Quyền tự do quan điểm và biểu đạt theo Công ước quốc tế

ỦY BAN NHÂN QUYỀN – Phiên họp 102 (Geneva, 11-29/7/2011: Bình luận chung số 34 ve Điều 19 ICCPR: Tự do quan điểm và biểu đạt (Freedom of opinion and expression)

ỦY BAN NHÂN QUYỀN

Phiên họp 102 (Geneva, 11-29/7/2011)

Bình luận chung số 34

Điều 19: Tự do quan điểm và biểu đạt

Nhận xét chung

1.         Bình luận chung này thay thế Bình luận chung số 10 (phiên họp thứ 19).

2.         Tự do quan điểm và tự do biểu đạt là những điều kiện không thể thiếu cho sự phát triển đầy đủ của con người. Bất kỳ xã hội nào cũng cần có tự do quan điểm và tự do biểu đạt.[1] Chúng tạo thành nền tảng cho mọi xã hội tự do và dân chủ. Hai quyền tự do này có liên quan chặt chẽ, trong đó tự do biểu đạt là phương tiện cho việc trao đổi và phát triển các quan điểm. Continue reading

Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí

Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí là quyền con người không thể bị tước đoạt. Bởi vậy nó được bảo vệ không chỉ ở cấp độ đạo luật có giá trị pháp lý cao nhất của quốc gia là Hiến pháp mà còn được bảo vệ ở Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị do Liên Hiệp Quốc ban hành.

Điều 69 Hiến pháp Việt Nam 1992 qui định: “công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí…”

Điều 4 luật Báo chí cụ thể hóa quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận như sau :

“1- Được thông tin qua báo chí về mọi mặt của tình hình đất nước và thế giới ;

2- Tiếp xúc, cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí và nhà báo; gửi tin, bài, ảnh và tác phẩm khác cho báo chí mà không chịu sự kiểm duyệt của tổ chức, cá nhân nào và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin ;

3- Phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới ;

4- Tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ;

5- Góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và thành viên của các tổ chức đó.”

Điều 19 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị:

 “Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm cả quyền tự do tìm kiếm, nhận và truyền đạt mọi loại tin tức, ý kiến, không phân biệt ranh giới, hình thức tuyên truyền miệng, hoặc bằng bản viết, in, hoặc bằng hình thức nghệ thuật hoặc thông qua mọi phương tiện đại chúng khác tùy theo sự lựa chọn của họ.”

Theo các qui định của Hiến pháp, luật Báo chí và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị. Chúng ta đều nhận thức rằng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí là điều kiện không thể thiếu cho sự phát triển đầy đủ của các quyền con người. Chúng cần thiết cho bất kỳ xã hội nào. Chúng cần thiết cho tất cả các xã hội tự do và dân chủ. Hai quyền này liên quan chặt chẽ với nhau, chúng cung cấp phương tiện cho việc trao đổi và phát triển ý kiến. Continue reading

Tìm hiểu về Hội đồng Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc

Chính phủ Việt Nam đã chính thức nộp đơn ra ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc. Điều này đã gây ra sự ngạc nhiên và bất bình của những theo dõi và bảo vệ nhân quyền ở trong cũng như ngoài nước. Để giúp quí vị tìm hiểu về Hội đồng Nhân quyền của LHQ, Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam xin giới thiệu về Cơ quan này.

Cơ chế quốc tế về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người chính là bộ máy các cơ quan và các quy tắc, thủ tục về thúc đẩy, bảo vệ quyền con người trong hệ thống Liên hợp quốc.

Mặc dù có mục tiêu chung là để thúc đẩy và bảo vệ quyền con người và chung một mái nhà là hệ thống Liên hợp quốc, tuy nhiên, dựa trên vị thế pháp lý và chức năng, nhiệm vụ của chúng, các cơ quan quyền con người Liên hợp quốc được chia thành hai dạng: các cơ quan được thành lập theo (dựa trên) Hiến chương (charter-based organ hoặc charter bodies), và các cơ quan được thành lập theo (hoặc dựa trên) một số công ước quan trọng về quyền con người (treaty bodies). Một số tài liệu gọi hệ thống các cơ quan và thủ tục này là cơ chế dựa trên Hiến chương (charter-based mechanism) và cơ chế dựa trên công ước (treaty-based mechanism). Continue reading

XÉT XỬ CÔNG BẰNG THEO QUY ĐỊNH LUẬT PHÁP QUỐC TẾ

(Hình minh họa)

– Nhà nước CHXHCN Việt Nam là thành viên của Liên Hợp Quốc vào ngày 20/9/1977.

– Nhà nước CHXHCN Việt Nam tham gia Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền LHQ (1948)

– Nhà nước CHXHCN Việt Nam tham gia Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị (1966).

– Nhà nước CHXHCN Việt Nam ban hành Luật ký kết, gia nhập và thực hiện các điều ước Quốc tế năm 2005.

Theo Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền (1948) và Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị (1966), quyền xét xử công bằng là quyền căn bản, hòn đá tảng trong hệ thống bảo vệ nhân quyền quốc tế. Luật quốc tế bảo vệ những người bị bắt giữ vì cho rằng khi bị cáo buộc tội danh hình sự thì bị cáo sẽ phải đối mặt với cả một guồng máy nhà nước, mà ở đó nhân phẩm, thân thể, tính mạng của bị cáo…có thể bị đe dọa bởi sự lạm dụng quyền hạn của nhân viên công lý trong khi thực thi pháp luật. Do đó, “xét xử công bằng” có nghĩa là cho đương sự được bình đẳng về vũ khí (phương tiện) và cơ hội trong phiên xử. Các bên liên quan đến vụ án phải được đối xử ngang nhau khi tham dự phiên toà, nghĩa là phải được thông tin giống nhau, được trình bày và biện hộ trong những điều kiện như nhau. Muốn bảo đảm cho việc xét xử được công bằng thì quyền của bị cáo phải được bảo vệ nghiêm túc từ khi bị bắt cho đến khi có bản án chung thẩm (hoặc giám đốc thẩm). Continue reading

UNIVERSAL DECLARATION OF HUMAN RIGHTS

PREAMBLE

Whereas recognition of the inherent dignity and of the equal and inalienable rights of all members of the human family is the foundation of freedom, justice and peace in the world,
Whereas disregard and contempt for human rights have resulted in barbarous acts which have outraged the conscience of mankind, and the advent of a world in which human beings shall enjoy freedom of speech and belief and freedom from fear and want has been proclaimed as the highest aspiration of the common people,
Whereas it is essential, if man is not to be compelled to have recourse, as a last resort, to rebellion against tyranny and oppression, that human rights should be protected by the rule of law,  Continue reading

Tuyên ngôn Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (10-12-1948)

Lời nói đầu

Xét rằng việc thừa nhận phẩm giá bẩm sinh và những quyền bình đẳng bất khả chuyển nhượng của tất cả các phần tử trong đại gia đình nhân loại là nền tảng của tự do, công lý và hoà bình thế giới.

Xét rằng việc coi thường và khinh miệt nhân quyền đã đưa tới những hành động dã man làm phẫn nộ lương tâm nhân loại, và việc đạt tới một thế giới trong đó mọi người được tự do ngôn luận và tự do tín ngưỡng, đượïc giải thoát khỏi sự sợ hãi và khốn cùng, được tuyên xưng là nguyện vọng cao cả nhất của con người.  Continue reading