NHÂN QUYỀN THEO KIỂU VIỆT NAM

Thanh Quang, phóng viên RFA

Nhiều blogger bị an ninh thường phục ngang nhiên đánh hội đồng khi đến công viên Thống Nhất tham dự hoạt động chào mừng ngày Quốc tế Nhân Quyền, ngày 8/12/2013. Nguồn danlambao

Nhiều blogger bị an ninh thường phục ngang nhiên đánh hội đồng khi đến công viên Thống Nhất tham dự hoạt động chào mừng ngày Quốc tế Nhân Quyền, ngày 8/12/2013.
Nguồn danlambao

Hồi tháng 11 vừa rồi VN được ghế trong Hội Đồng Nhân Quyền LHQ, khiến quan chức VN rầm rộ “phấn khởi”, chẳng hạn như Thiếu tướng Công an Bùi Quảng Bạ tự hào rằng “Nhìn lại những năm qua, trên lĩnh vực nhân quyền, Việt Nam đã đạt được những thành tựu hết sức quan trọng…Cộng đồng quốc tế đánh giá cao những thành tự này vì thế đã dành cho Việt Nam số phiếu ủng hộ cao nhất…”; Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngọai Quốc hội Trần Văn Hằng cho rằng “Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền sẽ là câu trả lời đích đáng đối với các thế lực lâu nay cố tình bôi nhọ, vu cáo chúng ta”; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói là “Quyền con người…đưa lên vị trí trang trọng hàng đầu trong Hiến pháp.”; Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khoe rằng VN “Bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ”; Chủ tịch nước Trương Tấn Sang quả quyết “bảo vệ  quyền con người”; Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng không quên quảng bá quyền con người là một trong những “nội dung quan trọng” trong Hiến pháp sửa đổi vừa được thông qua…

Cái mùi của chế độ

Nhưng chỉ tháng sau – tức tháng 12 này, VN – nói theo lời blog Dân Luận, “…tùy tiện chà đạp quyền con người trong Ngày Quốc Tế Nhân Quyền”. Blogger Hòang Dũng báo động rằng các hoạt động của những người yêu nước cổ súy cho nhân quyền đã bị nhà cầm quyền dùng cán bộ Thành đòan, côn đồ, an ninh chìm, phụ nữ, mắm tôm, bạo lực…hành hung; “các bọc mắm tôm liên tiếp được ném vào đòan người (yêu nước)”, “Có người buột miệng: Đúng là cái mùi của chế độ”…

Trong thời điểm kỷ niệm Ngày Quốc Tế Nhân Quyền ấy, khi từ Saigòn, Nha Trang, Đà Nẵng, Vinh cho tới Hà Nội, những Continue reading

BIỂN ĐÔNG và NHÂN QUYỀN: Yếu tố căn bản trong quan hệ Việt-Mỹ

Nguồn: RFI – Trọng Nghĩa

Cuộc hội kiến giữa Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (T) với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tại Hà Nội ngày 16/12/2012 REUTERS/Brian Snyder

Cuộc hội kiến giữa Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (T) với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tại Hà Nội ngày 16/12/2012 REUTERS/Brian Snyder

K t ngày 14/12/2013 va qua, sau nhiu ln b đình hoãn, Ngoi trưởng Hoa K John Kerry rt cuc đã chính thc đi thăm Vit Nam t ngày ông nhm chc, trong khuôn kh vòng công du Đông Nam Á cũng s đưa ông qua Philippines. Theo gii phân tích, đây là mt chuyến thăm rt được Hà Ni và Manila mong đi, trong bi cnh ch quyn bin đo ca c hai đu b Trung Quc ln lướt ti Bin Đông, và cn đến s hin din ca M đ hn chế tham vng bành trướng ngày càng rõ ca Bc Kinh.

Tại Việt Nam, lãnh đạo ngành ngoại giao Mỹ đã không phụ lòng mong đợi của nước chủ nhà khi loan báo quyết định tăng cường giúp đỡ Việt Nam trong lãnh vực an ninh trên biển – một hình thức gián tiếp hỗ trợ Việt Nam bảo vệ tốt hơn vùng Biển Đông của mình. Tuy nhiên, ông John Kerry cũng không quên nhắc lại một trong những mối quan tâm lớn của Washington trong quan hệ với Hà Nội. Đó là Việt Nam cần cải thiện nhiều hơn nữa tình hình nhân quyền.

Nhận xét chung về vòng công du của Ngoại trưởng Mỹ qua Việt Nam và Philippines lần này, các nhà phân tích đều nhấn mạnh đến khía cạnh « bù đắp » thiếu sót của Hoa Kỳ cách nay không lâu, khi chính Tổng thống Mỹ Barack Obama đã phải bỏ lỡ hai Hội nghị Thượng đỉnh quan trọng của khu vực là Hội nghị Thượng đỉnh APEC tại Indonesia, cũng như Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á tại Brunei. Lợi dụng sự vắng mặt của lãnh đạo Mỹ, Trung Quốc được cho là đã « mặc sức tung hoành » và biểu thị uy lực của mình.

Continue reading

Bài phát biểu của Hội AEDC trong buổi giao lưu kỷ niệm ngày Quốc tế Nhân quyền:

Buổi gặp có sự tham dự của đại diện các sứ quán Hoa Kỳ, Úc, Thụy Điển và CHLB Đức

Buổi gặp có sự tham dự của đại diện các sứ quán Hoa Kỳ, Úc, Thụy Điển và CHLB Đức

Thưa các vị khách quí,
Thưa các bạn đồng nghiệp,

Trước tiên, cho tôi thay mặt Hội AEDC được cảm ơn sự có mặt của các vị khách quí đại diện cho các cơ quan ngoại giao quốc tế tại Hà Nội, cảm ơn sự có mặt của các bạn đồng nghiệp đến từ No U FC, Hoang Sa FC, Mạng lưới Blogger Vietnam và tất cả các anh chị em trong Hội AEDC.
Hôm nay, chúng ta có mặt tại đây để kỷ niệm Ngày Nhân quyền Quốc tế.
Ngày 10 tháng 12 hàng năm được tôn vinh là Ngày Nhân quyền Quốc tế, được các nước trên thế giới kỷ niệm, là ngày Liên Hợp Quốc công bố Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. Ngày này vào năm 1948, bà Eleanor Roosevelt, nguyên Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ đã đại diện Liên Hợp Quốc tuyên đọc bản Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền lịch sử này tại Paris, Pháp.
Ngày 4/12/1950, trong phiên họp toàn thể lần thứ 317, Liên Hợp Quốc chính thức công nhận ngày 10 tháng 12 hằng năm là “Ngày Nhân Quyền” (Human Rights Day).
Quyền con người có giá trị phổ quát toàn cầu, bởi nó đã được Liên Hiệp Quốc ghi nhận trong Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền, trong các Công ước Quốc tế về các quyền con người. Đồng thời đã được các quốc gia thành viên ký kết và cam kết thực hiện, trong đó Việt Nam đã gia nhập và ngày 24-9-1982.
Kỷ niệm Ngày Nhân quyền Quốc tế tức là chúng ta cùng nhắc đến những người đã hy sinh để bảo vệ nhân quyền, những người là nạn nhân của sự vi phạm nhân quyền, những người đang phải chịu cảnh lao tù vì họ đã đấu tranh cho nhân quyền và bảo vệ nhân quyền, và thân nhân của họ.
Trong khi hầu hết các quốc gia trên thế giới, người dân các nước đều được hưởng các quyền con người căn bản nhất. Thì tại Việt Nam, chỉ tính từ năm 2006 tới nay, đã có gần 200 trăm người khi họ thực thi các quyền con người của mình như quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền lập hội, quyền hoạt động chính trị ôn hòa… đã bị bắt giam, bị xét xử và cầm tù từ 2 năm tới trung thân. Ngoài ra còn có hàng trăm người sắc tộc thiểu số ở Tây Nguyên như Ê Đê, Gia Rai, M’Nông, Ba Na, và người H’Mông ở các tỉnh Tây Bắc bị cầm tù từ 2 năm tới 18 năm vì đấu tranh cho quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của họ. Nhiều người hoạt động nhân quyền, hoạt động tôn giáo tuy chưa bị cầm tù, nhưng họ thường xuyên bị sách nhiễu, bị bôi nhọ và bị phân biệt đối xử. Đã có rất nhiều người dân khi bị bắt đưa vào đồn cảnh sát thì họ hoàn toàn khỏe mạnh. Nhưng chỉ ít giờ sau thì họ đã trở thành cái xác không hồn, còn nhiều người khác tuy không mất mạng, nhưng cũng với thương tích đầy mình.
Trong khi chúng ta đang ngồi đây để kỷ niệm Ngày Nhân quyền Quốc tế, thì vẫn còn trên người 100 người bạn của chúng ta vẫn đang bị cầm tù vì họ thực thi quyền làm người của họ và vì họ đấu tranh cho nhân quyền.
Chúng ta không chỉ là công dân Việt Nam, mà chúng ta còn là công dân của LHQ. Trách nhiệm đấu tranh bảo vệ nhân quyền và thúc đấy quyền con người là trách nhiệm của LHQ, trách nhiệm của chính phủ các nước, các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế và là trách nhiệm của tất cả mỗi chúng ta.
Ngày 1 tháng 1 năm 2014, Việt Nam chính thức là thành viên của Hội đồng Nhân quyền của LHQ, với nhiệm kỳ 3 năm. Đây là thời cơ cũng như thách thức để chúng ta cũng nhau thúc đẩy việc cải thiện tình trạng nhân quyền ở Việt Nam.
Nhân dịp Ngày Quốc tế Nhân quyền, chúng ta cùng nhau kêu gọi chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế và tất cả những ai quan tâm đến nhân quyền tại Việt Nam. Hãy lên tiếng kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự ngay lập tức và không điều kiện cho tất các tù nhân chính trị và các tù nhân lương tâm. Kêu gọi chính phủ Việt Nam hãy tôn trọng cũng như thực thi các cam kết với cộng đồng quốc tế và với nhân dân Việt Nam về nhân quyền.
Bây giờ, xin mời tất chúng ta cùng đứng lên và hãy dành 1 phút tưởng niệm những nạn nhân của sự vi phạm nhân quyền, và thầm cầu nguyện cho những người đang bị cầm tù vì họ đã thực thi quyền con người và vì đấu tranh cho quyền con người.
Xin cảm ơn tất cả Quí vị. Chúc các Quí vị mạnh khỏe. Chúa ban phước cho tất cả chúng ta.

MẤY NÉT VỀ NGÀY QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN 10 THÁNG 12

nhân quyềnHai chữ “nhân quyền” nghe thật xa vời với người Việt chúng ta! Đúng vậy. Thế nhưng khi đối diện với những vấn đề của các quyền cụ thể (quyền tự do kinh doanh, quyền đi lại, ngôn luận…), hay tìm hiểu về những con người – nạn nhân cụ thể (người mất đất, người bị tù oan…) thì các quyền rõ ràng là rất gần với mỗi người.

Mặt khác, bởi lẽ các quyền con người phụ thuộc lẫn nhau, nếu không có cái nhìn tổng thể về các quyền thì chúng ta khó lý giải được nguồn gốc và tìm ra các giải pháp cho các vi phạm. Giáo dục và phổ biến nhân quyền đòi hỏi tính hệ thống là vì vậy. Tổ chức các hoạt động kỷ niệm Ngày Nhân quyền (10/12), bên cạnh mục đích tôn vinh những người bảo vệ nhân quyền, cũng là một hoạt động hữu hiệu để giáo dục công chúng.

Bản “Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền” (Universal Declaration of Human Rights) được Đại hội đồng Liên Hợp quốc thông qua vào ngày 10/12/1948. Bản Tuyên ngôn này là nền tảng cho hai công ước cơ bản về quyền con người cùng được LHQ thông qua vào năm 1966 (ICCPR và ICESCR – Việt Nam đã gia nhập vào năm 1982), cũng như các văn kiện nhân quyền quốc tế trong nhiều lĩnh vực được thông qua sau đó. Nhiều văn kiện của các tổ chức liên chính phủ ở nhiều khu vực cũng chịu ảnh Continue reading

HIẾN PHÁP hay ĐẢNG PHÁP?

Luật sư Vũ Đức Khanh

Viết cho BBCVietnamese.com từ Canada

HPLúc 9:53:09 sáng ngày 28/11/2013, Quốc hội Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 đã biểu quyết thông qua bản Hiến pháp mới 2013 với 486 phiếu thuận, 2 phiếu trắng và không có phiếu chống trong tổng số 488 đại biểu có mặt đã bỏ phiếu tại Hội trường Quốc hội.

Truyền thông Nhà nước Việt Nam cho biết các vị đại biểu đồng loạt đứng lên vỗ tay mừng “giờ phút lịch sử” sau khi có kết quả như lời của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.

Cũng cần nói thêm rằng trên 90% đại biểu Quốc hội hiện nay là đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN).

Hiến pháp 2013 vừa được thông qua có tổng cộng 11 chương, 120 điều, sẽ bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2014, trong đó tiếp tục tái khẳng định vai trò độc quyền lãnh đạo của ĐCSVN về cả 2 mặt chính trị và kinh tế.

Đảng lãnh đạo, định hướng xã hội chủ nghĩa

Theo lời phát biểu của Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu với báo giới thì “Báo cáo của Ủy ban Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp trình Quốc hội sáng nay (28/11) đã khẳng định Continue reading

‘VN phải có tiến bộ nhân quyền nếu muốn thắt chặt bang giao với Mỹ’

Michael Lipin

Ông Scott Busby và Luật sư Nguyễn Văn Đài

Ông Scott Busby và Luật sư Nguyễn Văn Đài

Chúng tôi nhấn mạnh với chính phủ đến tầm quan trọng của các hoạt động mà xã hội dân sự tham gia, cho dù là thủ tục tôn giáo, thực thi quyền tự do phát biểu, làm việc về các vấn đề nhân quyền, hay tổ chức các sinh hoạt nhân đạo.

Scott Busby

Một nhà ngoại giao cấp cao của Hoa Kỳ tuyên bố Việt Nam phải đạt được “tiến bộ có thể chứng minh được” về nhân quyền trong những tháng sắp tới, nêu muốn thắt chặt bang giao với Hoa Kỳ, một nước cựu thù thời chiến.

Continue reading

NÓI THẬT VỀ CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN

Ông Lee Edwards.

Ông Lee Edwards.

Trong thời gian ở thăm Latvia, ông Lee Edwards, chủ tịch Quỹ tưởng niệm các nạn chân của chủ nghĩa cộng sản, đã dành cho tờ Latvijas Avizeb buổi phỏng vấn dưới đây. Xin nói thêm rằng tổ chứcThe Victims of Communism Memorial Foundation (Quỹ tưởng niệm các nạn chân của chủ nghĩa cộng sản), do ông lãnh đạo, đang quyên góp tiền để dựng ở Washington đài tưởng niệm các nạn nhân của ý thức hệ cộng sản.

– Các ông có ý định xây dựng một đài tưởng niệm các nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản ở Washington. Tại sao hiện nay đây là công việc quan trọng?

– Chúng ta có thể nói đến 100 triệu nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản trên thế giới. Đây là số liệu từ tác phẩm của sáu nhà trí thức Pháp, có tên là Chúa trời đã thua, do nhà Continue reading

NƠI DIỄN TẬP CỦA DÂN CHỦ

Nguyễn Hưng Quốc

Hàng ngàn người đến trước tòa án để ủng hộ Luật sư Lê Quốc Quân

Hàng ngàn người đến trước tòa án để ủng hộ Luật sư Lê Quốc Quân

Để đàn áp những người tranh đấu cho dân chủ và chủ quyền quốc gia hiện nay, nhà cầm quyền Việt Nam phải đối diện với rất nhiều nghịch lý.

Trước, cách đây mấy chục năm, biện pháp trấn áp những người phản kháng, nhất là dưới hình thức biểu tình, có lẽ rất dễ dàng: Một, công an cứ nhào đến lấy dùi cui nện vào đầu, vào vai, vào ngực, vào bất cứ chỗ nào trên thân thể những kẻ cứng đầu hay những “tên phản động”. Không có ai trong số những người yêu nước hay bất đồng chính kiến có thể khỏe hơn công an và có khả năng chịu đòn lâu dài nên việc giải tán các đám biểu tình thường rất nhanh chóng. Hai, kín đáo hơn, cứ đến thẳng nhà từng người, còng tay và đẩy thẳng vào nhà tù, cho nhịn đói dài dài là bao nhiêu nhiệt huyết sẽ nguội tắt hết ngay.

Continue reading

KẺ NHỐT NGƯỜI HÓA RA CŨNG BỊ NHỐT

Bùi Tín

Ông Lý Quang Diệu nhận định rằng 'lãnh đạo Việt Nam bị ý thức hệ cầm tù'

Ông Lý Quang Diệu nhận định rằng ‘lãnh đạo Việt Nam bị ý thức hệ cầm tù’

Nhà chính trị lão thành Lý Quang Diệu, được coi là cha đẻ của nước Singapore hiện đại, một thời được mời làm cố vấn cho các nhà lãnh đạo Việt Nam khi bắt đầu đổi mới và hội nhập vào cuối thế kỷ trước. Ông vừa ra mắt cuốn sách One man’s view of the world (Nhìn thế giới của một con người).

Cuốn sách có một đoạn ngắn nói đến Việt Nam. Ngắn nhưng rất bổ ích, rất đáng để những người lãnh đạo của Việt Nam tham khảo, cũng như rất đáng để mỗi ủy viên Trung ương đảng CS, mỗi đại biểu Quốc hội cùng mọi người Việt Nam suy ngẫm.

Chúng ta còn nhớ từ đầu năm 2011, nhân đại hội đảng CS VN lần thứ XI, «Ông già Lý» – như dân Singapore thường ông Lý Quang Diệu một các thân mật – đã trả lời phỏng vấn trên báo Straits Times tỏ ý nản lòng, thất vọng về Việt Nam, khi ông cho rằng những góp ý của ông ở Hà Nội những năm xưa đã không được lắng nghe và thực hiện. Hồi đó ông giới thiệu cho ông Võ Văn Kiệt và các đồng sự rằng muốn chống tham nhũng có hiệu quả, phải có 3 điều: pháp luật rất nghiêm (để không ai dám tham nhũng), tiền lương viên chức tạm đủ cho họ và gia đình (để không ai cần tham nhũng để sống) và dư luận xã hội trong sáng lên án mạnh tệ Continue reading

KINH TẾ VIỆT NAM VÌ ĐÂU NÊN NỖI?

Tác giả: TS. Huỳnh Thế Du

Kinh tế VN

Sau 5 năm kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và gần 7 năm kể từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), kinh tế Việt Nam đang ở trong tình trạng khá bi đát. Có ý kiến đánh giá Việt Nam đã không may vì phải chịu tác động của khủng hoảng toàn cầu… Tuy nhiên, người viết cho rằng những rắc rối hiện nay của Việt Nam chủ yếu là do những vấn đề nội tại chứ không phải tác động từ bên ngoài. Một trong những vấn đề chính là khu vực trong nước đã từ bỏ việc tận dụng lợi thế, tập trung cho sản xuất kinh doanh sang đầu cơ tài sản trong bối cảnh “căn bệnh Hà Lan” đã làm tổn hại nghiêm trọng sức cạnh tranh của khu vực sản xuất.

Continue reading