NƠI DIỄN TẬP CỦA DÂN CHỦ

Nguyễn Hưng Quốc

Hàng ngàn người đến trước tòa án để ủng hộ Luật sư Lê Quốc Quân

Hàng ngàn người đến trước tòa án để ủng hộ Luật sư Lê Quốc Quân

Để đàn áp những người tranh đấu cho dân chủ và chủ quyền quốc gia hiện nay, nhà cầm quyền Việt Nam phải đối diện với rất nhiều nghịch lý.

Trước, cách đây mấy chục năm, biện pháp trấn áp những người phản kháng, nhất là dưới hình thức biểu tình, có lẽ rất dễ dàng: Một, công an cứ nhào đến lấy dùi cui nện vào đầu, vào vai, vào ngực, vào bất cứ chỗ nào trên thân thể những kẻ cứng đầu hay những “tên phản động”. Không có ai trong số những người yêu nước hay bất đồng chính kiến có thể khỏe hơn công an và có khả năng chịu đòn lâu dài nên việc giải tán các đám biểu tình thường rất nhanh chóng. Hai, kín đáo hơn, cứ đến thẳng nhà từng người, còng tay và đẩy thẳng vào nhà tù, cho nhịn đói dài dài là bao nhiêu nhiệt huyết sẽ nguội tắt hết ngay.

Continue reading

KẺ NHỐT NGƯỜI HÓA RA CŨNG BỊ NHỐT

Bùi Tín

Ông Lý Quang Diệu nhận định rằng 'lãnh đạo Việt Nam bị ý thức hệ cầm tù'

Ông Lý Quang Diệu nhận định rằng ‘lãnh đạo Việt Nam bị ý thức hệ cầm tù’

Nhà chính trị lão thành Lý Quang Diệu, được coi là cha đẻ của nước Singapore hiện đại, một thời được mời làm cố vấn cho các nhà lãnh đạo Việt Nam khi bắt đầu đổi mới và hội nhập vào cuối thế kỷ trước. Ông vừa ra mắt cuốn sách One man’s view of the world (Nhìn thế giới của một con người).

Cuốn sách có một đoạn ngắn nói đến Việt Nam. Ngắn nhưng rất bổ ích, rất đáng để những người lãnh đạo của Việt Nam tham khảo, cũng như rất đáng để mỗi ủy viên Trung ương đảng CS, mỗi đại biểu Quốc hội cùng mọi người Việt Nam suy ngẫm.

Chúng ta còn nhớ từ đầu năm 2011, nhân đại hội đảng CS VN lần thứ XI, «Ông già Lý» – như dân Singapore thường ông Lý Quang Diệu một các thân mật – đã trả lời phỏng vấn trên báo Straits Times tỏ ý nản lòng, thất vọng về Việt Nam, khi ông cho rằng những góp ý của ông ở Hà Nội những năm xưa đã không được lắng nghe và thực hiện. Hồi đó ông giới thiệu cho ông Võ Văn Kiệt và các đồng sự rằng muốn chống tham nhũng có hiệu quả, phải có 3 điều: pháp luật rất nghiêm (để không ai dám tham nhũng), tiền lương viên chức tạm đủ cho họ và gia đình (để không ai cần tham nhũng để sống) và dư luận xã hội trong sáng lên án mạnh tệ Continue reading

KINH TẾ VIỆT NAM VÌ ĐÂU NÊN NỖI?

Tác giả: TS. Huỳnh Thế Du

Kinh tế VN

Sau 5 năm kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và gần 7 năm kể từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), kinh tế Việt Nam đang ở trong tình trạng khá bi đát. Có ý kiến đánh giá Việt Nam đã không may vì phải chịu tác động của khủng hoảng toàn cầu… Tuy nhiên, người viết cho rằng những rắc rối hiện nay của Việt Nam chủ yếu là do những vấn đề nội tại chứ không phải tác động từ bên ngoài. Một trong những vấn đề chính là khu vực trong nước đã từ bỏ việc tận dụng lợi thế, tập trung cho sản xuất kinh doanh sang đầu cơ tài sản trong bối cảnh “căn bệnh Hà Lan” đã làm tổn hại nghiêm trọng sức cạnh tranh của khu vực sản xuất.

Continue reading

DÂN CHỦ VÀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG: MÂU THUẪN VÀ BẾ TẮC ?

dân chủ và KT TTNgười ta thường tin tưởng rằng dân chủ và kinh tế thị trường có tác dụng hỗ tương, đặc biệt là kinh tế thị trường giúp cho sự hình thành của dân chủ, và dân chủ là yếu tố cần thiết cho sự phát triển của kinh tế thị trường. Thật ra, bên dưới những khía cạnh hợp tác trên bề mặt (1), ở trong chiều sâu, dân chủ và kinh tế thị trường cónhững mâu thuẫn nền tảng.

Dân chủ (trong bài này dân chủ có nghĩa là dân chủ nghị trường), trong sự hoạt động của nó, cần đến những cấu trúc lệ thuộc vào một biên giới rõ ràng, thông thường nhất là biên giới quốc gia. Thị trường, ngược lại, không biết đến ranh giới. Môi trường hoạt động của nó rốt rào là toàn cầu. Những quyết định của thị trường có thể mâu thuẫn với những quyết định dân chủ của người dân một quốc gia. Thị trường có thể áp đặt quy luật của mình trên luật lệ an sinh xã hội, luật lao động, luật tài chánh, thuế khóa, hối đoái v.v… của một quốc gia. Áp lực của thị trường có khuynh hướng ngày càng gia tăng. Ảnh hưởng điều chế của dân chủ trên áp lực của thị trường thì, ngược lại, có khuynh hướng ngày càng suy giảm, ngay cả tại các nước tiền tiến. Một chính phủ hữu khuynh hay tả phái tại Pháp, Đức, Ý, hay Tây Ban Nha, rốt cuộc cũng vẫn phải chọn một con đường thực tế, tức là phù hợp với những đòi hỏi của thị trường tự do trong cái thế toàn cầu không thể tránh được.

Mặt khác, dân chủ hướng đến đồng thuận, trong khi kinh tế thị trường trong bản chất là cuộc chiến của mọi người chống lại mọi người, để tranh thủ lợi nhuận và để sống còn. Dân chủ tìm sự điều tiết, tìm con đường trung hòa, trong khi kinh tế thị trường tìm sự phát triển không hạn chế càng nhanh càng tốt. Đình trệ, đối với một công ty, là bước đầu của suy thoái, và suy thoái, là con đường dẫn đến tiêu diệt. Lý tưởng của dân chủ là quyền lợi của đại đa số, trong khi bản chất của kinh tế thị trường đưa đến việc tập trung lợi nhuận vào tay một số người càng ngày càng thu hẹp. Thật vậy, hai trăm hai mươi lăm người giàu có nắm giữ hơn phân nửa lợi nhuận của toàn nhân loại. Trong một thể chế dân chủ, con người là mục tiêu cuối cùng của tất cả, trong khi lý luận của kinh tế thị trường cho con người chỉ là công cụ của sản xuất và tiêu thụ, là guồng Continue reading

XÂY DỰNG DÂN CHỦ VIỆT NAM QUA KINH NGHIỆM HOA KỲ

Barack Obama và John Boehner

Barack Obama và John Boehner

Nước Mỹ đang trải qua cơn bế tắc chính trị khi hai đảng Cộng Hoà và Dân Chủ không thể thoả hiệp với nhau về ngân sách quốc gia, có liên quan tới chương trình Bảo hiểm Y tế Giá Phải chăng, còn được gọi là Cải tổ Y tế, hoặc có tên Obamacare đã được thông qua vào tháng 3 năm 2010. Cuộc tranh chấp giữa hai đảng hay giữa Hạ viện đa số Cộng hoà  với Thượng viện lẫn Tổng thống Dân chủ làm cho một phần chính phủ phải ngưng hoạt động, ảnh hưởng tới những sinh hoạt cần thiết của người dân. Hơn thế nữa, sẽ ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế thế giới.

Trong bối cảnh tranh chấp chính trị của quốc gia dân chủ tân tiến và hùng mạnh nhất hoàn cầu, người Việt học được gì qua kinh nghiệm đó?

Đây là lần thứ hai trong vòng 17 năm qua đã xảy ra tình trạng này. Tất nhiên, chỉ những phần không thiết yếu của chính quyền liên bang là phải tạm đóng cửa, cũng đủ để tám trăm ngàn nhân viên liên bang phải nghỉ việc không lương. Và chưa biết đến bao giờ. Một nhóm thiểu số của đảng Cộng hoà gọi là Tea Party tìm mọi cách triệt hạ hay trì hoãn thi hành chương trình Obamacare trong vòng một năm nếu muốn hai viện thoả hiệp trong việc biểu quyết ngân sách hàng năm. Đảng Dân chủ nắm Thượng viện nhất định không nhượng bộ, muốn đưa đạo luật ngân sách ra biểu quyết ngay mà không dính líu gì tới Obamacare, sẽ đi vào hoạt động từ năm 2014. Đó là lý do chính yếu xảy ra bế tắc.

Continue reading