Hàng trăm người Việt Nam ký « Lời kêu gọi » bảo vệ nhân quyền

Nguồn: RFI-tiếng Việt

Hiến pháp Việt Nam 1946 (DR)

Hiến pháp Việt Nam 1946 (DR)

Trng Thành

Ngày 25/12/2012, « Lời kêu gọi thực thi quyền con người theo Hiến pháp tại Việt Nam » được công bố. Cho đến nay, văn bản này đã được hàng trăm người Việt Nam, trong đó có nhiều nhân sĩ trí thức nổi tiếng, ký tên ủng hộ.

Mục tiêu chính của văn bản kể trên là yêu cầu chính quyền hủy bỏ điều 88 Bộ luật Hình sự, được đánh giá là « quy đnh mt cách mù m v ti danh tuyên truyn chng Nhà nước CHXHCN Vit Nam, thc cht là bóp nght quyn t do ngôn lun đãđược Hiến pháp Vit Nam và Công ước Quc tế v nhng quyn dân s và chính tr ghi nhn và bo đm » và Nghị định 38 được chính phủ Việt Nam đưa ra vào năm 2005, « thc cht là mt nghđnh cm biu tình được ban hành trái thm quyn và có ni dung vi hiế».

Văn bản cũng yêu cầu chính quyền trả tự do cho tất cả những tù nhân, vì công khai bày tỏ chính kiến một cách ôn hòa, mà bị rơi vào vòng lao lý, do « điu 88 ».

RFI Việt ngữ đặt câu hỏi với nhà nghiên cứu Nguyễn Quang A, một trong những người đã ký tên vào « Lời kêu gọi » bảo vệ nhân quyền này. Continue reading

LỜI KÊU GỌI THỰC THI QUYỀN CON NGƯỜI THEO HIẾN PHÁP TẠI VIỆT NAM

Chúng tôi, những người Việt Nam ký tên dưới đây kêu gọi chính quyền và toàn thể nhân dân thực thi những quyền con người đã được Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam và những Công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ghi nhận và bảo đảm. Trong những quyền đó có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền được thông tin, quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo Điều 69 Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi bổ sung năm 2001) và theo Điều 19, Điều 21, Điều 22 về những quyền dân sự và chính trị trong Công ước quốc tế mà Việt Nam gia nhập năm 1982.

Trong Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh những quyền con người phổ quát được ghi trong Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791, khẳng định “đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”.

Trên tinh thần đó, chúng tôi yêu cầu Quốc hội Việt Nam hủy bỏ Điều 88 Bộ luật Hình sự (BLHS) Việt Nam về “tội tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam và Nghị định 38/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/3/2005 “quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng”.

Điều 88 BLHS quy định một cách mù mờ về tội danh tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Namthực chất là bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận đã được Hiến pháp Việt Nam và Công ước quốc tế về những quyền dân sự và chính trị ghi nhận và bảo đảm. Việc người dân phản biện, phê phán Nhà nước, kiến nghị về luật pháp về chính sách, về bộ máy nhà nước… là những việc làm cần thiết và thường xuyên trong một nhà nước dân chủ, để xã hội tiến bộ. Nhưng với Điều 88 BLHS, công dân có bất cứ hành vi nào như vậy cũng có thể bị trừng trị. Nhiều công dân Việt Nam đã và đang bị khởi tố, truy tố, xét xử, bị án tù về tội danh này, khiến cho lòng dân bất bình, thế giới chê trách việc thực hiện nhân quyền ở Việt Nam. Continue reading

Vietnam – Unacceptable ruling

ReporterCOURT UPHOLDS LONG JAIL SENTENCES FOR BLOGGERS ON APPEAL

PUBLISHED ON FRIDAY 28 DECEMBER 2012.

Reporters Without Borders condemns the rulings that courts issued today in the cases of three bloggers – Nguyen Van Hai (also known as Dieu Cay), Ta Phong Tan and Phan Thanh Hai (also known as Anhbasaigon) – and yesterday in the case of Nguyen Van Khuong, an investigative journalist also known as Hoang Khuong.

The organization also condemns yesterday’s arrest of the blogger and activist Le Quoc Quan and calls for his immediate release.

“Dieu Cay, Ta Phong Tan and Anhbasaigon did nothing to deserve these sentences,” Reporters Without Borders said. “By confirming long jail terms for these bloggers, the Vietnamese authorities are displaying their contempt for basic freedoms and freedom of expression in particular.  Continue reading

Miến Điện cho phép có báo chí tư nhân

Nguồn: BBC-tiếng Việt

Miến điện 1Chính phủ Miến Điện tuyên bố rằng sẽ cho phép tư nhân phát hành báo từ tháng Tư năm 2013, bước đi đầu tiên trong gần nửa thế kỷ.

Tuyên bố được đưa ra sau khi chính phủ thôi kiểm duyệt trực tiếp truyền thông vào tháng Tư năm 2012.

Các phóng viên nói đây là quyết định có thể tiên liệu trước trong bối cảnh Miến Điện tiếp tục cải cách.

Bộ thông tin nói trên website rằng bất kỳ công dân nào muốn lập một tờ báo đều có thể nộp đơn từ tháng Hai tới.

Bộ này nói các báo sẽ được phép ấn hành bằng bất kỳ ngôn ngữ nào kể từ ngày 1 tháng Tư năm 2013. Continue reading

Lãnh tụ ở đâu?

BBC-tiếng Việt: Blogger Huỳnh Thục Vy

Viết từ Buôn Hồ, tỉnh Đắc Lắc

Các cuộc tập hợp ở Việt Nam cần người dẫn dắt?

Các cuộc tập hợp ở Việt Nam cần người dẫn dắt?

Tôi luôn nghĩ: phong trào dân chủ Việt Nam hiện nay đang thiếu một nhà lãnh đạo.

Nhưng có ý kiến lại cho rằng: ‘Một người lãnh đạo sẽ không sớm thì muộn lại đưa Việt Nam vào chế độ độc tài’. Một số khác thì quả quyết: phong trào dân chủ cần sự ủng hộ của quần chúng, chứ không cần một người lãnh đạo.

Sau những diễn biến dân chủ hóa ở Miến Điện, chính một trong số những người đã từng bác bỏ quan điểm của tôi, lại ca ngợi bà Aung San Suu Kyi như một ‘lãnh tụ có tâm, có tầm’.

Mâu thuẫn

Làm sao chúng ta có thể, một mặt, phủ nhận tầm quan trọng của một người lãnh đạo phong trào dân sự đòi dân chủ ở Việt Nam, mặt khác, hồ hởi tung hô vai trò của một ‘người hùng’ ở nước khác? Sự phủ nhận đầy mâu thuẫn ấy, chỉ là cách để chúng ta biện minh cho những khó khăn, yếu kém khó vượt qua của mình, cũng là cách thể hiện sự thiếu hiểu biết trong so sánh tình hình nước ta với nước khác. Continue reading

Đối Lập Chính Trị

Cố GS Nguyễn Văn Bông

Nguyễn Văn BôngLTS: Đây là một bài tham luận sâu sắc về quan niệm “Đối Lập” viết bởi cố Giáo Sư Nguyễn Văn Bông trong bối cảnh chính trị của nền Đệ Nhị Cộng Hòa. Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam xin đăng lại cho những độc giả muốn dùng làm tài liệu tham khảo.

Quí độc giả muốn tìm hiểu về giáo sư Nguyễn Văn Bông xin truy cập:

http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_V%C4%83n_B%C3%B4ng

I. Định Nghĩa Và Các Quan Niệm Về Đối Lập

Nói đến Dân Chủ là chúng ta nghĩ ngay đến vấn đề đối lập, mà đối lập là gì? Và được quan niệm như thế nào?

A. Định Nghĩa

Chúng ta đã dùng nhiều danh từ đối lập. Mà đối lập là gì? Thế nào là đối lập? Đứng về phương diện lịch sử mà suy xét, đối lập phát sinh ở sự thực hành chính trị và liên quan đến lịch trình biến chuyển của chế độ Đại Nghị. Nói đến đối lập tức là nói đến cái gì ở ngoài đa số, ngoài chính phủ. Đối lập là khía cạnh nghị viện của vấn đề. Ý niệm đối lập cần phải được phân tích rõ ràng hơn nữa để phân biệt nó với những hiện tượng tương tự. Đối lập có ba đặc điểm: Một sự bất đồng về chánh trị, có tánh cách tập thể và có tính cách hợp pháp.

1. Trước nhất, đối lập phải là một sự bất đồng về chánh trị. Hiện tượng đối lập chỉ có, khi nào những kẻ chống đối có thể tổng hợp lại tất cả những vấn đề được đặt ra, đưa những vấn đề ấy lên một mực độ đại cương và phán đoán theo một tiêu chuẩn chính trị. Có thể có một số đông người dân chận đường chận xá để phản đối một chính sách của chính phủ, có thể có một số đông sinh viên, một đoàn thể văn hóa hay tôn giáo biểu tình đòi hỏi những cái gì. Đành rằng những sự kiện ấy có thể có hậu quả chính trị, nhưng đó không phải là đối lập. Đó chỉ là một sự khước từ, kháng cự hay phản đối. Hiện tượng đối lập chỉ có, khi nào sự khước từ ấy, sự kháng cự ấy, sự phản đối ấy được chính trị hóa. Continue reading

‘Bí mật nhà nước’ qua lời đại tá

Đại tá Trần Đăng Thanh ở một buổi giảng bài tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây tháng 9/2012

Đại tá Trần Đăng Thanh ở một buổi giảng bài tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây tháng 9/2012

Bài nói chuyện của một đại tá quân đội nhân dân Việt Nam bắt đầu được giới ngoại giao nước ngoài quan tâm, sau khi đã trở thành đề tài đàm tiếu của các blogger trong nước.

Đại tá, PGS.TS. Trần Đăng Thanh, từ Học viện chính trị của Bộ Quốc phòng, từ một người ít được biết đến bỗng được thế giới mạng bàn tán những ngày gần đây.

Tranh cãi nổ ra khi băng ghi âm buổi thuyết trình của ông với lãnh đạo trong ngành đại học ở Hà Nội bị tiết lộ, đưa lên trang mạng BấmBa Sàm.

Trong bài viết đăng trên báo mạng tiếng Anh Asia Times hôm 22/12, David Brown, một nhà ngoại giao Mỹ đã nghỉ hưu, nhận định những bình luận của đại tá Thanh được xem là “bí mật nhà nước”. Continue reading

Việt Nam: Hãy thả blogger, chấm dứt bịt miệng bất đồng chính kiến

Viet Nam: Release bloggers, stop silencing dissent

AmnestyBa blogger Việt Nam bị kết án tù khắc nghiệt với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước phải được trả tự do ngay lập tức, Tổ chức Ân xá Quốc tế lên tiếng trước phiên phúc thẩm vào ngày 28/12/2012.

Các blogger bị kết án vào ngày 24 tháng 9 năm 2012 sau một phiên xử chỉ kéo dài một vài giờ.

Nguyễn Văn Hải, được biết đến như Điếu Cày (“ống điếu của nông dân”) đã bị kết án 12 năm tù, cựu nữ cảnh sát Tạ Phong Tân 10 năm, và ông Phan Thanh Hải, được biết đến như AnhBaSaiGon 4 năm.

Tòa kháng cáo của họ sẽ diễn ra tại Tòa án nhân dân tối cao, thành phố Hồ Chí Minh.

“Các bản án của blogger là một nỗ lực trắng trợn của chính quyền Việt Nam nhằm bịt miệng quan điểm bất đồng chính kiến“, ông Rupert Abbott, nhà nghiên cứu về Việt Nam của Tổ chức Ân xá Quốc tế nói.  Continue reading

2012 : Những sự kiện quan trọng tại châu Á có ảnh hưởng đến Việt Nam

Nguồn RFI-tiếng Việt

Một cuộc biểu tình tại Hà Nội phản đối các hành động gây hấn của Trung Quốc 09/12/2012 (REUTERS)

Một cuộc biểu tình tại Hà Nội phản đối các hành động gây hấn của Trung Quốc 09/12/2012 (REUTERS)

Lưu Tường Quang / Tú Anh

Chính sách “cường quc hi dương” ca Bc Kinh t cho Bin Đông là ao nhà, Tokyo và Seoul đưa chính tr gia  diu hâu lên lãnh đo, M tái đnh v ti Châu Á thiết lp vòng đai án ng Trung Quc và khuyến khích n Đ “hướng v phương Đông”, Miến Đin dân ch hóa chếđđ thoát áp lc ca phương Bc. Tác đng nhân qu ca các s kin trên đây có th gây căng thng thêm trong khu vc nơi mà Vit Nam có v trí trng yếu.  Continue reading

Hiến pháp hay hợp đồng điện nước?

Luật sư Lê Quốc Quân

Gửi cho BBC từ Hà Nội

Tôi biết rằng những điều tôi viết sau đây có thể bị Đảng Cộng sản vứt vào sọt rác hoặc thậm chí tệ hơn là có thể bị tống giam nhưng lòng tin vào con người, sự hệ trọng của vấn đề cùng ý thức công dân thúc bách tôi.

Tòa Hiến pháp Đức trong một lần ra phán quyết về quan hệ với EU

Tòa Hiến pháp Đức trong một lần ra phán quyết về quan hệ với EU

Đó là từ ngày 2/1 đến 31/3/2013 Nhà nước sẽ lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, tháng 5/2013 sẽ trình quốc hội và nếu không có những sự biến lớn thì tháng 11/2013 nhân dân Việt Nam sẽ có bản Hiến pháp mới.

Đây sẽ là bản hiến pháp thứ 5, không kể nhiều lần sửa đổi, trong một thời gian chỉ hơn 6 thập kỷ những người cộng sản cầm quyền. Continue reading