Dư luận xã hội và báo chí – Kẻ thù của tệ tham nhũng

Lâm Quang Việt

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Dư luận xã hội là sản phẩm của quá trình giao tiếp xã hội. Trong đó truyền thông đại chúng là cơ chế hữu hiệu đảm bảo sự hình thành dư luận xã hội trên phạm vi rộng lớn và trong giới hạn thời gian phù hợp để đảm bảo tính thời sự.
Trong tiến trình dân chủ hóa đời sống xã hội, những người dân bình thường ngày càng có cơ hội tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào các mặt hoạt động, xây dựng và quản lý đất nước. Chức năng giám sát, tư vấn  được thể hiện rõ nhất khi đối tượng của dư luận xã hội  là các hoạt động của cơ quan công quyền. Nhân dân không chỉ bầu ra người đại diện của mình tại các cơ quan dân cử mà còn thông qua sức mạnh của dư luận xã hội, họ đánh giá, nhận xét về chủ trương, chính sách của nhà nước, hoạt động của bộ máy chính quyền. qua đó dư luận xã hội thực hiện chức năng giám sát hoạt động của các cơ quan công quyền và các thiết chế xã hội, gây sức ép lớn đối với tệ tham nhũng, quan liêu, tắc trách.

    Trong các xã hội có nền dân chủ rộng rãi, công luận (kể cả báo chí) thường được coi là cơ quan quyền lực thứ tư. Các vấn đề biến cố trong đời sống xã hội: tội phạm tham nhũng, tệ nạn xã hội… trong trường hợp này lợi ích căn bản, hệ thống giá trị chuẩn mực, đạo đức luân lý của cộng đồng bị xâm hại nặng nề dẫn đến trạng thái phản ứng tức thời của người dân.Và ta thấy đặc biệt phải có sự tham gia của truyền thông, vì cá nhân nhóm không có cơ hội để tiếp xúc với thông tin thì sẽ khôngcó bất kỳ một ý kiến chủ động nào. Dư luận xã hội và báo chí được coi là kẻ thù của tệ tham nhũng , quan liêu, cửa quyền. Bởi lẽ dư luận xã hội và báo chí lúc nào cũng sẵn sàng lên án, tố cáo các hiện tượng tiêu cực đó trong đời sống. Continue reading

Xây dựng văn hóa nhân quyền cho Việt Nam

Lâm Quang Việt

    Con người vừa là chủ thể, vừa là sản phẩm của văn hóa. Cho nên, xét đến cùng, xây dựng nền văn hóa mới là nhằm tạo ra những con người Việt Nam mới thấm nhuần tinh thần dân tộc và những giá trị nhân quyền phổ quát của nhân loại để rồi các thế hệ người Việt Nam sẽ nối tiếp gây dựng và phát triển một nền văn hóa có bản sắc riêng, có khả năng đối thoại, hội nhập với thế giới, trong đó mỗi người dân Việt Nam đều coi sự tôn trọng những chuẩn mực nhân quyền như một phương cách sống.

    Một số nhà nghiên cứu ở Việt Nam và kể cả ở nước ngoài khi đề cập đến văn hóa, họ thường vận dụng định nghĩa văn hóa do UNESCO đưa ra vào năm 1994. Theo UNESCO, văn hóa được hiểu theo hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Continue reading