Lâm Thúy Vân

Nguồn: Blog Trịnh Hội

Lâm Thúy VânThứ bảy tuần rồi, sau 5 năm vắng bóng, tôi đã trở lại sân khấu của Trung Tâm Asia trong vai trò làm guest MC cho chương trình kỷ niệm 32 năm từ ngày Trung Tâm Asia hoạt động ở Hải Ngoại. Tôi đã được xếp đứng giới thiệu chương trình cùng với MC Lâm Quỳnh (con nhà thơ Du Tử Lê), MC Quỳnh Hương là em của chị Ý Lan và là con của cô Thái Thanh. Và ca sĩ Lâm Thúy Vân, một trong những gương mặt chính của Trung Tâm trong suốt 23 năm qua. Kể từ ngày cô nổi tiếng vào cuối thập niên 1980 qua nhạc phẩm ‘Cơn Mưa Hạ’ của anh Trúc Hồ (nhạc) & Trầm Tử Thiêng (lời):

Từng hạt mưa, nhẹ như phím đàn
Tình gọi tình, vòng tay quá ngỡ ngàng
Làn môi hôn, rét căm trong đêm
Tình nghiệt oan, đưa ta vào vòng ái ân
Continue reading

Tuyên bố Nhân quyền ASEAN: “mừng hay lo”?

Phạm Lê Vương Các

Kêu gọi cải thiện nhân quyền trước Hội nghị Thượng đỉ̀nh Asean

Mới đây Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN đã thông qua “Tuyên bố Nhân quyền ASEAN” ở Phnom Penh, bất chấp sự phản đối quyết liệt của các tổ chức và cá nhân bảo vệ Nhân quyền quốc tế.

Những người làm ra Tuyên bố này cho rằng tuy có “khiếm khuyết” nhưng nó “mang tính bước ngoặt của lịch sử và tiến bộ”. Continue reading

Các giá trị tự do không thể bị cầm tù

Chúng ta ai cũng hiểu rằng tự do là khát vọng của mọi dân tộc và công dân sống trên trái đất này. Nó đại diện cho những giá trị nhân văn cao đẹp của con người. Một xã hội văn minh, một cuộc sống tốt đẹp và nhân bản luôn được tồn tại dựa trên nền tảng của sự Tự do.
Tự do đồng nghĩa với Tiến bộ và Văn minh

Thước đo sự tiến bộ và văn minh của một xã hội được nhìn nhận, đánh giá thông qua những giá trị tự do mà nó có được. Những giá trị đó tỉ lệ thuận với trình độ phát triển của các thành tựu văn minh con người, nó tự thân khẳng định trong mọi môi trường lịch sử cũng như bối cảnh xã hội.

Trong những quốc gia văn minh, tự do đã trở thành một thứ quyền thiêng liêng và không thể chối cãi của con người. Nó tồn tại trong các định chế của pháp luật, trở thành văn hoá ứng xử của các thành viên xã hội. Khái niệm tự do được hiểu và phát triển mạnh mẽ nhất từ khi các cuộc cách mạng dân chủ tư sản bùng phát ở Tây Âu. Và từ đó khái niệm “Tự do” trở thành tâm điểm cũng như mục đích của mọi cuộc cách mạng và cải cách xã hội.  Continue reading

Quyền tự quyết của người dân

Quyền « nhân dân tự quyết » chính là một phương cách để phần nào vượt qua sự bế tắc của dân chủ hình thức 
Vào trung tuần tháng 10, thủ tướng Anh David Cameron đã ký một văn kiện dọn đường cho một cuộc trưng cầu dân ý với câu hỏi đặt ra là việc Scotland trở thành một quốc gia độc lập. Tại Bỉ quốc, người Flamand, vừa thắng phiếu trong một cuộc bầu địa phương, đòi tách thành một quốc gia riêng biệt. Dân vùng Catalogne cũng vừa biểu tình đòi ly khai khỏi vương quốc Tây Ban Nha. Cần thêm là vùng Lombardie ở Ý đã từng ủng hộ đòi hỏi độc lập trước khi ước vọng này phải tạm thời lùi bước, vì chính đảng chủ trương điều ấy là một đồng minh của Berlusconi, vừa bị loại khỏi chính quyền. Bên kia Đại Tây Dương, đảng cầm quyền ở Quebec, vừa thắng cử, cũng mang chủ trương độc lập, mặc dù viễn tượng ấy hiện vẫn bị coi như rất xa vời. Continue reading

Quyền im lặng trong Tố tụng hình sự

Luật sư Nguyễn Văn Đài

Hầu hết các nước trên thế giới, công dân của họ đều có quyền im lặng và quyền có luật sư. Điều này được qui định cụ thể trong luật và không phân biệt đó là vụ án hình sự bình thường, vụ án có liên quan đến an ninh quốc gia hay liên quan đến chính trị. Nếu các quyền này không được tôn trọng thì bản án sẽ bị hủy bỏ vì không có giá trị. Continue reading

Quyền Con Người

Đào Tuấn – Có một chi tiết đáng chú ý trong Hiến pháp sửa đổi lần này, đó là “Quyền con người”, “quyền công dân” được đưa ngay trong chương II, thay vì là chương V như Hiến pháp 1992.

Người coi đó là chuyện nhỏ, thì đúng là 1,2, hay 5 chỉ là số thực tự thông thường. Nhưng trong đạo luật quan trọng nhất của một quốc gia là hiến pháp, đó là thứ tự tự không theo bảng chữ cái A, B, C. Và hơn cả số thứ tự, nó cho thấy nhận thức tiến bộ và văn minh của các nhà làm luật. Continue reading

Khuynh hướng ‘liberal’ là gì tại Hoa Kỳ?

(Nguồn Báo Người Việt)

Hùng Tâm/Người Việt

Cùng một chữ mà có nhiều nghĩa trái ngược Trong chính trường Hoa Kỳ, trước và sau cuộc bầu cử, có một chữ một từ thường được báo chí sử dụng, đó là “liberal” hay “liberalism.” Người ta hiểu từ này và dịch sát nguyên ngữ là “tự do” hoặc “chủ nghĩa tự do.” Nhưng nếu để nói về một khuynh hướng chính trị thì sự thể sẽ hơi khác.

Tại Hoa Kỳ, đấy là trào lưu thiên tả, cấp tiến hay xã hội, tức là trái ngược với xu hướng bảo thủ hay hữu khuynh. Chứ tại Âu Châu và hầu hết các nước khác trên thế giới thì “liberal” lại là khuynh hướng bảo thủ. “Hồ Sơ Người-Việt” sẽ tìm hiểu về nghịch lý ấy để chúng ta cùng thận trọng khi lọc tin, dịch tin hoặc khi đọc báo về cuộc bầu cử năm nay của nước Mỹ. Continue reading

Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí

Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí là quyền con người không thể bị tước đoạt. Bởi vậy nó được bảo vệ không chỉ ở cấp độ đạo luật có giá trị pháp lý cao nhất của quốc gia là Hiến pháp mà còn được bảo vệ ở Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị do Liên Hiệp Quốc ban hành.

Điều 69 Hiến pháp Việt Nam 1992 qui định: “công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí…”

Điều 4 luật Báo chí cụ thể hóa quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận như sau :

“1- Được thông tin qua báo chí về mọi mặt của tình hình đất nước và thế giới ;

2- Tiếp xúc, cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí và nhà báo; gửi tin, bài, ảnh và tác phẩm khác cho báo chí mà không chịu sự kiểm duyệt của tổ chức, cá nhân nào và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin ;

3- Phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới ;

4- Tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ;

5- Góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và thành viên của các tổ chức đó.”

Điều 19 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị:

 “Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm cả quyền tự do tìm kiếm, nhận và truyền đạt mọi loại tin tức, ý kiến, không phân biệt ranh giới, hình thức tuyên truyền miệng, hoặc bằng bản viết, in, hoặc bằng hình thức nghệ thuật hoặc thông qua mọi phương tiện đại chúng khác tùy theo sự lựa chọn của họ.”

Theo các qui định của Hiến pháp, luật Báo chí và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị. Chúng ta đều nhận thức rằng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí là điều kiện không thể thiếu cho sự phát triển đầy đủ của các quyền con người. Chúng cần thiết cho bất kỳ xã hội nào. Chúng cần thiết cho tất cả các xã hội tự do và dân chủ. Hai quyền này liên quan chặt chẽ với nhau, chúng cung cấp phương tiện cho việc trao đổi và phát triển ý kiến. Continue reading

Quyền bình đẳng

 

Điều 52 Hiến pháp qui định: “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”.

Điều 63 Hiến pháp qui định: “công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và gia đình.”

Quyền bình đẳng trước pháp luật là một quyền con người, quyền công dân. Đó là quyền được xác lập tư cách công dân trước pháp luật; không bị pháp luật phân biệt đối xử và quyền có vị thế ngang nhau trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ như nhau. Nó được xem xét các cấp độ khác nhau.

Trước hết, quyền bình đẳng trước pháp luật được thể hiện là nhu cầu của một chủ thể tự nhiên với tư cách là một con người buộc phải có và cần phải có. Trong xã hội không thể có tự do nếu không có sự bình đẳng thật sự giữa các thành viên trong xã hội với nhau. Bản chất của sự bình đẳng là công nhận các giá trị như nhau của các thành viên xã hội trong tất cả các lĩnh vực khác nhau: kinh tế, xã hội và pháp luật. Continue reading

QUYỀN TỰ DO HỘI HỌP, LẬP HỘI

Điều 69 Hiến pháp Việt Nam 1992 qui định: “công dân có quyền hội họp, lập hội”.

Trước đó, để cụ thể hóa quyền tự hội họp và quyền tự do lập hội được qui định tại điều 10 Hiến pháp năm 1946. Ngày 20 tháng 5 năm 1957, Hồ Chủ Tịch đã ký luật số 101/SL-L-003 qui định về quyền tự do hội họp. Luật về quyền tự do hội họp ngày 20 tháng 5 năm 1957  đến nay vẫn còn hiệu lực thi hành. Continue reading