NHÂN QUYỀN THEO KIỂU VIỆT NAM

Thanh Quang, phóng viên RFA

Nhiều blogger bị an ninh thường phục ngang nhiên đánh hội đồng khi đến công viên Thống Nhất tham dự hoạt động chào mừng ngày Quốc tế Nhân Quyền, ngày 8/12/2013. Nguồn danlambao

Nhiều blogger bị an ninh thường phục ngang nhiên đánh hội đồng khi đến công viên Thống Nhất tham dự hoạt động chào mừng ngày Quốc tế Nhân Quyền, ngày 8/12/2013.
Nguồn danlambao

Hồi tháng 11 vừa rồi VN được ghế trong Hội Đồng Nhân Quyền LHQ, khiến quan chức VN rầm rộ “phấn khởi”, chẳng hạn như Thiếu tướng Công an Bùi Quảng Bạ tự hào rằng “Nhìn lại những năm qua, trên lĩnh vực nhân quyền, Việt Nam đã đạt được những thành tựu hết sức quan trọng…Cộng đồng quốc tế đánh giá cao những thành tự này vì thế đã dành cho Việt Nam số phiếu ủng hộ cao nhất…”; Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngọai Quốc hội Trần Văn Hằng cho rằng “Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền sẽ là câu trả lời đích đáng đối với các thế lực lâu nay cố tình bôi nhọ, vu cáo chúng ta”; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói là “Quyền con người…đưa lên vị trí trang trọng hàng đầu trong Hiến pháp.”; Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khoe rằng VN “Bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ”; Chủ tịch nước Trương Tấn Sang quả quyết “bảo vệ  quyền con người”; Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng không quên quảng bá quyền con người là một trong những “nội dung quan trọng” trong Hiến pháp sửa đổi vừa được thông qua…

Cái mùi của chế độ

Nhưng chỉ tháng sau – tức tháng 12 này, VN – nói theo lời blog Dân Luận, “…tùy tiện chà đạp quyền con người trong Ngày Quốc Tế Nhân Quyền”. Blogger Hòang Dũng báo động rằng các hoạt động của những người yêu nước cổ súy cho nhân quyền đã bị nhà cầm quyền dùng cán bộ Thành đòan, côn đồ, an ninh chìm, phụ nữ, mắm tôm, bạo lực…hành hung; “các bọc mắm tôm liên tiếp được ném vào đòan người (yêu nước)”, “Có người buột miệng: Đúng là cái mùi của chế độ”…

Trong thời điểm kỷ niệm Ngày Quốc Tế Nhân Quyền ấy, khi từ Saigòn, Nha Trang, Đà Nẵng, Vinh cho tới Hà Nội, những Continue reading

CUỘC CẠNH TRANH GIỮA FACEBOOK VÀ BÚA LIỀM

Kính Hòa, phóng viên RFA

Một nghị định mới đây của chính phủ Việt Nam đã ra đời nhằm ngăn chận hơn nữa sự tự do thông tin.

Nghị định 72

Truy cập internet bằng iPhone, Ipad tại những quán cà phê vỉa hè Hà Nội hôm 01/8/2013 AFP photo

Truy cập internet bằng iPhone, Ipad tại những quán cà phê vỉa hè Hà Nội hôm 01/8/2013
AFP photo

Chính phủ Việt Nam do đảng cộng sản lãnh đạo vừa ra một nghị định gọi là nghị định 72 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng, công bố ngày 31/07 và có hiệu lực từ ngày 1/09/13. Như cái tên của nó, nghị định này khá dài để có thể bao trùm hết các vấn đề nó nêu ra ở trên. Nhưng cái bất thường và được nhiều người sử dụng Internet, và nhất là các thành viên của các mạng xã hội như facebook, hay chủ của các trang blog cá nhân quan tâm là những người này sẽ không được đăng tin từ các nguồn khác và chỉ được đăng các thông tin cá nhân của họ mà thôi. Ông Hoàng Vĩnh Bảo, Cục trưởng cục phát thanh truyền hình và thông tin điện tử, giải thích rõ ràng vấn đề này trong một cuộc phỏng vấn với báo điện tử VNexpress,

“Tôi khẳng định trang thông tin điện tử cá nhân không được cung cấp thông tin tổng hợp.”

Lời khẳng định này đã được hãng thông tấn Pháp AFP trích lại trong bảng tin ngày 1 tháng tám của họ. Việc này cho thấy tính chất đặc biệt của nghị định 72 đã làm cho công luận thế giới quan tâm.

Sự ra đời và phát triển của Internet đã thực sự làm thay đổi sự trao đổi thông tin của xã hội Việt Nam hiện đại, sự kiểm duyệt của nhà cầm quyền không còn hiệu quả như xưa, sự tự do phát biểu đã có cơ hội phát triển dù các phương tiện truyền thông chính thức do đảng cộng sản nắm giữ vẫn không cho phép điều đó.

Continue reading

GM Phaolô Nguyễn Thái Hợp: BĂN KHOAN MỘT VIỆT NAM ĐEN TỐI

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-07-23

Một bạn trẻ dùng điện thoại chụp lại những tấm bản đồ cổ tại một cuộc triển lãm về Hoàng Sa, Trường Sa tại Bảo tàng Quân đội, Hà Nội vào ngày 10/7/2013 AFP photo

Một bạn trẻ dùng điện thoại chụp lại những tấm bản đồ cổ tại một cuộc triển lãm về Hoàng Sa, Trường Sa tại Bảo tàng Quân đội, Hà Nội vào ngày 10/7/2013
AFP photo

Đức Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Chủ tịch Ủy ban Công Lý và Hòa Bình của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đang có chuyến công tác tại Hoa Kỳ và Nam Mỹ. Ông đã dành cho đài Á Châu Tự Do cuộc phỏng vấn đặc biệt về những vấn đề đang được quan tâm tại Việt Nam như Biển Đông, Trung Quốc, dự thảo sửa đổi hiến pháp và tình trạng tự do tôn giáo tại Việt Nam.

Mặc Lâm: Thưa Đức cha, được biết Câu lạc bộ Phaolo Nguyễn Văn Bình là nơi trước đây thường tổ chức các cuộc hội thảo về vấn đề Biển Đông, tuy nhiên một thời gian gần đây thì việc này đã không còn xảy ra nữa, Xin Đức Cha cho biết khó khăn nào đã cản trở các buổi hội thảo hữu ích như vậy?

Giám mục Nguyễn Thái Hợp: Cám ơn anh. Câu lạc Bộ Nguyễn Văn Bình không phải chỉ thảo luận về vấn đề Biển Đông mà còn nhiều vấn đề về kinh tế, xã hội, tôn giáo. Trong đề tài mà trí thức băn khoăn thì có vấn đề Biển Đông nằm trong bối cảnh đó.

Cuộc hội thảo đầu tiên của một nhóm tư nhân nói về vấn đề hải đảo và lãnh thổ Việt Nam. Cuộc hội thảo này lúc đầu có gặp khó khăn nhưng sau đó cũng được cho phép và cuối cùng đặc biệt hơn nữa là được cơ quan nhà nước cho phép xuất bản qua nhà xuất bản Trí Thức. Sau đó đến năm 2001 chúng tôi tổ chức một cuộc hội thảo khác đó là “Công lý và Hòa bình trên Biển Đông” nhưng cuộc hội thảo đó không được thực hiện vì nhiều lý do như anh đã rõ. Nhưng rồi chúng tôi cũng xuất bản được tài liệu đó thành một bản văn đó là “Công lý và hòa bình trên Biển Đông”. Tôi có đưa tặng cho một số người và hy vọng một ngày nào đó cũng đến tay quý anh. Cũng ước mong rằng nếu các anh có khả năng có điều kiện thì xin phổ biến cuốn đó không những cho người Việt Nam mà cho người nước khác nữa.

Trung Quốc, hiểm họa mất nước tiềm ẩn

Continue reading

VIỆT NAM – MIẾN ĐIỆN: “CUỘC ĐUA ĐỘI SỔ CỦA VN”

Thanh Quang, phóng viên RFA

Tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp đón Tổng thống Miến Điện Thein Sein đang thăm chính thức Việt Nam ngày 20/03/2012 Courtesy chinhphu.vn

Tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp đón Tổng thống Miến Điện Thein Sein đang thăm chính thức Việt Nam ngày 20/03/2012
Courtesy chinhphu.vn

 Nghe bài này

Cách nay 3 năm, khi Miến Điện còn trong chính thể quân phiệt, Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng nhân hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Hà Nội có đề cập tới cuộc tuyển cử ở Miến “phải được tự do và dân chủ với sự tham dự của tất cả đảng phái”. Thì nay, chính VN – chứ không phải Miến Điện – đang lâm vào tình trạng tồi tệ về nhân quyền, dân chủ, nhất là vấn đề tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm.

Miến Điện và VN đi ngược chiều về nhân quyền

Hồi tháng 11 năm ngoái, ông Phil Robertson, Phó Giám đốc đặc trách Á Châu của Tổ chức Nhân quyền Human rights Watch có bài tựa đề tạm hiểu là “Cuộc đua đội sổ của Việt Nam: Miến Điện và Việt Nam đi ngược chiều về nhân quyền”, mở đầu rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng viếng thăm Miến Điện hồi tháng Tư năm 2010 đã bảo các lãnh đạo Miến rằng VN ủng hộ lộ trình dân chủ hoá Miến Điện. Sau đó, vào lúc kết thúc Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 16 được tổ chức tại Hà Nội, ông Nguyễn Tấn Dũng lên tiếng từ ghế chủ tịch luân phiên ASEAN rằng cuộc tuyển cử sắp diễn ra ở Miến Điện phải được tự do và dân chủ…

Nhưng, ông Phil Robertson lưu ý, hiện giờ, 2 chính phủ VN và Miến điện ngày càng giống như 2 chiếc tàu chạy ngược chiều nhau ở đại dương – ngược chiều về nhân quyền.

Trong khi tại Việt Nam, nhất là trong thời gian gần đây, ngày càng có nhiều tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm ưu tư vận nước cùng sự sa sút xã hội đã bị gán ghép bằng những điều luật hình sự mơ hồ, chung chung để phải vào tù, thì hôm thứ Hai vừa rồi ( 15/07/2013), Tổng thống Miến Điện Thein Sein lên tiếng tại Luân Đôn rằng ông “bảo đảm” vào cuối năm 2013 sẽ không còn tù nhân lương tâm nào nữa ở nước này.

Continue reading

ĐẤT ĐAI THUỘC VỀ GIAI CẤP MỚI – GIAI CÂP CỘNG SẢN

Kính Hòa, phóng viên RFA
2013-07-14

Biểu tượng của đảng cộng sản Việt Nam vẫn là lá cờ búa và liềm màu vàng trên nền đỏ. AFP

Biểu tượng của đảng cộng sản Việt Nam vẫn là lá cờ búa và liềm màu vàng trên nền đỏ. AFP

 Nghe bài này

Tầng lớp nông dân Việt Nam hiện đang bị mất đất, bị bóc lột trong chính một chế độ mệnh danh là đấu tranh cho giai cấp công nông. Một giai cấp mới đã được hình thành sau khi cuộc cách mạng cộng sản thành công.

Cờ đỏ búa và liềm

Biểu tượng của đảng cộng sản Việt Nam đang cầm quyền vẫn là lá cờ búa và liềm màu vàng trên nền đỏ, một biểu tượng cho liên minh công nhân và nông dân, xưa cũ gần 100 năm. Biểu tượng này được cho là có một hiệu quả vô song trong việc thu hút tầng lớp dân cày trong những năm đầu tiên của cuộc cách mạng Nga năm 1917.  Những người dân cày vốn ít học, không thể hiểu những triết lý phức tạp về kinh tế chính trị của các ông Karl Marx, Engel,…khi thấy cái liềm gặt thiết thân của cuộc đời họ, bèn đứng lên đi theo đảng Bolsevik lúc ấy ở Nga, và những đảng cộng sản sau này trên khắp thế giới.

Về nguyên tắc, các đảng viên đảng cộng sản Việt Nam, nếu không xuất thân từ hai giai cấp công nhân và nông dân, thì cũng là đại diện cho họ, đấu tranh cho quyền lợi của họ. Đặc biệt trong tình hình cụ thể của xã hội Việt Nam, với đại đa số dân chúng là nông dân thì hình ảnh cái liềm trên lá cờ đảng càng có giá trị lớn lao, ngay từ khi đảng cộng sản Đông Dương mới thành lập hồi năm 1930 cho đến nay.

Biểu tượng của đảng cộng sản Việt Nam đang cầm quyền vẫn là lá cờ búa và liềm màu vàng trên nền đỏ, một biểu tượng cho liên minh công nhân và nông dân…Biểu tượng này được cho là có một hiệu quả vô song trong việc thu hút tầng lớp dân cày

Continue reading

ĐIỀU 258 VÀ SỰ LẠM DỤNG QUYỀN LỰC

Thanh Quang, phóng viên RFA

Công an, an ninh trấn áp người biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội hôm Chủ nhật 02/06/2013. AFP

Công an, an ninh trấn áp người biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội hôm Chủ nhật 02/06/2013. AFP

Hồi tháng Hai vừa rồi, Tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền Human Rights Watch công bố Bản Phúc trình Toàn cầu năm 2013 lưu ý “Tình hình nhân quyền ở Việt Nam lại thụt lùi thêm một bước nữa…” khi nhà cầm quyền “theo đuổi chính sách cứng rắn để đối phó với những biểu hiện bất mãn về chính trị, xã hội và kinh tế trong nước đang ngày một gia tăng”.

Human Rights Watch cũng không quên báo động rằng “Các bloggers và nhiều người khác tham gia đóng góp tiếng nói phê phán quan chức và chính sách nhà nước, để rồi nhiều người bị bắt và xử tù”, và số nhà hoạt động “bị kết án và xử nhiều năm tù theo các điều 79 (lật đổ), 87 (phá hoại đoàn kết), 88 (tuyên truyền chống nhà nước), 89 (phá rối an ninh) và 258 (xâm phạm lợi ích nhà nước) của bộ luật hình sự” đang gia tăng đáng kể.

Điều 258

Nhắc đến điều 258, thì mới đây, trong vòng chưa đầy một tháng, có 3 bloggers tâm huyết với đất nước là nhà báo Trương Duy Nhất, nhà văn Phạm Viết Đào và chuyên viên máy tính Đinh Nhật Uy bị bắt nhân danh điều 258.

Qua bài “Điều 258, chúng ta và truyện ngụ ngôn bó đũa”, blogger Admin J báo động rằng:

“Điều 258 – cái cớ đủ “linh hoạt” để bỏ tù cả 90 triệu người Việt Nam – lẽ ra phải được xem như một sự xúc phạm ghê gớm đến tư cách con người và thể diện dân tộc. Nó còn phải được nhìn nhận như một họng súng chĩa vào toàn thể phong trào yêu nước, đe dọa toàn thể những con người khao khát tiến bộ và tự do.

Với tất cả những lí do ấy, chúng ta cần bênh vực một cách mạnh mẽ những nạn nhân chính thức và dự khuyết của điều 258, và đồng thanh lên án mưu đồ hiểm ác đằng sau luật này.”

Continue reading

ĐỐI THOẠI NHÂN QUYỀN ÚC – VIỆT 17/6/2013

Kính Hoà , RFA

Bốn nhà tranh đấu lâm nạn danlambao-famlily photos

Bốn nhà tranh đấu lâm nạn
danlambao-famlily photos

KÍNH HOÀ: Hôm nay tại Úc diễn ra đối thọai nhân quyền Úc Việt, xin anh cho biết tiến trình ngọai vận của đồng bào Việt nam tại Úc về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam.

NGUYỄN QUANG DUY: Cộng đồng của chúng ta là một cộng đồng tị nạn chính trị, vì vậy việc vận động chính giới Úc cho nhân quyền tại Việt Nam là một nỗi ưu tư của mọi người chúng ta. Riêng tại Úc châu, hồi năm 1993 cựu thủ tướng cộng sản Võ Văn Kiệt sang Úc, cộng đồng đã đòi phải có một phái đòan điều tra nhân quyền sang Việt Nam. Ông Võ Văn Kiệt đã đồng ý, và phái đòan quốc tế đầu tiên đã sang Việt Nam. Tôi vẫn nhớ rõ vì lúc đó tôi là chủ tịch cộng đồng Việt Nam tại Canberra. Thưa quý vị, nhân quyền là một trong những vấn đề của bang giao giữa Úc và Việt Nam bên cạnh ngọai giao, kinh tế, giáo dục, quân sự, và đôi khi nó bị xem nhẹ. Từ năm 2000 Úc và Việt Nam đồng ý mở đối thọai thường niên được tổ chức lần lượt ở mỗi nước. Hôm nay 17/6 đối thọai lần thứ chín được tổ chức tại quốc hội lien bang Úc tại Canberra.

KÍNH HOÀ: Anh có thể cho biết thêm về các buổi điều trần mà các vị lập pháp của Úc cũng như đại diện cộng đồng đề nghị trong đối thọai lần này, Úc phải lên tiếng mạnh mẽ hơn..

NGUYỄN QUANG DUY:Trong những lần trước các cuộc đối thọai đã không đem lại kết quả gì, vì vậy hồi tháng 2/2012 tiểu ban Nhân quyền thuộc Quốc hội Liên bang Úc đã mở ra một cuộc điều trần nhằm giúp cho chính phủ Úc làm việc hiệu quả hơn với chính quyền cộng sản Việt Nam. Phía cộng đồng Việt nam thì có cộng đồng Việt Nam Tự do Úc châu, Quỹ tù nhân lương tâm, Ủy ban bảo vệ người lao động, khối 8406…được mời dự buổi điều trần. Buổi điều trần đựơc Dân biểu Laurie Ferguson chủ tọa, cùng hai Dân biểu Philip Ruddock và Michael Danby. Có nhiều ý kiến được cộng đồng chúng ta nói riêng và khối 8406 Continue reading

NHÀ ĐẤU TRANH DÂN CHỦ LÊ NGUYÊN HỒNG ĐƯỢC ĐỊNH CƯ TẠI ÚC

Tường An, thông tín viên RFA, Paris

Ông Lê Nguyên Hồng là người thắt caravate màu vàng, đứng cạnh 2 con trai, chụp tại phi trường Sydney Ảnh do tác giả gởi

Ông Lê Nguyên Hồng là người thắt caravate màu vàng, đứng cạnh 2 con trai, chụp tại phi trường Sydney
Ảnh do tác giả gởi

Sau gần 5 năm trong trại tạm cư ở Thái lan, nhà đấu tranh Dân Chủ Lê Nguyên Hồng đã được định cư tại Úc. Thông Tín Viên Tường An có cuộc phỏng vấn ông Lê Nguyên Hồng.

Cuộc đấu tranh cho dân chủ

Tường An : Kính chào ông Lê Nguyên Hồng, xin có lời chào và chúc mừng ông đã được đến xứ sở tự do . Xin ông có thể cho biết ông đến Úc bao giờ ạ

Lê Nguyên Hồng : Trước hết tôi xin kính chào quý thính giả của đài Á Châu Tự Do. Tôi cùng hai đứa con đến Úc định cư, xuống phi trưởng Sydney ngày 5 tháng 6 năm 2013. Hiện tôi đang sống tại Sydney cùng với gia đình một người bạn.

Tường An : Xin ông có thể cho biết quá trình dấn thân vào con đường đấu tranh cho Dân Chủ , Nhân quyền của ông bắt đầu từ lúc nào và diễn tiến ra sao ạ.

Lê Nguyên Hồng : Nếu nói về cá nhân tôi và việc làm của cá nhân tôi thì tôi nghĩ  tôi chưa làm được gì để lên tiếng đòi Tự do, Dân chủ, Nhân quyền cho Việt Nam và tham gia Khối 8406. Bản thân tôi cũng cũng đã gặp những khó khăn khi bị nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam o ép mình về vấn đề gỗ trên Tây Nguyên, ra Hà nội thì cũng gặp rất nhiều khó khăn. Từ 20 tuổi thì đã bị 1 nhóm bộ đội đánh ngày giữa chợ Tân Nguyên. Sau này khi trưởng thành và có gia đình riêng thì tôi thấy ở địa phương của tôi có nhiều bức xúc quá nên tôi đã phải lên tiếng.

Continue reading

Hội nghị lần thứ VII của Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ cấp Bộ trưởng tại Mông Cổ

Ngoại trưởng Mông Cổ Luvusanvadan Bold. Hình do TTV Ỳ Lan cung cấp

Ngoại trưởng Mông Cổ Luvusanvadan Bold.
Hình do TTV Ỳ Lan cung cấp

Hội nghị lần thứ VII của Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ cấp Bộ trưởng họp tại thủ đô Mông Cổ bao gồm đại diện của gần 100 quốc gia ở cấp bộ trưởng và đại diện các tổ chức Phi chính phủ và xã hội dân sự.

Trong lễ khai mạc sáng ngày 27/4 tại Đại sảnh đường Chính phủ, Thủ tướng Mông Cổ Noroviin Altankhuyag đã đọc diễn văn khai mạc Hội nghị.

Thủ tướng ngỏ lời “chào đón 1200 đại biểu thuộc 100 quốc gia năm châu về tham dự. Kể từ năm 2011, Mông Cổ chủ tọa Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ. Tiêu điểm trong nhiệm kỳ của Mông Cổ là “Giáo dục dân chủ” được Đại hội đồng LHQ thông qua năm 2012”.

Thủ tướng còn xác nhận “Mông Cổ quan niệm phát triển và hậu thuẫn cho các xã hội dân sự là điều quan trọng nhất, bởi vì xã hội dân sự là nền tảng của dân chủ. Trong Hội nghị lần thứ 7 của Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ cấp Bộ trưởng, một trong những nhiệm vụ hàng đầu là thiết lập Mạng lưới Dân chủ Châu Á. Đây là sự kế thừa của Mông Cổ như một quốc gia dân chủ Châu Á đối với Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ trên thế giới”.

DÂN CHỦ ĐANG THẮNG TRẬN Ở CHẤU Á

Tiếp lời Thủ tướng, Bà Maria Lessner, cựu Đại sứ Thụy Điển về Dân chủ, đương kim Tổng thư ký Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ phác họa sự hình thành cùng tiêu đích của Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ:

Continue reading

DÂN BIỂU MỸ CHỈ TRÍCH VIỆT NAM GIA TĂNG VI PHẠM NHÂN QUYỀN

Vũ Hoàng, phóng viên RFA

Phóng viên Vũ Hoàng phỏng vấn DB Chris Smith trước Quốc Hội Hoa Kỳ sáng 10/4/2013 RFA photo

Phóng viên Vũ Hoàng phỏng vấn DB Chris Smith trước Quốc Hội Hoa Kỳ sáng 10/4/2013
RFA photo

Trong tuần này, nhiều tổ chức tôn giáo và đoàn thể người Việt hải ngoại từ mọi nơi về thủ đô Washington DC để vận động với hành pháp và điều trần trước Quốc hội về tình trạng nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam. Vũ Hoàng phỏng vấn dân biểu Chris Smith, đồng thời cũng là tác giả của dự luật Nhân quyền cho Việt Nam.

Vũ Hoàng: Trước hết xin ông đánh giá chung về tình hình nhân quyền và tự do tôn giáo, tín ngưỡng tại Việt Nam được không?

Christopher Smith: Thật là đáng tiếc và cũng thật đáng buồn là tình hình nhân quyền tại Việt Nam ngày càng đi xuống. Đã có lúc người ta hi vọng khi hiệp định song phương được ký kết, thương mại tăng lên thì nhân quyền phải được cải thiện, nhưng thực tế thì nó lại trở nên xấu hơn, đặc biệt là dưới góc độ tự do tôn giáo, nạn buôn người và của các nhà hoạt động, những người muốn Việt Nam đi theo chiều hướng khác thì họ lại bị áp bức và bỏ tù. Ở đây, tôi cũng muốn nói đến cả vấn đề tự do internet, những ai lên mạng post các bài viết ủng hộ dân chủ, thì họ cũng dễ dàng bị bỏ tù, thậm chí là cả những mức án dài hạn.

Vũ Hoàng: Vậy theo ông, cần những biện pháp gì để cải thiện tình trạng nhân quyền cũng như các vấn đề mà ông vừa đề cập ạ?

Christopher Smith: Trước hết, chính quyền của Tổng thống Obama cần phải sử dụng đến luật pháp, chẳng hạn đạo luật về bảo vệ trước nạn buôn người hay đạo luật về tự do tôn giáo quốc tế, cần phải có những hành động nghiêm khắc ngay khi Việt Nam vi phạm luật về nạn buôn người hay tự do tôn giáo. Trong cả hai trường hợp này, hồ sơ cho thấy rõ là Việt Nam cần phải bị xếp vào danh sách những nước loại 3 về tình trạng buôn người và là quốc gia cần phải được đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo.

Đây là lần thứ 3 bản thân tôi ủng hộ việc đưa Đạo luật về Nhân quyền ra Quốc hội, đạo luật này đã 2 lần được Hạ viện thông qua, nhưng sau đó, không được thông qua tại Thượng viện. Vì thế, chúng tôi thúc ép sao cho để đưa đạo luật về nhân quyền tại Việt Nam vào luật, vì tình hình này đang ngày càng không được nhìn nhận đúng cách.

Continue reading