hamp-dissi-03182013062927.html

http://nguyentuongthuy2012.wordpress.com/2013/03/20/khi-quy-su-moi/

(30)                 http://phapluattp.vn/2013032203132634p1015c1074/cong-an-xa-bi-to-dung-sung-giai-quyet-vu-vi-pham-giao-thong.htm

(31)                 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/a-new-case-of-death-at-the-police-station-03232013143358.html

(32)                 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/typical-case-against-the-enforce-ml-03262013091930.html

(33)                 http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/Phap-luat/539921/bi-danh-vi–tra-lai-cua-roi.html

(34)                 http://www.chuacuuthe.com/2013/03/26/luat-su-yeu-cau-trai-giam-cung-cap-kinh-mat-cho-nguyen-phuong-uyen/

(35)                 http://ttxva.org/video-soc-cong-an-dap-hoc-sinh-chay-mau-tai-vi-khong-doi-non-bao-hiem/

(36)                 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/do-justice-follow-law-ha-03252013102829.html

(37)                 http://www.chuacuuthe.com/2013/03/27/daklak-cong-an-vi-pham-luat-cu-tru-doi-voi-mot-linh-muc/

(38)                 http://phapluattp.vn/20130326110548723p1015c1015/trieu-phu-hao-anh-bi-nghi-an-trom.htm

(39)                 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/injustice-victims-in-daklak-tq-03282013112308.html

(40)                    http://ttxva.org/video-soc-cong-an-dap-hoc-sinh-chay-mau-tai-vi-khong-doi-non-bao-hiem/

(41)                 http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/Phap-luat/539921/bi-danh-vi–tra-lai-cua-roi.html

(42)                    http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/do-justice-follow-law-ha-03252013102829.html

(43)                 http://phapluattp.vn/20130326110548723p1015c1015/trieu-phu-hao-anh-bi-nghi-an-trom.htm

(44)                    http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/injustice-victims-in-daklak-tq-03282013112308.html

(45)                    http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/typical-case-against-the-enforce-ml-03262013091930.html

(46)                 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/jail-rece-heal-wors-01102013062158.html

(47)                 http://www.chuacuuthe.com/2013/02/27/trai-giam-xuyen-moc-doi-voi-voi-gia-dinh-dieu-cay-cong-an-tiep-tuc-vi-pham-nhan-quyen/

(48)                 https://vietnamhumanrightscommitte.wordpress.com/2012/10/09/hay-cuu-lay-vo-toi-mai-thi-dung/

(49)                 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2-feml-pris-of-scie-01162013063302.html

(50)                 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/how-is-hhao-buddist-nvlia-now-tq-01292013161845.html

(51)                 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/updated-health-of-htbk-in-jail-ha-03122013173954.html

(52)                    http://www.chuacuuthe.com/2013/03/26/luat-su-yeu-cau-trai-giam-cung-cap-kinh-mat-cho-nguyen-phuong-uyen/