THỰC THI QUYỀN LẬP HỘI

Luật sư Nguyễn Văn Đài

Trong những năm qua, phong trào đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền của người Việt ở trong và ngoài nước đã có bước phát triển đáng kể. Đã có rất nhiều những thỉnh nguyện thư, kiến nghị được gửi cho các cơ quan Nhà nước Việt Nam, các tổ chức quốc tế và chính phủ các nước. Những việc làm đó đã thu hút được sự tham gia và ủng hộ của đông đảo đồng bào ở trong và ngoài nước.

Lập hộiĐã đến lúc, những người đấu tranh cho tự do dân chủ, nhân quyền ở trong và ngoài nước cần liên kết với nhau để thực thi các quyền con người về chính trị đã được Hiến pháp Việt Nam và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị ghi nhận. Một trong những quyền con người về chính trị căn bản nhất mà chúng ta nên thực hiện lúc này là quyền lập hội.

Về mặt pháp lý, quyền lập hội được qui định tại điều 69 Hiến pháp Việt Nam 1992, điều 22 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam đã ký kết. Trong dự thảo Hiến pháp sửa đổi ngày 11-4-2013, quyền lập hội tiếp tục được thừa nhận tại điều 26.

Về mặt thực tiễn, những người mong muốn tham gia lập hội đều là những người đang tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền, hoặc có mục đích tạo dựng các cơ chế dân sự để bảo vệ lợi ích tập thể của mình. Do vậy, khi tiến hành thành lập hội theo luật pháp của Việt Nam, chúng ta có thể sẽ bị chính quyền gây khó khăn mà không thực hiện được.

Continue reading

“Nói với mình và các bạn”: Vận động hành lang, thành lập đảng…

Phạm Đoan Trang

oan-Trang1-150x150Dưới đây là bài viết thứ tư trong loạt bài “Nói với mình và các bạn: Vẻ đẹp của chính trị”. Mục đích mà loạt bài hướng tới là góp phần giúp độc giả, nhất là các bạn trẻ, hiểu hơn về chính trị, về sự tham gia, về tự do ngôn luận và sự phân biệt giữa tự do ngôn luận với xúc phạm người khác, về hiến pháp, quyền lập hiến và quyền tẩy chay hiến pháp, bất tuân dân sự. 

Còn mục đích của bài thứ tư, thứ năm là trả lời một cách cụ thể câu hỏi: Trên lý thuyết, tham gia chính trị là làm gì?; và liên hệ nó với những câu chuyện trong thực tiễn ở Việt Nam cũng như thế giới.

* * *

Kỳ 4

VẬN ĐỘNG HÀNH LANG, THÀNH LẬP ĐẢNG…

Với cách hiểu chính trị là “quá trình ra quyết định và thực thi quyết định đó trong một nhóm, một cộng đồng, một xã hội, một quốc gia”, hoạt động chính trị, theo nghĩa rộng, là tất cả những gì bạn làm để tạo áp lực lên một cá nhân, một cơ quan, một tổ chức, nhằm thuyết phục họ hành động như ý bạn muốn. Còn theo nghĩa hẹp, hoạt động chính trị là công việc của những người làm chính trị như một nghề để sống; tuy nhiên, chúng ta sẽ bàn đến các chính trị gia chuyên nghiệp trong một kỳ khác của loạt bài này.

Continue reading