ĐỘC TÀI: MẠNH HAY YẾU?

Nguyễn Hưng Quốc

Ở Đức, dưới thời Hitler, đảng Nazi chỉ có trên năm triệu đảng viên trên tổng số khoảng 80 triệu dân

Ở Đức, dưới thời Hitler, đảng Nazi chỉ có trên năm triệu đảng viên trên tổng số khoảng 80 triệu dân

Người ta thường dễ có ấn tượng là các chế độ độc tài đều mạnh: Chúng có quân đội, có công an, có mật vụ, có chỉ điểm viên (và gần đây, ở một số nước, có “dư luận viên”) trùng trùng điệp điệp. Song song với các lực lượng ấy, chúng có súng đạn, tòa án, nhà tù và các bãi bắn hoặc phòng chích thuốc độc. Nếu các yếu tố trên chưa đủ để khiến mọi người khiếp sợ, các chế độ độc tài còn có thêm một yếu tố này nữa để “thuyết phục” mọi người nên tiếp tục khiếp sợ: Chúng thường có một lịch sử rất dài hoặc khá dài.

Trước hết, nên lưu ý: trong lịch sử nhân loại, độc tài có “tuổi thọ” cao hơn hẳn dân chủ. Dân chủ chỉ là một hiện tượng mới. Thực sự là dân chủ lại càng mới. Mới và lạ: Không phải ở đâu người ta cũng thấy được mặt mũi của dân chủ. Chính vì sống quá lâu với độc tài, từ độc tài phong kiến đến độc tài thực dân và độc tài Cộng sản như vậy, nhiều người cảm thấy quen thuộc, ngỡ nó là số mệnh, như một cái gì đương nhiên. Không thể thoát được. Sự chấp nhận dễ dàng ấy càng làm cho độc tài có vẻ mạnh mẽ hơn.

Độc tài càng có vẻ mạnh hơn nữa khi người ta so sánh nó với dân chủ. Dân chủ, ngay cả khi được xem là hình thức tổ chức hoàn hảo nhất trong tiến trình phát triển của nhân loại, như một điểm “tận cùng của lịch sử” không bao giờ gợi lên ấn tượng về sự Continue reading

NHÂN SĨ TRÍ THỨC VIỆT RA TUYÊN BỐ ĐÒI CẢI CÁCH CHÍNH TRỊ

Trà Mi-VOA

VOA 2

Hàng trăm trí thức Việt trong và ngoài nước ngày 23/9 ra Tuyên bố chung yêu cầu nhà nước cải cách thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ, sửa đổi Hiến pháp, và tôn trọng quyền tự do ngôn luận của công dân.

Continue reading

Việt Nam: CÁI CHẾT BIẾT TRƯỚC CỦA TỰ DO THÔNG TIN

TỰ DO TTMột hôm trước ngày Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng thăm Pháp, Tổ chức Phóng viên Không Biên giới RSF có trụ sở ở Pháp đã công bố phúc trình “Cái chết biết trước của tự do thông tin” tại Việt Nam.

Phúc trình xét đến những phương pháp mà chính phủ của ông Dũng đã sử dụng để kiểm duyệt truyền thông, gây rối các blogger và các người bất đồng chính kiến trên mạng.

RSF đã trình bày những kết luận của mình trong buổi họp báo hôm thứ Hai tại trụ sở của hội của Paris.

Thay vì đưa ra chi tiết nhiều vụ truy bức các blogger, phúc trình xét đến cơ chế đàn áp một cách tổng thể, ảnh hưởng đến tất cả người dân Việt Nam, không riêng gì con số độ 40 blogger.

Continue reading

CÁI GIÁ CỦA ĐỘC ĐẢNG

Nguyễn Lễ

BBCVietnamese.com, Bangkok

Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo toàn diện đất nước Việt Nam suốt mấy mươi năm qua

Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo toàn diện đất nước Việt Nam suốt mấy mươi năm qua

Việc Đảng Cộng sản Việt Nam quyết bám giữ quyền lãnh đạo của mình là điều dễ hiểu.

Nhưng cái lý lẽ Đảng đưa ra mới khó hiểu.

Đảng nói rằng điều đó có lợi cho dân cho nước – đây là điều cần phải bàn lại.

Continue reading

CHÍNH SÁCH NHÂN QUYỀN MÂU THUẪN CỦA VIỆT NAM

RFI

Tổng thống Mỹ Barack Obama (P) tiếp Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại Nhà Trắng hôm 25/07/ 2013.) REUTERS/Yuri Gripas

Tổng thống Mỹ Barack Obama (P) tiếp Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại Nhà Trắng hôm 25/07/ 2013.)
REUTERS/Yuri Gripas

Chính sách nhân quyền của Việt Nam được đánh dấu bằng những mâu thuẫn và nghịch lý, thể hiện qua việc tăng cường mở cửa nhưng tiếp tục trấn áp những tiếng nói bất đồng chính kiến. Để làm rõ vấn đề này, giáo sư Carlyle Thayer đưa ra ba giả thuyết. Bài viết được đăng trên trang web Asian Currents thuộc Hiệp hội nghiên cứu Châu Á của Úc, tháng Tám năm 2013.

Bất kỳ đánh giá nào về nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt Nam hiện nay đều phải đối mặt với những mâu thuẫn trong việc thực hiện chính sách và nghịch lý lớn.

Hiến pháp Việt Nam năm 1992 có điều khoản về tự do ngôn luận. Điều 69 quy định « Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật ». Mâu thuẫn trong thực hiện chính sách phát sinh từ Điều 4 về việc thành lập một hệ thống chính trị độc đảng. Điều này quy định, « Đảng Cộng sản Việt Nam … là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội ».

Đồng thời Việt Nam phải đối mặt với một nghịch lý lớn. Kể từ đại hội Đảng gần đây nhất được tổ chức vào đầu năm 2011, Việt Nam đã tìm cách chủ động hội nhập vào hệ thống toàn cầu. Do tìm cách mở rộng quan hệ với Hoa Kỳ và Châu Âu, Việt Nam đã phải chịu áp lực yêu cầu cải thiện tình hình nhân quyền.

Ví dụ, Quyền Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ, phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, ông Joseph Yun, đã điều trần trước Tiểu ban Châu Á và Thái Bình Dương, Uỷ ban Đối ngoại Hạ viện ngày 05/06 : Chúng tôi đã nhn mnh vi các lãnh đo Vit Nam rng người dân M s không h tr vic nâng cp đáng k mi quan h song phương nếu Continue reading