PRISON PROTEST IN XUAN LOC NEED YOUR ATTENTION

VIETNAM HUMAN RIGHTS COMMITTEE

TO: THE INTERNATIONAL DIPLOMATIC MISSIONS IN HANOI

URGENT: PRISON PROTEST IN XUAN LOC NEED YOUR ATTENTION

On Sunday morning, around 8:30 am, 10 political prisoners along with about 1000 common prisoners staged a protest against the oppressive and inhuman conditions in K1, Xuan Loc prison, Dong Nai province. Protesters held colonel Ho Phi Thang, the manager of Xuan Loc prison.

At around midday, these prisoners were able to make contact with the outside world and record their messages. Their phone line was then immediately cut off. Since then, we have not been able to gather information or make contact.

Monday morning, Thanh Nien reported that the Ministry of Public Security has mobilized security forces from Thu Duc prison and Huy Khien prison; riot police of Dong Nai province; fire marshals and security police from Xuan Loc. It appears that order was restored by yesterday evening.

Tran Huynh Duy Thuc, musician Viet Khang, Pastor Phan Ngoc Tuan, Tran Hoang Giang, Nguyen Ngoc Cuong, Huynh Minh Tri are among the many religious and political prisoners imprisoned at Xuan Loc prison.

We are currently arranging for their family to visit them at Xuan Loc. But we understand that they have been kept in inhuman conditions and mistreated on a daily basis.

The reasons why this group of political prisoners have stood up against these prison officals include:

1/ Food and water have been consistently withheld;

Continue reading

‘Muốn dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí, Hà Nội cần cải thiện nhân quyền’

Ông Yun nói rằng Mỹ sẽ ủng hộ nỗ lực hiện đại hóa quân sự của Việt Nam trong lĩnh vực phi sát thương.

Ông Yun nói rằng Mỹ sẽ ủng hộ nỗ lực hiện đại hóa quân sự của Việt Nam trong lĩnh vực phi sát thương.

VOA Tiếng Việt

Quyền Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Joseph Yun một lần nữa nhấn mạnh như vậy trong một cuộc phỏng vấn dành riêng cho ban Việt Ngữ – Đài VOA.

Các giới chức quân sự cấp cao của chính quyền Hà Nội từng bày tỏ mong muốn Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm này, nhưng phía Mỹ lại đặt điều kiện về nhân quyền.

Trả lời VOA, ông Jun nói phía Mỹ sẽ xem xét tới vấn đề vũ khí sát thương, nhưng ông nhắc lại rằng việc này dính líu tới vấn đề nhân quyền.

Continue reading

ĐẢNG CỘNG SẢN VN ‘PHÁT TRIỂN NHÂN QUYỀN’

Sinh hoạt tín ngưỡng ở Việt Nam bùng nổ những năm qua

Sinh hoạt tín ngưỡng ở Việt Nam bùng nổ những năm qua

Cùng thời gian Quốc hội Mỹ thông qua Dự luật Nhân quyền Việt Nam HR 1897, Đảng Cộng sản Việt Nam nhấn mạnh chủ đề ‘phát triển quyền con người’ và xác nhận công dân Việt Nam có mọi quyền tự do tôn giáo.

Tiến sỹ Vũ Quang Vinh, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Lịch sử Đảng có bài trên BấmTạp chí Cộng sản (25/6/2013) cho rằng Việt Nam đang ”tiếp tục kiện toàn tổ chức, nâng cao vai trò của các cơ quan lập pháp, hành pháp trong việc bảo đảm quyền con người”.

Theo ông, chính quyền đang nhắm tới mục tiêu “bảo đảm được quyền tự do bầu cử, ứng cử của người dân”, và tiếp tục “nội luật hóa các điều khoản trong ‘Công ước quốc tế về quyền con người’ mà Việt Nam đã ký kết cho phù hợp với hệ thống pháp luật quốc gia”.

Bài viết cũng nói chính quyền sẽ “xử lý nghiêm minh những trường hợp cố tình vi phạm quyền con người của người dân” ở Việt Nam.

Nhà nước cũng đang thực hiện chính sách “ưu tiên hơn nữa cho những nhóm đối tượng đặc biệt, thu hẹp dần khoảng cách phân hóa giàu nghèo, tạo cơ sở để thực hiện quyền bình đẳng và tự do dân chủ của con người,” theo tiến sỹ Vũ Quang Vinh.

Nhận rõ các âm mưu

Continue reading

VŨ KHÍ GIÁO DỤC MỸ Ở VIỆT NAM

Mark A. Ashwill

Gửi cho BBCVietnamese.com từ Hà Nội

Thượng nghị sỹ Fulbright và vợ nhận Huân chương Tự do vì sự nghiệp giáo dục năm 1993

Thượng nghị sỹ Fulbright và vợ nhận Huân chương Tự do vì sự nghiệp giáo dục năm 1993

Trong những năm gần đây, Hoa Kỳ đã dành nhân lực tiền tài đáng kể để cố gắng nhào nặn kẻ thù cũ theo hình ảnh nước Mỹ.

Với một đất nước khao khát học tập, dân số trẻ, theo Khổng giáo, còn gì tốt hơn là giáo dục? Mục tiêu chung cuộc không chỉ là gây ảnh hưởng mà còn quyến rũ và chuyển hóa.

Đại kế hoạch

Nền tảng cho các hoạt động liên quan giáo dục của Mỹ ở Việt Nam là một điện tín thời trước Wikileaks, U.S-Vietnam Education Memo, từ Sứ quán Mỹ ở Hà Nội mùa xuân 2008. Văn bản tám trang, 4,330 chữ, đầy những nhắc nhở lạc quan về việc phải nắm bắt cơ hội và tận dụng sự ngưỡng mộ của người Việt dành cho hệ thống giáo dục đại học Mỹ. Hoa Kỳ được mô tả như một hiệp sĩ trong áo giáp sáng ngời, với thái độ nói được làm được và tinh thần hào sảng, sắp đến giúp hàng triệu bậc cha mẹ và học sinh tuyệt vọng người Việt.

Điều ghê tởm về bức điện này không phải là ngôn ngữ khiêu khích, giọng văn coi thường hay thông tin thiếu chân thực. Các dữ kiện, con số, phân tích và kết luận rằng hệ thống đại học Việt Nam đang khủng hoảng đều chính xác và giống như các bài gần như hàng ngày trên truyền thống nhà nước Việt Nam.

Continue reading

HẠ VIỆN MỸ THÔNG QUA LUẬT NHÂN QUYỀN VIỆT NAM

Các dự luật phải được lưỡng viện phê chuẩn trước khi lên trình tổng thống

Các dự luật phải được lưỡng viện phê chuẩn trước khi lên trình tổng thống

Dự luật Nhân quyền Việt Nam HR 1897 kêu gọi siết chặt chế tài với Hà Nội vừa được Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện Hoa Kỳ thông qua, nhưng còn phải qua nhiều bước nữa.

Thông cáo từ Hạ viện Mỹ cho hay dự luật này được các dân biểu thuộc Ủy ban Đối ngoại nhất trí thông qua.

Đây là dự luật do hai nghị sỹ Ed Royce, đảng Cộng hòa, bang California; và Chris Smith, đảng Cộng hòa, bang New Jersey, khởi xướng.

Dự luật HR 1897 đưa ra khuyến nghị nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở Việt Nam thông qua ràng buộc điều kiện nhân quyền và dân chủ vào các khoản viện trợ phi nhân đạo dành cho chính phủ Việt Nam, đồng thời cổ súy thái độ cứng rắn hơn đối với Hà Nội trong lĩnh vực nhân quyền và tự do tôn giáo.

Dự luật này sẽ phải được đưa ra bỏ phiếu thông qua tại phiên họp chung của Hạ viện vào tháng 10/2013, sau đó chuyển qua cho Thượng viện xem xét.

Continue reading

ĐẠO LUẬT NHÂN QUYỀN VIỆT NAM năm 2013 – HR 1897.

fna 3

Bản dịch của Huỳnh Thục Vy (Defend the Defenders)

ĐẠO LUẬT NHÂN QUYỀN VIỆT NAM năm 2013 – HR 1897.

Quốc hội Hợp chủng quốc Hoa Kỳ thứ 113

Phiên họp thứ nhất

H. R. 1897: Nhằm thúc đẩy Tự do và Dân chủ ở Việt Nam

Tại Hạ viện Hoa Kỳ

Ngày 8 tháng 5 năm 2013

Ngài SMITH của tiểu bang New Jersey (đại diện cho chính mình, cho ngài ROYCE, ngài WOLF, bà LOFGREN và ngài LOWENTHAL) giới thiệu đạo luật sau đây, đạo luật đã được đệ trình lên Ủy ban Ngoại giao Hạ viện Hoa Kỳ.

DỰ LUẬT

Continue reading

CHÍNH TRỊ VIỆT NAM: XẢO THUẬT TÍN NHIỆM

Đàn áp thì khốc liệt;
tự phê bình thì nhẹ nhàng

Mọi chuyện đã tệ hơn với Vũ AFP PHOTO

Mọi chuyện đã tệ hơn với Vũ
AFP PHOTO

Bản dịch của Lê Thiên Hà
(Defend the Defenders)

The Economist

SINGAPORE | 21.6.2013| Công an Việt Nam đương vào mùa bận rộn. Đối tượng của họ, như thường xuyên vẫn vậy, là những blogger gây nhiều phiền toái ở xứ sở này. Ngày 13.6, họ bắt giữ Phạm Viết Đào ở Hà Nội; hai ngày sau lại đến lượt Đinh Nhật Uy tại tỉnh Long An ở miền Nam. Cả hai đều chỉ trích chính quyền trên mạng internet; cả hai đều bị giam giữ theo một điều khoản “giết nhầm hơn bỏ sót” của bộ luật hình sự, cho phép bắt giữ với lý do “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước”. Ông Đào, một cựu quan chức, là người có ảnh hưởng đặc biệt trong cộng đồng blog Việt Nam, tương tự như Trương Duy Nhất, một blogger khác, người bị bắt tại Đà Nẵng ngày 26.5. Theo pháp luật hiện hành, họ đều phải đối mặt với bản án lên đến 7 năm tù giam.

Các vụ bắt giữ này là một phần trong cuộc trấn áp nhằm vào giới bất đồng chính kiến, đặc biệt là trên mạng, vốn bắt đầu tăng tốc kể từ tháng Chạp năm ngoái, khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lặp lại một chỉ thị cho lực lượng công an, đấu tranh với “các thế lực thù địch” sử dụng internet để “phổ biến hoạt động tuyên truyền đe doạ an ninh quốc gia và chống lại Đảng và Nhà nước”. Cho đến thời điểm này của năm 2013, hơn 40 nhà hoạt động dân chủ và blogger đã bị bắt giữ, nhiều hơn con số của cả năm 2012.

“Danh tiếng” của Việt Nam như một xã hội ngày càng nhuốm màu ám bức đang tiếp tục xấu đi. Uỷ ban Bảo vệ Ký giả (Committee Continue reading

NHỮNG ĐỔI THAY TỪ TRONG LÒNG XÃ HỘI CHÂU Á

Bản dịch của Nguyễn Thanh Thuỷ
(Defend the Defenders)

David Pilling
Financial Times | 13.6.2013 |

Các nhà hoạt động đã làm việc để thúc đẩy nhận thức về quyền của người đồng tính ở Việt Nam

Các nhà hoạt động đã làm việc để thúc đẩy nhận thức về quyền của người đồng tính ở Việt Nam

Tháng trước, tại công viên Lý Thái Tổ, trung tâm Tp Hà Nội, một nhóm khoảng 1.000 bạn trẻ quấn khăn hình cầu vồng và mang theo những lá có cờ hình cầu vồng đã bùng nổ trong một buổi tập hát và nhảy thường lệ. Điệu nhảy “flash mob”- đã nhóm lên những sự kiện tương tự ở thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Cần Thơ – với mục đích nâng cao nhận thức về quyền của người đồng tính.

Đó là ở Việt Nam, đất nước độc đảng được điều hành bởi Đảng Cộng Sản vốn không chấp nhận tụ tập đông người, sự bùng nổ của các hoạt động không hoàn toàn tự phát như nó đã diễn ra. Người tổ chức ông Lê Quốc Bình, một nhà hoạt động 40 tuổi, đã xin phép cơ quan chức năng để tổ chức sự kiện này. Tụ tập đám đông trên năm người mà không có giấy phép là bị cấm trong bộ luật an ninh hà khắc khắc và cựu học giả của học bổng Fulbright thường xuyên được mời “uống trà” cùng với công an mật để thông báo cho họ về những hoạt động của ông.

“Cách mà chúng tôi làm việc là hợp tác với chính quyền. Chúng tôi không đối đầu với chính quyền” Ông Bình nói, một hạt giống hoạt động mới người Việt tìm cách tổ chức hoạt động ở một trong những nước độc tài nhất Châu Á. “Chúng tôi tạo sân chơi cho mọi Continue reading

ĐIỀU 258 VÀ SỰ LẠM DỤNG QUYỀN LỰC

Thanh Quang, phóng viên RFA

Công an, an ninh trấn áp người biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội hôm Chủ nhật 02/06/2013. AFP

Công an, an ninh trấn áp người biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội hôm Chủ nhật 02/06/2013. AFP

Hồi tháng Hai vừa rồi, Tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền Human Rights Watch công bố Bản Phúc trình Toàn cầu năm 2013 lưu ý “Tình hình nhân quyền ở Việt Nam lại thụt lùi thêm một bước nữa…” khi nhà cầm quyền “theo đuổi chính sách cứng rắn để đối phó với những biểu hiện bất mãn về chính trị, xã hội và kinh tế trong nước đang ngày một gia tăng”.

Human Rights Watch cũng không quên báo động rằng “Các bloggers và nhiều người khác tham gia đóng góp tiếng nói phê phán quan chức và chính sách nhà nước, để rồi nhiều người bị bắt và xử tù”, và số nhà hoạt động “bị kết án và xử nhiều năm tù theo các điều 79 (lật đổ), 87 (phá hoại đoàn kết), 88 (tuyên truyền chống nhà nước), 89 (phá rối an ninh) và 258 (xâm phạm lợi ích nhà nước) của bộ luật hình sự” đang gia tăng đáng kể.

Điều 258

Nhắc đến điều 258, thì mới đây, trong vòng chưa đầy một tháng, có 3 bloggers tâm huyết với đất nước là nhà báo Trương Duy Nhất, nhà văn Phạm Viết Đào và chuyên viên máy tính Đinh Nhật Uy bị bắt nhân danh điều 258.

Qua bài “Điều 258, chúng ta và truyện ngụ ngôn bó đũa”, blogger Admin J báo động rằng:

“Điều 258 – cái cớ đủ “linh hoạt” để bỏ tù cả 90 triệu người Việt Nam – lẽ ra phải được xem như một sự xúc phạm ghê gớm đến tư cách con người và thể diện dân tộc. Nó còn phải được nhìn nhận như một họng súng chĩa vào toàn thể phong trào yêu nước, đe dọa toàn thể những con người khao khát tiến bộ và tự do.

Với tất cả những lí do ấy, chúng ta cần bênh vực một cách mạnh mẽ những nạn nhân chính thức và dự khuyết của điều 258, và đồng thanh lên án mưu đồ hiểm ác đằng sau luật này.”

Continue reading

QUYỀN LỰC

Nguyễn Hưng Quốc

QUYỀN LỰCTrong bài trước, “Lợi dụng tự do dân chủ và lợi dụng quyền lực”, tôi có nêu lên ba luận điểm chính: Một, nói một số người dân nào đó lợi dụng tự do dân chủ là nói một điều nghịch lý và vô lý; hai, vấn đề chính ở Việt Nam hiện nay là lợi dụng quyền lực chứ không phải là lợi dụng tự do dân chủ; và ba, trấn áp dân chúng với lý do họ lợi dụng tự do dân chủ là một hình thức lợi dụng quyền lực và cũng là một cách đánh tráo khái niệm. Trong bài này, tôi thử bàn thêm về khái niệm quyền lực.

Có rất nhiều cách hiểu khác nhau, nhưng cách hiểu đơn giản và phổ biến nhất là: Đó là khả năng chi phối, sai khiến và kiểm soát người khác để người khác phải làm những điều có khi chính họ không hề muốn. Không ai muốn phải làm việc quần quật căng thẳng từ sáng đến tối, nhưng chủ nhân đã quy định công việc và giờ giấc như thế, mọi người phải hy sinh ước muốn nhàn nhã cà phê cà pháo lê la tán gẫu với bạn bè để làm theo: chủ nhân có quyền lực. Không ai muốn hy sinh một phần, có khi khá lớn, lợi tức của mình, nhưng khi chính phủ quyết định tăng thuế, mọi người đành phải răm rắp vâng lời: chính phủ có quyền lực. Không ai muốn chết hay đối diện với nguy hiểm nhưng khi lãnh đạo ra lệnh, mọi người phải lao ra trận: lãnh đạo có quyền lực.

Continue reading