Cái gốc của vấn nạn Dân oan

RFA3

 
Ngày 14/04/2015 tại Thạnh Hoá (Long An), gia đình ông Nguyễn Trung Can và bà Mai Thị Thu Hương do không đồng ý giao đất để tiến hành công trình bờ kè thị trấn Thạnh Hóa cho chính quyền, khi đoàn cưỡng chế tiến hành thực hiện thì đã có một số người trong gia đình đã chống đối, cho nổ bình hơi hàn và tạt axit đậm đặc làm nhiều công an trọng thương.

Nguyên nhân dẫn tới việc người dân dùng bạo lực để chống lại đoàn cưỡng chế cũng vì gia đình họ không được chính quyền đền bù khu đất vốn của họ đang định cư bị giải tỏa một cách thỏa đáng và công bằng. Theo gia đình nạn nhân cho biết, chính quyền chỉ đền bù 300 ngàn đồng/1m2, trong khi đó bán cho họ đất định cư ở ngay bên cạnh với giá 25 triệu đồng/1m2 tức là cao gấp gần 80 lần giá đền bù. Và cuối cùng một bi kịch đã xảy ra đối với cả những nhân viên nhà nước tham gia cưỡng chế, với hàng chục người bị thương do bị bỏng axit và 07 thành viên gia đình ông Nguyễn Trung Can và bà Mai Thị Thu Hương đã bị bắt giữ và sẽ bị truy tố

Sự việc này làm người ta liên tưởng tới các vụ án Đoàn Văn Vươn ở Hải phòng, người đã dùng vũ khí tự tạo và bình gaz để chống trả lực lượng cưỡng chế từng làm rúng động dư luận cách đây mấy năm. Hay trường hợp của ông Đặng Ngọc Viết, một người dân oan ở Thái Bình, trong lúc tuyệt vọng đã cầm súng đến trụ sở cơ quan quản lý đất đai nã súng vào 5 cán bộ rồi tự sát v.v…. Điều đó cho thấy vấn đề những người dân bị mất đất, mất nhà, mất nơi làm ăn sinh sống… và bị dồn vào đường cùng và cuối cùng họ đã buộc phải lựa chọn sử dụng vũ khí để đáp trả nhân viên nhà nước tham gia cưỡng chế đất đai của gia đình họ trong tâm trạng tuyệt vọng đang là một vấn đề nổi cộm trong xã hội cần phải được các cấp, các ngành xem xét và tìm ra các giải pháp nhằm giải quyết triệt để.

Trước hết cần phải thừa nhận, vấn đề dân oan là sản phẩm đặc thù của xã hội Việt nam, đây là một vấn nạn nhức nhối và dai dẳng của xã hội Việt Nam trong suốt gần 30 năm đổi mới và cho đến hôm nay vẫn chưa thấy lối thoát. Vấn nạn này xuất hiện kể từ khi nhà nước tiến hành việc đổi mới kinh tế, để chuyển nền kinh tế từ hình thái kế hoạch hóa kiểu XHCN theo mô hình cộng sản, sang nền kinh tế thị trường xuất hiện từ năm 1986. Kể từ đó, khi một bộ phận cán bộ nhà nước có thẩm quyền ở các cấp đã cấu kết với các thương nhân, núp dưới danh nghĩa đầu tư các công trình phát triển kinh tế – xã hội để thu hồi và sử dụng một số lượng đất đai rất lớn của nhà nước vào mục đích kinh doanh của mình. Thông qua việc chạy chọt các thủ tục và các hợp đồng ăn chia giữa các cán bộ có thẩm quyền, đất do nhà nước được cấp cho tư nhân với giá đền bù rẻ như cho, kể cả đối với đất đai của người dân đang canh tác hoặc sử dụng thì bị thu hồi và đền bù cho chủ đất với giá rẻ như bèo, cụ thể là đền bù cho chủ đất một phần rồi phân lô bán nền với giá cao hơn gấp cả trăm lần.

Hậu quả của việc thu hồi đất này đã đẩy vô số những người dân hiền lành ra đường để nhập vào đội ngũ dân oan khiếu kiện, vì trong tay họ lúc đó chỉ có một chút tiền đền bù do nhà nước chi trả, trong lúc mọi tư liệu sản xuất để duy trì cuộc sống của họ đã không còn. Trong trường hợp người dân không đồng tình vì giá cả đền bù quá rẻ mạt, họ không có cơ hội để kiếm sống thì chính quyền lấy danh nghĩa các công trình quan trọng của nhà nước để dùng lực lượng công an, thậm chí kể cả quân đội dùng bạo lực để tham gia cưỡng chế. Như ở khu đô thị Ecopark – Hưng yên hay Giáo xứ Cồn Dầu  – Đà nẵng là những dẫn chứng điển hình. Và đối với những người không chấp nhận sự bất công đã cầm vũ khí đứng lên chống trả lực lượng cưỡng chế thì oan nghiệt lại ập lên gia đình họ. Lúc đó họ không chỉ mất nhà mất đất, mà bản thân họ và những người trong gia đình sẽ rơi vào vòng lao lý, tù tội.

Đây cũng là lý do giải thích vì sao hầu hết các đại gia ở Việt Nam hiện nay đều giàu và phất lên từ kinh doanh đất đai và bất động sản. Điểm mặt các doanh nghiệp tầm cỡ ở Việt Nam bây giờ, sẽ thấy các doanh nghiệp này hầu hết liên quan rất ít đến các ngành công nghiệp, dịch vụ, mà chủ yếu liên quan đến đất đai. Sự giàu lên một cách chóng mặt của các đại gia chủ yếu là nhờ vào xin cấp đất của nhà nước để kinh doanh bất động sản. Nguyên nhân sâu xa và là cái gốc của vấn đề dân oan cũng bởi chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai, đây là nguyên nhân của mọi nguyên nhân dẫn tới tình trạng một số ít người giàu lên nhanh chóng nhờ đất và trong khi đó thì có hàng nghìn, hàng vạn người đã bị đẩy ra đường để trở thành những người dân oan.

Vấn đề là ở chỗ, nếu mỗi người dân Việt Nam đều có quyền sở hữu chính danh trên mảnh đất của mình – sở hữu cá nhân, thì lúc đó nhà nước sẽ không thể áp dụng thủ tục thu hồi đất đai hay tổ chức cưỡng chế để thu hồi, mà phải tiến hành thủ tục trưng mua đối với chủ sở hữu. Song với thủ tục trưng mua, sẽ mang lại sự công bằng hơn cho người dân mất đất, nhưng lúc ấy sẽ khó khăn hơn cho người muốn có đất là các đại gia. Đây là lý do vì sao ở các quốc gia khác trên thế giới chúng ta không thấy hiện tượng có một lực lượng đông đảo những người dân bị mất đất, mất nhà, mất cửa… bị đẩy ra đường và tập trung khiếu nại trên đường phố các thành phố lớn như ở Việt Nam.

Điều bất hợp lý của chế độ sở hữu toàn dân mà ai cũng thấy là, người dân vinh hạnh được nhà nước coi là chủ nhân của đất đai, tài nguyên và vùng trời…, song trên thực tế cho thấy người dân hoàn toàn không có quyền định đoạt về những cái đó. Nghĩa là người dân thực sự chỉ có tiếng nhưng không có miếng. Vậy câu hỏi đặt ra là “ai là chủ sở hữu toàn dân”? Theo tất cả các văn bản luật hiện hành thì “Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân”. Nhưng một câu hỏi đặt ra tiếp theo là “vậy thì ai là Nhà nước”. Theo quy định thì Nhà nước là một bộ máy và hệ thống tổ chức bao gồm nhiều thiết chế và cơ quan khác nhau, từ ông Thủ tướng cho đến ông Chủ tịch xã. Thậm chí một ông cán bộ quèn của ủy ban xã cũng có thể nhân danh là người nhà nước. Do không làm rõ quyền đại diện, nên trong thời gian vừa qua đã xảy ra tình trạng khá phổ biến, đó là các cán bộ cấp xã cấu kết với nhau cũng có quyền bán đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Trong khi những người dân, vốn được cho là chủ nhân của đất đai, vùng biển, vùng trời thì chẳng hề mảy may có chút quyền hành gì.

Chính vì thế, theo chuyên gia Kinh tế Lê Đăng Doanh đã nhận định rằng : “Toàn dân không phải là một pháp nhân, cho nên cần phải cụ thể hóa người chủ sở hữu thật có tư cách pháp nhân là ai, có trách nhiệm giải trình như thế nào, ai giám sát việc thực thi quyền sở hữu ấy? Cần phải tiến tới xác định đa dạng hóa hình thức sở hữu về đất đai. Loại nào là sở hữu toàn dân? Loại đất mà người nông dân đã cày cấy bao nhiêu đời nay thì phải thừa nhận quyền sở hữu của họ chứ! Nếu không rõ ràng, dễ dẫn đến lạm dụng cái sở hữu toàn dân ấy để thu hồi đất, ăn chênh lệch giá, là điều hết sức nguy hiểm.”

Vấn đề sở hữu toàn dân thực sự là một rào cản, đồng thời là nguồn gốc của vấn đề dân oan. Những tồn tại và sự bất cập của loại hình sở hữu này thì ai ai cũng biết và chắc chắn những người lãnh đạo quốc gia đều biết. Song vì loại hình sở hữu mập mờ này vẫn có giá trị trong việc đánh lừa người dân, rằng sở hữu toàn dân là đặc trưng cho xã hội cộng sản, mọi tư liệu sản xuất đều thuộc về sở hữu toàn dân. Nhưng vấn đề cơ bản nhất là loại hình sở hữu này đã giúp cho các quan chức ở các cấp giàu lên nhanh chóng thông qua việc cấp đất cho các ông chủ tư nhân dưới chiêu bài các dự án phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

Tuy vậy. một vài người giàu lên vì những dự án liên quan đến đất thì cũng có hàng nghìn, hàng vạn người mất đất mất nhà, mất cửa. Với giá cả và các chính sách đền bù như hiện nay thì sẽ còn vô số những dân oan xuất hiện và trong số đó sẽ còn không ít người quá uất ức sẽ chống người thi hành công vụ, sẽ dẫn đến việc gây thương tích nghiêm trọng cho nhân viên nhà nước và bản thân họ sẽ lâm vào cảnh khốn cùng và có thể kết thúc trong vòng tù tội. Đã đến lúc, câu hỏi về giải pháp công bằng cho người dân trong các dự án thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội cần phải có câu trả lời thỏa đáng từ phía nhà nước. Vấn đề đất đai thuộc sở hữu toàn dân cần phải được xem xét hủy bỏ, để thay bằng các chủ sở hữu thực sự và phải là một thực thể pháp lý cụ thể. Khi đó, việc nhà nước thu hồi đất của dân để tiến hành các dự án phát triển kinh tế xã hội sẽ phải thông qua thủ tục trưng mua theo giá cả mà cả hai phía đều có thể chấp nhận được. Chỉ có như thế thì mới có thể giải quyết tận gốc vấn đề dân oan khiếu kiện như hiện nay.

nguồn: Kami’s blog

Phan Châu Thành (Danlambao) – Năm 2015 đã lừng lững bước một chân vào lịch sử nhân loại với bao tín hiệu cho thấy một giai đoạn biến động lớn đang ở ngay phía trước (2016-2018): cuộc đấu lớn Mỹ-Tàu-Nga-EU-Nhật chuyển gia đoạn “ngửa bài” và nâng cấp độ ở Ucraine, Biển Nhật bản, Biển Đông và trong lòng nước Tàu…; đám cháy ISIS trên tro tàn Al-Queda đang bùng phát; cả châu Á, châu Phi và Nam Mỹ đang thành trận địa chiến tranh ngầm giữa hai thế lực Dân chủ với cộng sản/hậu cộng sản, với cuộc chiến giá dầu thấp đang diễn ra khắp nơi và không chừa một ai… Với Việt Nam nói chung và những người dấn thân vì Dân chủ cho VN nói riêng, điều đó dường như càng rõ ràng hơn bao giờ hết và đang hứa hẹn những cơ hội, thử thách thức lớn phía trước…
Như mọi người dân Việt, tôi vô cùng quan tâm đến vận mệnh đất nước đang ngàn cân treo sợi tóc: bước lên con đường Dân chủ hay đi vào kiếp nô lệ Tàu-Việt cộng sâu đau hơn nữa đến muôn đời – đến chừng nào Tàu cộng và Nga Pu sụp đổ… Vì quan tâm tôi nên đau đáu quan sát phong trào dân chủ rất non trẻ của Việt Nam hôm nay và hy vọng… (Hy vọng là bệnh tình cố hữu của dân tộc Việt Nam đang tuyệt vọng cả thế kỷ nay rồi, tôi không ngoại lệ…). Và càng quan sát tôi càng “quan ngại”, càng vô cùng lo lắng… Tôi lo lắng đến nỗi thấy cần phải đưa ra quan điểm của mình từ sự quan tâm, những quan sát và suy tư, nỗi quan ngại cá nhân về những bệnh tình (đang có, theo tôi) trong phong trào dân chủ của người Việt mà tôi gọi là những “bệnh cộng sản” – vì thấy trước đó chúng cũng đã và đang là dịch bệnh của đảng và chế độ, xã hội cộng sản VN này…
Thứ nhất, đó là bệnh mất đoàn kết. Dù có lẽ đây dường như đã là bệnh cố hữu của người Việt (?), dân tộc tự xưng có truyền thống và văn hóa lá “lành đùm lá rách”, nhưng với thời cộng sản 70 năm qua thì bệnh này bùng phát như dịch ghẻ trên thịt da dân tộc, mà kết quả là chưa có giai đoạn lịch sử nào mà người Việt lại giết hại và thù hận người Việt nhiều, tràn lan và “vô cớ” như vậy. Tính theo số người chết tuyệt đối bởi người Việt (có thể đến hàng vài triệu) hay tỷ lệ tương đối đều chắc chắn là… vô địch, hoặc á quân (chỉ sau Polpot về tỷ lệ tương đối, sau Tàu cộng về con số tuyệt đối…). Có lẽ nếu đem con số này ra thế giới, người Việt có lẽ đã lập giải Guiness hoặc được giải Phản Hòa bình-Phản Nobel…
Những người dấn thân vì Dân chủ cho Việt Nam có lẽ hiểu rõ lý do mất đoàn kết dân tộc trên là do cộng sản gây nên nặng nề thêm, vậy mà tôi đau lòng thấy phong trào dân chủ VN cũng không đoàn kết được. Tại sao? Ngoài những lý do cá nhân với cá nhân, thì sự mất đoàn kết nói chung của phong trào còn do sự thiếu tin tưởng của các nhóm với nhau. Tình trạng trên còn được khai thác và tạo ra bởi chính cộng sản nữa. Điều đó đưa đến việc xây dựng đoàn kết của phong trào dân chủ trước hết và hàng đầu chính là việc… phản gián – chống cộng sản trong hàng ngũ dân chủ. Chính vì phong trào dân chủ đòi độc lập VN những năm 40s không ý thức được vấn đề phản gián chống cộng sản trong hàng ngũ của mình (mà lại ngây thơ liên kết với cộng sản!) nên đã bị cộng sản… nuốt chửng. Bài học đau thương bậc nhất lịch sử phong trào dân chủ hay lịch sử Việt Nam nói chung đó còn nguyên giá trị. Ý của tôi là, hỡi tất cả tổ chức, cá nhân đang đấu tranh dân chủ cho VN hôm nay, hãy nhìn lại mình và tỉnh táo thanh lọc các phần tử cộng sản trong (tổ chức) mình, để có thể đoàn kết (các tổ chức) với nhau tạo thành phong trào chung. Nếu phần tử cộng sản chính là những kẻ đã lập ra tổ chức dân chủ mà bạn đang tham gia, thì việc tốt nhất là hãy rút ra để bảo toàn lực lượng là chính bản thân bạn! Tất nhiên, phản gián-phản cộng sản không cần bằng bạo lực (dây thừng, dao, súng… như cộng sản), mà chỉ cần bằng sự minh bạch và tẩy chay bất bạo động, công khai: tôi biết anh là cộng sản nên tôi không chơi với anh hay chúng tôi không chấp nhận anh vào tổ chức…
Thứ hai, đó là bệnh cục bộ, phe nhóm. Tất nhiên, cộng sản VN hay bất cứ CS nào khác cũng rất đặc thù với bệnh này: chúng thay đoàn kết chung bằng “đoàn kết phe nhóm” – tức là đoàn kết cục bộ nhóm nhỏ, nhưng mất đoàn kết cả phong trào, toàn đảng. Chưa bao giờ có đảng CS nào có sự đoàn kết toàn đảng cả, vì chỉ có sự đoàn kết cục bộ của các nhóm nhỏ chóp bu, trong đó nhóm mạnh nhất do có thể dùng bạo lực thống trị các nhóm nhỏ khác và dùng tuyên truyền để lừa bịp đa số còn lại (bằng thanh trừng, chuyên chính, học tập, cải cách, phê và tự phê…). Chúng ta đang thấy bệnh tình này trong phong trào dân chủ (phần “đoàn kết cục bộ”): các phe nhóm hay tổ chức đả phá nhau.
Lẽ ra, nếu đã cùng mục tiêu dân chủ cho VN thì: thứ nhất, là đã cùng chấp nhập sự khác biệt của nhau rồi (dân chủ không chỉ là ai cũng được mở miệng mà là chấp nhận sự khác biệt – tức là cả lắng nghe và tôn trọng sự mở miệng của người khác nữa, thì họ mới nghe và tôn trọng khi mình mở miệng chứ); thứ hai, sự khác nhau đó phải được để sau/dưới mục tiêu chung là dân chủ chứ, phải không làm tổn hại đến phong trào dân chủ chứ?; và thứ ba, sức mạnh của phong trào dân chủ không đến trực tiếp từ sự đoàn kết của các cá nhân đấu tranh dân chủ, mà đến từ sự đoàn kết của các nhóm, đội, tổ chức dân chủ với nhau. Nói cách khác, phong trào dân chủ là cuộc chơi phạm vi toàn xã hội, là cuộc chơi của số đông, của sự liên kết động (cho một/những mục tiêu tức thời cụ thể) của các tổ chức xã hội dân sự dân chủ vì mục tiêu dân chủ cụ thể, ví dụ: Đoàn kết ủng hộ nhân dân Vĩnh Tân, Tuy Phong biểu tình chống nhà máy điện than ô nhiễm của Tàu đến thắng lợi (ô nhiễm được xử lý)! Chúng ta chưa thấy sự đoàn kết trong hành động của các tổ chức dân chủ với nhau, nên gọi là phong trào dân chủ là còn gượng ép… Tóm lại, những nhà đấu tranh dân chủ tiên phong không nên có mục đích gom kết các tổ chức dân chủ thành một mà hãy đề ra và thực hiện mục tiêu sẵn sàng liên kết với các tổ chức khác trong những hành động chung để đạt được các mục tiêu dân chủ cụ thể mà thực tế cuộc sống phản dân chủ của cộng sản “tự nó đưa ra” qua các sự kiện tranh chấp dân chủ, nhân quyền giữa chính quyền và dân…
Tất nhiên, bệnh cục bộ cũng được một phần cố tình tạo nên và khai thác bởi cộng sản, để chúng dễ kiểm soát, chia rẽ, và tiêu diệt cả phong trào. Cách đối phó với bệnh này vì thế cũng cùng một loại thuốc kháng sinh liều cao như bệnh trên: phản cộng gián.
Thứ ba, bệnh không minh bạch. Nếu không minh bạch là bệnh cố hữu của cộng sản vì mục tiêu của chúng luôn không minh bạch, thì với phong trào dân chủ bệnh này lẽ ra không thể có – vì mục tiêu chung rất rõ ràng: Dân chủ cho VN.
Sự không minh bạch của mỗi cá nhân với tổ chức thể hiện trong quan điểm đấu tranh, trong lý lịch xuất thân và trong cách quản lý hoạt động, mà nền tảng là quản lý tài chính để hoạt động. Sự không minh bạch của tổ chức với cá nhân là cách tổ chức và hoạt động tùy tiện, không nhất quán theo điều lệ (hoặc không có điều lệ), và sự mờ ám về lý lịch của nhân sự lãnh đạo. Sự không minh bạch được biện minh bằng bối cảnh hoạt động bí mật hiện nay, vì sự an toàn của các tổ chức dân chủ. Có đúng thế không?
Phong trào đấu tranh dân chủ thực sự luôn hoạt động trên hai nguyên tắc bất bạo động và tự nguyện. Để các thành viên tham gia tự nguyện thì đó chính là mục đích dân chủ và cần đảm bảo hai nguyên tắc trên. Sự minh bạch trong thực hiện mục tiêu là điều kiện cần và đủ để các cá nhân dấn thân cho tổ chức, phong trào. Như vậy, không có minh bạch thì không có tổ chức tồn tại, vì không có hoạt động Vì thế, không thể nói vì an toàn tổ chức mà hạn chế sự minh bạch được. Có thể không sợ sai mà kết luận bất cứ tổ chức nào không minh bạch đều không phải là tổ chức dân chủ hay vì dân chủ được, mà thường là ngược lại. Tất nhiên, sự không minh bạch trong các tổ chức và hoạt động vì dân chủ luôn được cộng sản cố gắng tạo ra và khai thác tối đã cho mục tiêu phản dân chủ.
Không minh bạch là căn bệnh trầm kha và nguy hại cho các tổ chức dân chủ, và cả phong trào dân chủ, không kém gì hai căn bệnh trên, và tất nhiên nó cũng mang đặc thù rất cộng sản. Cách chữa ư? Đơn giản: Phải minh bạch tối đa, không có lý do để bí mật nội bộ – vì “giữ bí mật” với ai đó đồng nghĩa loại bỏ cá nhân đó khỏi tổ chức. Vậy thì, hoặc bạn có lý do để loại bỏ ra ngoài tổ chức một cá nhân nào đó, hoặc bạn có nghĩa vụ phải minh bạch với họ – thì bạn mới có sự tham gia của họ trong tổ chức dân chủ của bạn.
Thứ tư, bệnh háo danh và hình thức. Phong trào dân chủ VN hôm nay còn rất yếu và non kém, thế nhưng nếu cứ nghe chúng ta nói về mình thì như là ngày mai hay tháng sau, chậm nhất là năm sau chúng ta sẽ “giành được chính quyền từ tay cộng sản” vậy. Thứ nhất, với chế độ dân chủ mà chúng ta nguyện dấn thân thì chính quyền dân chủ không phải là thứ có thể giành cướp được như cộng sản đã làm – đó chỉ là chính quyền bạo lực cộng sản, mà là do dân trao cho những người được dân tin cậy; thứ hai, cái áo không làm nên thầy tu.
Suốt hơn hai chục năm qua tôi quan sát nền kinh tế quốc doanh “đổi mới” của CSVN, hễ cứ đơn vị nào nổi đình đám và tự nhiên “tha đâu về” các “giải thưởng quốc tế” nhất này nhất nọ thì y như rằng một thời gian ngắn ngay sau đó các đơn vị đó lụn bại, phá sản, biến mất, các sếp lớn thì ra tòa, vào tù… nên tôi coi các “giải thưởng quốc tế” là báo hiệu xấu. Tuy nhiên, với phong trào dân chủ tôi không nghĩ thế. Nhưng qua thực tế quan sát các cá nhân nổi tiếng dấn thân cho phong trào dân chủ cho VN, nếu được giải thưởng quốc tế nào đó thì y như rằng sau đó họ…lặn tăm, không còn dấn thân được như trước nữa. Danh sách này khá dài mà tôi không cần kể ra, mà lẽ ra sau khi nhận được các giải thưởng quốc tế danh giá thì sự nghiệp dấn thân vì dân chủ của họ càng phải có thành quả lớn hơn chứ – như Lech Walesa hay Ang Sui Kuy sau khi nhận giải Nobel Hòa Bình ít lâu đã góp phần làm thay đổi cả chế độ của quốc gia mình (và vài nước khác – như với Lech), chứ? Nhưng không, các giải thưởng quốc tế không hứa hẹn thành công tiếp theo của các cá nhân đó, và không làm cục diện phong trào đấu tranh dân chủ VN được cải thiện chút nào, ngoài…làm đẹp phong trào. Nhưng có vẻ chúng ta rất sính các giải thưởng quốc tế, nhiều người còn nghĩ người Việt dân chủ có người xứng đáng được giải Nobel Hòa Bình nữa, và cần giải Nobel Hòa Bình để phong trào dân chủ VN thành công?! Tôi nghĩ đây là một dạng biến thái của bệnh hình thức và háo danh cũng rất “đặc thù cộng sản” trên.
Bệnh hình thức thường thể hiện ở chỗ tên thì “to” và “kêu” nhưng tổ chức thì lèo tèo có vài người và không có hoạt động độc lập, chỉ lo họp hành cãi cọ nhau về các “chức vụ” trong tổ chức là chính, khi cần khi có sự kiện thì không thấy mặt ai…
Tại sao? Và chữa “bệnh” này bằng cách nào? Háo danh là một bản tính của con người – thích có danh, chỉ cần mỗi cá nhân biết tự kiểm soát đừng khoác lên mình lên nhau danh hão là ổn, và các nhóm hay tổ chức dân chủ cũng đừng lấy danh hiệu hay giải thưởng cá nhân để thổi phồng lên làm tài sản chung để “động viên phong trào”, biến từ háo danh thành bệnh hình thức. Bởi vì, cuối cùng – như các đơn vị kinh tế của CSVN, toàn do các “anh hùng lao động” lãnh đạo nhưng nền kinh tế thì phá sản – tất cả được đo bằng kết quả, phong trào dân chủ không nên đi vào con đường sưu tầm “giải thưởng quốc tế” như thế…
Thứ năm, bệnh “tài chính”. Nói đúng ra là bệnh yếu kém về tài chính của các tổ chức dân chủ. Cộng sản khi còn hoạt động bí mật, chúng rất yếu kém về tài chính, nhưng chúng đã đi xin, đi lừa, đi cướp của dân, dù cũng không ăn thua (từ 1930 đến 1940). Từ đầu những năm 40s chúng (qua Hồ Tàu) được Tàu cộng hỗ trợ hùng hậu về cả tài chính, nhân lực, và cả sách lược lừa-cướp-giết dân nên chúng mạnh lên nhanh chóng và giết hàng vạn người giàu và đối lập hay trung lập để cướp tài sản, chúng cướp được chính quyền năm 1945-1946 trong ngơ ngàng của dân Việt. Cướp được chính quyền ropoif thì chúng ăn cướp toàn dân công khai. Đó là sức mạnh tài chính của cộng sản. Đến nay chúng đã biết sức mạnh tổ chức bạo lực như đảng CS là dựa trên hai chân: sự lừa bịp và sức mạnh tài chính (nuôi súng đạn), nên chúng càng ra sức lừa và cướp của dân Việt tàn bạo hơn nữa…
Các tổ chức dân chủ VN hiện nay cũng đang rất yếu kém về tài chính, tạo nên cái tôi gọi là căn “bệnh tài chính” nhưng lại không thể đi lừa, đi cướp, đi giết người được. Thế nào là yếu kém về tài chính? Yếu là không có đủ thực lực tài chính để hoạt động, và kém là không ý thức được vai trò quan trọng và cơ bản (tuy không quyết định) của tài chính trong tổ chức và hoạt động dân chủ để mà xây dựng thực lực tài chính.
Một tổ chức dân chủ tự sinh ra có nghĩa là nó có thể hoạt động độc lập về tài chính (tự sinh để tự sống). Nếu nó không có sự độc lập tài chính từ khi sinh ra đó (không có nguồn thu luôn lớn hơn chi phí hoạt động) thì nhiều khả năng nó không phải tổ chức độc lập – nó bị chi phối bởi kẻ cung cấp nguồn tài chính đó (như là CS Tàu nuôi Hồ và cộng sản Việt từ 1940 nên hoàn toàn khống chế cộng sản Việt từ đó đến nay – chỉ có nợ tài chính của CSVN đối với CS Tàu là tăng lên vô hạn – tức lệ thuộc vô hạn). Đa số các tổ chức dân chủ VN hiện nay thiếu tài chính nhưng họ không ý thức được rằng điều đó làm họ sẽ bị lệ thuộc về đường lối đấu tranh, và cuối cùng làm sai lệch mục tiêu vì dân chủ ban đầu, nhiều khi “đấu tranh dân chủ trở thành dấu tranh để có tài trợ (tài chính) cho đấu tranh dân chủ” – tức là, chua xót thay, vì “tài chính”.
Lẽ ra, để thành công (hay ít ra là phát triển) trong đấu tranh dân chủ, những nhà dân chủ bên cạnh việc lập ra tổ chức của mình thì trước hết phải giải bài toán tài chính cho hoạt động dân chủ, sao cho với số vốn tài chính đóng góp ban đầu để hoạt động dân chủ thì càng hoạt động số vốn đó (bằng cách nào đó) phải ngày càng sinh sôi một cách tự động. Có như thế tổ chức mới đạt được hai mục tiêu phụ cho mục tiêu chính là dân chủ, đó là: có nguồn tài chính đủ để hoạt động phát triển (gia tăng) và hoạt động đó độc lập về nội dung, phương cách (vì không bị ai chi phối qua tài trợ tài chính). Thành lập và điều hành một tổ chức dân chủ, vì thế, như là và chính là thành lập và điều hành một công ty kinh doanh hiệu quả kết hợp với một đoàn thể hoạt động vì dân chủ, trong đó công ty nuôi đoàn thể, hay tổ chức dân chủ độc lập dựa trên hai chân của mình: hoạt động dân chủ và (hoạt động) tài chính.
Ví dụ: Một tổ chức dân chủ chuẩn bị thành lập dự kiến trong 3 năm đầu tiên hoạt động sẽ cần chi phí là 200, 400 và 600 triệu đồng trong khi dự kiến các thành viên và cả tổ chức sẽ chỉ tự đóng góp hàng năm max được 50% số tiền cần thiết đó, còn 50% làm sao đây? Có hai cách: một là giảm như cầu chi phí dự kiến xuống 50% như mức dự kiến có thể đóng góp và huy động, và hai là tạo ra một doanh nghiệp từ vốn góp ban đầu của các thành viên tổ chức sao cho doanh nghiệp đó có thể phát triển và đem lại thu nhập ròng bằng hay trên 50% số tiền cần cho hoạt động hàng năm. Doanh nghiệp do chính tổ chức sở hữu và điều hành gián tiếp qua đại diện. Cách một thường sẽ phá sản ngay năm đầu tiên vì không ai có thể đóng góp cho tổ chức mãi trong khi một số sẽ không đóng góp gì (vì không thể) mà chỉ tiêu…mãi. Cách hai rất khả thi, thậm chí dễ làm vì lúc đầu luôn có những người bỏ ra tài trợ khoản tiền lớn (ví dụ 500 triệu đến 1 tỷ đồng hay hơn nữa) cho tổ chức vì dân chủ, và đó là số tiền cần cho vào doanh nghiệp để lấy tiền lãi nuôi tổ chức hoạt động… Vấn đề chỉ là các nhà đấu tranh dân chủ có ý thức được tầm quan trọng của vấn đề tài chính cho hoạt động độc lập ngay từ đầu hay không, mà thôi.
Hiện nay các tổ chức dân chủ khi thiếu nguồn tài chính để hoạt động là phải dựa vào hai nguồn tài trợ trong nước và ngoài nước. Ngoài sự phụ thuộc vào hai nguồn đó thì nguy cơ các nguồn đó xuất xứ hay liên quan đến hoạt động chống phá dân chủ của cộng sản là rất cao. Và vì thế, vì không tự chủ tài chính, các hoạt động vì dân chủ thường phá sản từ trong trứng nước, mà ít khi người ta nhận ra lý do yếu kém tài chính đích thực (và bị khai thác) đó.
Khía cạnh khác của “bệnh tài chính” là sự phụ thuộc hay có tự do tài chính của từng cá nhân của tổ chức dân chủ, nhất là các cá nhân điều hành tổ chức. Một nhà dân chủ, tức là dấn thân đấu tranh cho tự do con người, có thể có tự do tài chính cá nhân (có nguồn thu nhập để sống và hoạt động mà không cần phải làm việc) hoặc không (vẫn phải lao động để sống). Nhà dân chủ có tự do tài chính có thể sống và hoạt động không cần hỗ trợ tài chính của tổ chức (trừ các chi phí cho hoạt động đặc biệt và không liên quan đến sinh hoạt của cá nhân đó) thì là lý tưởng nhất, vì có thể cống hiến toàn bộ thời gian và trí lực cho hoạt động. Nhà dân chủ không có tự do tài chính nhưng hoạt động tích cực thì mỗi khi ngưng lao động nuôi bản thân (và có khi cả gia đình) họ cần có hỗ trọ tài chính của tổ chức chi chính sinh hoạt của họ – tức là họ chỉ hoạt động theo mức độ được hỗ trợ tài chính, họ bị phụ thuộc tài chính…
Nếu một tổ chức có số thành viên có tự do tài chinh ít và số thành viên phụ thuộc tài chính nhiều hơn, và không có một nguồn thu nhập ổn định dạng một công ty độc lập của tổ chức thì tương lai của tổ chức đó là: chết yểu hoặc bị lệ thuộc vào kẻ sẽ cung cấp nguồn tài chính. Nếu các cá nhân ban điều hành của tổ chức là những kẻ phụ thuộc tài chính (lấy tiền của tổ chức dân chủ mà mình điều hành để sống, để sinh hoạt cá nhân) thì đó là tình huống tệ hại nhất của “bệnh tài chính”…
Tại sao tôi nói yếu kém tài chính cũng là “bệnh cộng sản”? Là vì cho đến hôm nay, dù cộng sản rất giàu mạnh về tài lực (dân nước thì nghèo đói) là do cộng sản cướp của dân của nước mà có, chứ không phải họ biết kinh doanh mà tạo nên nền kinh tế quốc gia hùng mạnh nên chính quyền hùng mạnh. Không có chuyện đó. Chúng vẫn chỉ là kẻ cướp năm xưa không hề biết kinh doanh, bằng chứng là các công ty nhà nước có mọi đặc quyền, vốn và và tài nguyên quốc gia vẫn chỉ luôn luôn thua lỗ, kể cả công ty lãi lời lớn nhất như dầu khí – bởi vì phần lời là do tài nguyên đất nước đem lại, không phải do lao động kém hiệu quả của họ làm ra…
Trong năm căn bệnh cộng sản trên, đáng buồn là căn bệnh thứ năm – bệnh tài chính lại phổ biến và trầm trọng nhất với người Việt, bốn căn bệnh đầu tiên dù sao cũng có tính tất yếu và chỉ là vấn đề bị nặng hay bị nhẹ mà thôi…
Bắt bệnh thì dễ, chữa bệnh mới khó. Ngày nay tôi thấy có nhiều “thầy lang ngoại cảm” ngồi nhà bắt bệnh qua điện thoại từ nhà, mà con bệnh –thường là các quan cộng sản lắm tiền nhiều bệnh – vẫn cuống cuồng gọi đến xin “khám” ào ào, tiền trả hậu hỉ…
Tôi nay phán bệnh miễn phí qua… Internet, xin mạo muội kê ra đơn trên cho phong trào dân chủ nhà ta, bằng cả tấm lòng chân tình, nếu sai, xin ông… Internet chịu trách nhiệm!

Ngăn trở tự do đi lại là phạm pháp

 theo Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok

Blogger Nguyễn Hoàng Vi và gia đình muốn đi ra khỏi nhà liền bị một nhóm người bao vây không chế và không cho di chuyển

Blogger Nguyễn Hoàng Vi và gia đình muốn đi ra khỏi nhà liền bị một nhóm người bao vây không chế và không cho di chuyển

Quyền tự do đi lại mặc dù được quy định trong hiến pháp Việt Nam nhưng nhà cầm quyền vẫn công khai ngăn cấm công dân không được ra khỏi nơi cư trú, ngay cả với người không bị tòa án chề tài hay quản chế. Trường hợp mới nhất của chị Nguyễn Hoàng Vi tại TP-HCM cho thấy sự xem thường pháp luật ấy.

Trong vài năm gần đây công an mặc sắc phục lẫn thường phục, dân phòng và các lực lượng an ninh khác rải người bao vây nơi cư trú của người bất đồng chính kiến hay đã từng tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, ngăn cản sự đi lại của họ một cách công khai và liên tục hết ngày này sang ngày khác trong một thời gian kéo dài nhiều tháng.

Người bảo vệ luật lại vi phạm luật

Việc làm này người dân đã quen thấy và họ đinh ninh rằng người bị bao vây, cô lập và thậm chí đàn áp buộc không được ra khỏi nhà là có vấn đề với pháp luật vì vậy việc làm của nhân viên an ninh hoàn toàn phù hợp với luật pháp. Có lẽ cách suy nghĩ đó của người dân đã phần nào làm cho ngành an ninh tự tin hơn trong việc làm phạm pháp của cơ quan mình.

Theo hiến pháp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì bất cứ người dân nào cũng có quyền đi lại mà không ai được phép cản trở, gây khó khăn cho họ.

Quyền hiến định ấy được Luật sư Bùi Quang Nghiêm khẳng định và theo ông sự truy cứu trách nhiệm của người thi hành hay ra lệnh là hoàn toàn có thể:

-Đó là hành vi vi phạm luật hình sự rồi thế nhưng mà có truy cứu trách nhiệm hình sự của cái người thực hiện hành vi đấy hay không thì lại phụ thuộc vào ý chỉ chủ quan của những người thừa hành tức là của những người quyết định cái việc đó trong ngành công an

Luật sư nhân quyền Lê Thị Công Nhân chia sẻ việc sách nhiễu tự do đi lại này qua kinh nghiệm của chính cá nhân bà:

-Những người đại diện cho cái gọi là nhà nước mà người ta luôn luôn nói là lịnh trên bảo họ làm như vậy thì tôi khẳng định việc làm này là hoàn toàn vi phạm pháp luật và cái lệnh trên đó không cần biết cấp trên cao đến mức nào thì cũng là một hành xử hoàn toàn vi phạm pháp luật.

Đó là hành vi vi phạm luật hình sự rồi thế nhưng mà có truy cứu trách nhiệm hình sự của cái người thực hiện hành vi đấy hay không thì lại phụ thuộc vào ý chỉ chủ quan của những người thừa hành tức là của những người quyết định cái việc đó trong ngành công an

Luật sư Bùi Quang Nghiêm

Không những nó vi phạm pháp luật mà nó còn đi ngược lại với pháp luật, tức là mức độ vi phạm nó rất là nghiêm trọng và việc hành xử như vậy nó không xảy ra riêng với cô Hoàng Vi mà nó xảy ra với rất nhiều người khác trên khắp đất nước Việt Nam từ Nam chí Bắc.

Vụ mới nhất xảy ra với blogger Nguyễn Hoàng Vi khi chị và gia đình muốn ra ngoài chơi liền bị một nhóm người bao vây không chế và không cho di chuyển. Blogger  Hoàng Vi kể lại:

-Khoảng 3 giờ chiều ngày 16 tháng 1 năm 2015 tôi cùng với gia đình đi chơi cuối tuần. Khi gia đình ra đón taxi để đi thì có hai người an ninh mặc thường phục chặn taxi lại không cho tài xế taxi chở gia đình chúng tôi. Khi đó tôi quyết định không đi taxi nữa mà cả nhà cùng đi bộ. Hôn phu tôi ẵm con bé 4 tháng tuổi đi bộ thì mấy người an ninh mặc thường phục tiếp tục ngăn cản và xô đẩy không cho tôi đi. Sau đó họ huy động bốn năm lực lượng gồm an ninh mặc thường phục và dân phòng để cản đường tôi. Họ bao vây cô lập tôi không cho tôi đi ra hay đi vào. Họ cũng cô lập không cho bất cứ người nào có thể tiếp cận được tôi.

Trước hành động ngang ngược và không tôn trọng pháp luật của họ tôi quyết định ngồi xuống ngay tại chỗ để phản đối việc ngăn cản quyền tự do đi lại của gia đình tôi. Từ trước tới giờ tôi chưa hề bị một bản án nào hết và cũng chưa có quyết định gì phải bị quản chế cả.

Ngày một trắng trợn và nghiêm trọng

Luật sư Lê Thị Công Nhân cho biết bà là người bị sách nhiễu trong thời gian quản chế nhưng sau đó công an vẫn tiếp tục hành xử như vậy và đôi khi còn nghiêm trọng hơn nữa, luật sư Công Nhân cho biết:

Những người đại diện cho cái gọi là nhà nước mà người ta luôn luôn nói là lịnh trên bảo họ làm như vậy thì tôi khẳng định việc làm này là hoàn toàn vi phạm pháp luật và cái lệnh trên đó không cần biết cấp trên cao đến mức nào thì cũng là một hành xử hoàn toàn vi phạm pháp luật

Luật sư Lê Thị Công Nhân

-Tôi là một người đã từng bị kết án hình sự và bị quản chế ba năm. Trong thời gian đó người ta bắt bớ tôi, ngăn cấm tôi đủ điều, phá hoại cuộc sống của tôi nhưng hết thời gian đó mọi chuyện vẫn không hề thay đổi. Thậm chí lúc gần đây chính quyền dân quân tự vệ, dân phòng, công an mặc quân phục và an ninh không mặc quân phục người ta mang bàn ghế người ta ngồi trước cửa nhà tôi người ta canh gác. Nhiều người khác nữa đã và đang tiếp tục bị như vậy.

Việc làm vi phạm pháp luật nghiêm trọng như thế mang tính hệ thống phổ biến từ rất lâu của họ và có lẽ họ sẽ không ngừng cách áp dụng này, thậm chí họ sẽ càng ngày càng áp dụng nó nhiều hơn bởi vì với chiêu trò người thi hành công vụ đó mặc thường phục cho nên rất khó cho nạn nhân bị họ trấn áp. Họ khó thể tố cáo sự việc ngay lúc đó cho người dân chung quanh ngay lúc ấy chứ đừng nói là đưa ra cho công luận bên ngoài để quốc tế người ta có thể lấy những hình ảnh sự việc đó làm bằng chứng.

Bà Trần Thị Nga, một người tranh đấu cho người lao động cũng từng nhiều lần bị cấm cản như thế, bà Nga cho biết:

-Người dân mình ngoài cái việc của cô Hoàng Vi bị như thế còn có người quay phim chụp ảnh để lấy bằng chứng được nhưng thực tế xã hội Việt Nam có rất nhiều người bị như vậy nhưng do không có người giúp quay phim chụp ảnh để đưa tin nên mọi người trên mạng hay xã hội không biết được có tình trạng như vậy.

Lập luận làm theo lời cấp trên của một số công an viên có thể là cách nói trốn trách nhiệm và việc này sẽ giảm thiểu nếu báo chí được phép phản ánh lại sự việc một cách công khai. Lúc ấy những cơ quan trách nhiệm sẽ biết mình có bị lợi dụng để nhân viên dưới quyền làm điều phi pháp hay không và điều chỉnh chính sách sai trái nếu có.

Người phụ nữ Việt Nam chiếm phân nửa dân số và thướng xuyên bị đàn áp bị chính quyền đánh đập rất nhiều và người phụ nữ còn bị thêm cái điều là khi bị bắt vào trong đồn công an thì thường bị công an họ lột quần áo họ xâm phạm thân thể, quấy rối tình dục

Bà Trần Thị Nga

Luật sư Bùi Quang Nghiêm cho biết ông đồng tình với việc công khai trên báo chí, ông nói:

-Tôi hoàn toàn ủng hộ việc báo chí lên tiếng, đưa tin một cách chính xác để cho người có quyền và có trách nhiệm phải hiều rõ vấn đề đó để xử lý.

Sự che dấu thông tin là nguyên nhân chính phát sinh các tổ chức xã hội dân sự. Hội Cựu tù nhân lương tâm, Hội Phụ nữ nhân quyền Việt Nam cùng hàng chục hội khác là những ví dụ rõ ràng nhất.

Nguyễn Hoàng Vi từng bị bao vây cô lập và cấm đi lại không phải một lần mà trước đây chị đã bị bắt vào đồn công an khi đứng quan sát biểu tình chống Trung Quốc. Hoàng Vi bị công an lột quần áo, quay phim như gái bán dâm và điều này từng gây bức xúc cho toàn xã hội khi nghe lời tường thuật của chị.

Đây là một nguyên nhân khiến Hội phụ nữ nhân quyền Việt Nam được thành lập để bảo vệ và bênh vực người phụ nữ bị nhà cầm quyền đàn áp, bách hại trong khi báo chí không được phép lên tiếng. Bà Trần Thị Nga, một thành viên của hội chia sẻ:

Người phụ nữ Việt Nam chiếm phân nửa dân số và thướng xuyên bị đàn áp bị chính quyền đánh đập rất nhiều và người phụ nữ còn bị thêm cái điều là khi bị bắt vào trong đồn công an thì thường bị công an họ lột quần áo họ xâm phạm thân thể, quấy rối tình dục. Phụ nữ chúng tôi rơi vào hoàn cảnh đấy chúng tôi không có sức để phản kháng như nam giới nên sự thiệt thòi của người phụ nữ nhiều hơn.

Chính vì thế mà chúng tôi đã lập Hội phụ nữ nhân quyền Việt Nam để có thể lên tiếng giúp đỡ cũng như chia sẻ với những phụ nữ bị bách hại.

Mặc dù ở Việt Nam nam giới bị bách hại rất nhiều nhưng phụ nữ chúng tôi hiểu được nỗi khổ và sự bất công mà nữ giới phải gánh chịu nên chúng tôi cố gắng thành lập Hội phụ nữ để chia sẻ cũng như đấu tranh bảo vệ quyền nữ giới.

Người dân Việt Nam tuy bận rộn với cơm áo hàng ngày nhưng dần dần cũng ý thức được tự do đi lại của họ là quyền được hiến pháp quy định vì thế đây là lúc UBND các nơi cần theo dõi cán bộ dưới quyền để bảo vệ quyền lợi chính đáng ấy của người dân bất kể họ là ai và làm gì miễn là không vi phạm pháp luật.

Hãy vì quyền biểu tình hiến định của người dân Việt Nam!

Nông dân vốn hiền lành chất phác sao vẫn phản kháng chính quyền?

Nông dân vốn hiền lành chất phác sao vẫn phản kháng chính quyền?


Phạm Chí Dũng

Một phần tư thế kỷ!

Động tác thuyết mị dân chúng về luật biểu tình đã làm nên một vết nhơ trơ trẽn cho gương mặt Hiến Pháp Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Kể từ năm 1992 khi Hiến Pháp quốc gia này quy định về quyền biểu tình tự do của người dân, sau quá nhiều lần các quan chức Quốc Hội lẫn chính quyền thi nhau hứa hẹn về thứ bánh vẽ này, đã gần một phần tư thế kỷ lặng ngắt mà không trôi dạt một âm hưởng thiện tâm nào.

Ngay cả lần xuất hiện gần nhất với phát ngôn tưởng như sáng sủa nhất của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng trước Quốc Hội vào cuối năm 2011 về sự cần thiết phải có luật biểu tình cũng trở nên hoàn toàn sáo rỗng, tính đến thời điểm này.

Chỉ nói mà không làm!

Quá trái ngược, làn sóng khiếu nại và tố cáo liên quan đến bồi thường đất đai đã nổi lên dữ dội từ những năm 2000 và kéo đến trào cao điểm vào những năm 2007-2008, khi nạn đầu cơ bất động sản lên đến đỉnh điểm và kéo theo vô số chiến dịch tống xuất người dân khỏi nơi chôn rau cắt rốn với giá bồi thường chỉ bằng 1/10-1/20 giá buôn bán trên thị trường.

Trên mảnh đất Việt đương đại và dồn dập tang thương bởi các nhóm lợi ích từ kinh tế đến chính trị, có quá nhiều lý do để người dân và trí thức tụ tập, cùng biểu thị nỗi uất ức về quốc nạn tham nhũng vô bờ bến và trạng thái hèn yếu khó có thể tồi tệ hơn của chính quyền trước bóng ma phương Bắc.

Giờ đây, không chỉ người dân mất đất đã hình thành một giai tầng dân oan lên đến hàng triệu người, mà cả nạn nhân môi trường, công nhân và tiểu thương cũng trở thành chứng nhân lịch sử cho một tâm can khao khát quyền biểu tình hướng đến một xã hội công dân đúng nghĩa.

Trong thực tế và chẳng cần đến luật biểu tình chưa biết khi nào mới được 500 đại biểu Quốc Hội đồng gật, từ năm 2007 đã diễn ra nhiều cuộc tuần hành và tọa kháng của dân oan đất đai. Năm 2011 đã làm nên dấu mốc lịch sử bởi hàng ngàn trí thức, nhân sĩ và người dân đã tổ chức hàng chục cuộc xuống đường để phản đối Trung Quốc, cùng truy vấn thái độ im lặng đầy khuất tất của đảng cầm quyền và chính phủ trước một bí mật bắt đầu bị hé lộ: Hội Nghị Thành Đô năm 1990.

Cải cách thể chế?

Điều 25 của Hiến Pháp năm 2013 cũng lặp lại bánh vẽ của Hiến Pháp 1992: Biểu tình là một quyền của công dân; quyền công dân và quyền con người chỉ có thể bị hạn chế bằng luật (Điều 14).

Nhưng từ cấp trung ương đến các địa phương, bất kỳ nơi nào xuất hiện bóng dáng biểu tình thì ngay lập tức “nhà nước của dân, do dân và vì dân” thẳng tay ngăn chặn và đàn áp, cho dù nếu cầu dẫn Hiến Pháp, quyền biểu thị của công dân không thể bị ngăn chặn bởi bất kỳ văn bản nào chưa từng là luật.

Thông điệp đầu năm 2014 của những người đứng đầu chính phủ dù bắt đầu bằng cụm từ “cải cách thể chế” và tiếp nối bởi mô hình chưa từng có về “nhà nước kiến tạo phát triển,” song chẳng có cái gì chứng minh là một nền dân chủ thực chất được song hành cùng cỗ xe tứ mã Bộ chính trị.

Thành tâm mà xét, chính phủ không thể có cải cách thể chế nếu không bắt đầu bằng việc tôn trọng quyền tự do biểu tình của công dân.

Luật biểu tình cần không chỉ cho người dân, mà còn cả cho chính quyền.

Đối với người dân, luật là sự bảo đảm, sự chỉ dẫn cho việc thực thi quyền biểu tình.

Đối với chính quyền, luật cung cấp các quyền năng, các công cụ pháp lý cần thiết cho việc điều chỉnh hành vi biểu tình. Một đạo luật biểu tình vừa bảo đảm được quyền của người dân, vừa bảo đảm được nền tảng pháp lý cho cách hành xử của chính quyền.

Người dân hành xử đúng, chính quyền hành xử đúng, chính quyền sẽ có được không chỉ đồng thuận xã hội mà còn cả trật tự an toàn xã hội.

Khi đó mới có thể không cắn rứt lương tâm để mở miệng cụm từ “cải cách thể chế.”

Phải ban hành ngay luật biểu tình!

Trong một xã hội Việt Nam tồn đọng và dồn nén quá nhiều bức xúc mang tính bùng nổ, người dân ngày càng nói nhiều đến việc tự cứu mình trước khi trời cứu.

Nhưng thực ra chẳng có trời đất nào chứng giám và cứu vớt cho nỗi khổ của những người dân mất đất, nếu họ không tự biết tìm đến lẽ công bằng nằm ngay trong trái tim và hành động của họ.

Xã hội dân sự và những hội nhóm mới manh nha của nó có thể là một liều thuốc an ủi và xoa dịu tình trạng bất công.

Điều may mắn là Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam đã có được một nhóm luật sư, luật gia, chuyên gia có tâm huyết và chuyên môn. Trong ít tháng, nhóm này đã tổ chức nghiên cứu và xây dựng dự thảo luật biểu tình, trên cơ sở tham khảo thông lệ, văn bản quốc tế như Pháp, Đức, Hoa Kỳ và những điều kiện đặc thù của Việt Nam về biểu tình.

Quyền biểu tình rất đáng được xem là một trong những tiêu chí đầu tiên cho sự nghiệp dân chủ hóa ở Việt Nam, căn cứ vào quyền tự do biểu đạt (Điều 19, Điều 20); quyền tự do hội họp và lập hội (Điều 21, Điều 22) của Công Ước Quốc Tế Về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị (ICCPR, 1966); Nghị Quyết 24 của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc 24 về cổ xúy và bảo vệ nhân quyền trong bối cảnh biểu tình ôn hòa ngày ngày 21 Tháng Ba, 2013.

Vì những lý do thiết thân ấy, Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam rất mong mỏi các công dân Việt Nam và người Việt khắp nơi trên thế giới, cùng các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp trong và ngoài Việt Nam ủng hộ cuộc vận động đề nghị và thảo luận về dự luật biểu tình tại Việt Nam, tạo tác động sâu sắc và có những hành động cần thiết đối với Nhà Nước và Quốc Hội Việt Nam để thông qua luật biểu tình ngay trong năm 2015.

Nếu không có dư luận và hành động, tương lai cấm cung của luật biểu tình sẽ đồng nghĩa với tuổi thọ của đảng cầm quyền.

Chỉ một ngày sau khi Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam khởi xướng phong trào vận động đề xuất và thảo luận về dự luật biểu tình (26 Tháng Hai), báo Tuổi Trẻ đã công bố một văn bản thường được xếp vào độ “Mật”: Chính phủ vừa có tờ trình Quốc Hội, đề nghị lùi thời điểm trình luật biểu tình thêm một năm, đến Tháng Mười, 2016.

Trước đó, Quốc Hội đã “gợi ý” sẽ nhận việc trình luật biểu tình vào Tháng Năm, 2015 và sẽ thông qua luật này vào cuối năm.

Còn lần này, dự luật biểu tình do Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam soạn thảo đang được công bố lấy ý kiến rộng rãi trên Internet và sau đó đúc kết, chuyển giao kết quả dự luật hoàn chỉnh cho các cơ quan nhà nước như Quốc Hội, chính phủ và các bộ liên quan.

Bất kể thái độ tiếp đón dự luật biểu tình của Quốc Hội và các cơ quan nhà nước như thế nào, ít nhất xã hội dân sự phải có được tiếng nói đồng âm với tình cảnh thiệt thòi của người dân.

nguồn: http://www.nguoi-viet.com/

Quyền im lặng ‘không phải nhân quyền’?

Ông Đỗ Văn Dương nêu ra cách hiểu riêng về nhân quyền

Hôm vừa rồi Đài truyền hình Việt Nam phát sóng chương trình có nội dung trả lời phỏng vấn của Đại biểu quốc hội Đỗ Văn Đương, Ủy viên thường trực Ủy ban tư pháp của Quốc hội về quyền im lặng trong tố tụng hình sự.

Ông Đương đã phát biểu rằng quyền im lặng không phải là quyền con người.

Bằng những lời lẽ hùng hồn ông Đương cũng lập luận rằng: Số vụ bức cung nhục hình chỉ là cá biệt ít ỏi. Việc quy định quyền im lặng của bị can sẽ cản trở hoạt động điều tra trong việc truy tìm xử lý tội phạm.

Rằng cần cân bằng hài hòa giữa nhu cầu điều tra xử lý tội phạm với việc bảo vệ các quyền công dân, thái quá về bên nào cũng gây hại cho bên còn lại.

Sai thứ nhất

Ông Đương cho rằng quyền im lặng không phải là quyền con người là sai.

Bởi lẽ quyền im lặng thực chất chính là một dạng thể hiện của quyền tự do ngôn luận, mà quyền tự do ngôn luận là quyền con người, do vậy quyền im lặng chính là quyền con người.

Hiến pháp sửa đổi năm 2013, tại Điều 25 quy định Công dân có quyền tự do ngôn luận và việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định. Như thế có thể hiểu rằng việc quy định quyền im lặng trong tố tụng hình sự thực chất là sự diễn giải, luật hóa quyền tự do ngôn luận của công dân theo hiến pháp.

Ngược lại, nếu bị can không được quyền im lặng, tức là để ngỏ khả năng bị can phải khai báo trái ý muốn, cũng tức là chấp nhận việc bị can có thể bị xâm hại về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.

Như thế sẽ trái với quy định của Hiến pháp được thể hiện tại Điều 20 rằng: Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh sự và nhân phẩm.

Cho nên nếu ông Đương và những người khác coi trọng những điều đã ghi trong Hiến pháp, thì phải luật hóa và truyền tải nội dung tinh thần của hiến pháp vào đời sống. Theo đó luật tố tụng hình sự phải quy định về quyền im lặng.

Các ngành công an và tư pháp của Việt Nam đều cần cải tổ

Sai thứ hai

Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Đương cho rằng, quy định bị can được quyền im lặng sẽ gây khó khăn cho việc điều tra xử lý tội phạm. Ông cho rằng cần cân nhắc quy định hợp lý giữa việc điều tra xử lý tội phạm với việc bảo vệ các quyền công dân, thái quá về bên nào cũng gây hại cho bên còn lại.

Đây thực chất là quan điểm đánh đổi hy sinh mục tiêu cho phương tiện.

Vì quyền công dân là mục tiêu còn việc xử lý tội phạm là phương tiện.

Nếu không quy định quyền im lặng chắc chắn sẽ xảy ra bức cung, việc ép buộc người ta khai báo sẽ xâm hại tới quyền được bảo vệ an toàn tính mạng và sức khỏe công dân. Vậy hy sinh quyền công dân ngay trước mắt để xử lý tội phạm cũng nhằm bảo vệ quyền công dân khác, thế thì việc điều tra xử lý tội phạm đã hoàn toàn mất đi ý nghĩa và là đánh đổi mục đích cho phương tiện.

Đại thể có thể hiểu ý của ông Đương là trong xã hội có nhiều tội phạm nguy hiểm như cướp giết hiếp, nếu “nhẹ nhàng” với “bọn nó” thì làm sao truy bắt được đồng bọn, để chúng nó ngoài xã hội sẽ gây nguy hiểm cho những người khác.

Xem ra quan điểm của ông Đương vẫn có chỗ đứng trong xã hội và đặc biệt thể hiện quan điểm của cơ quan điều tra.

Tức là cần chấp nhận đôi khi phải “rắn” với tội phạm nguy hiểm, và đó chẳng qua cũng là việc chặng đặng đừng và chỉ nhằm tốt cho đời sống xã hội.

Nghĩa là thôi thì phải du di một tý quyền công dân, hy sinh một lợi ích nhỏ cá nhân để bảo vệ một lợi ích khác lớn hơn là an toàn xã hội.

Tức là chấp nhận một giải pháp khiếm khuyết để đạt mục đích.

Nhưng nhiều khi giải pháp đưa ra bị hạn chế là bởi nguyên do năng lực.

Thực tế vẫn có cách khiến bị can tự nguyện khai báo để bắt được kẻ đồng phạm trong khi vẫn tôn trọng các nguyên lý căn bản của tố tụng hình sự là bảo vệ các quyền công dân.

Hãy để luật sư giúp đỡ trong việc đó bằng cách giải thích cho bị can rằng nếu anh hợp tác với cơ quan điều tra để truy bắt đồng phạm, thì đó là lập công và có thể được giảm án.

Nếu bị can hiểu điều đó là chắc chắn, hắn không bị đánh lừa bởi đó có sự bảo đảm bằng người luật sư, khi đó lời khai sẽ là tự nguyện, và quyền im lặng vẫn được tôn trọng và mục đích vẫn đạt được.

Đó chỉ là một chi tiết nhỏ cho thấy nhiều vấn đề vướng mắc khiến người ta loay hoay chẳng qua là do yếu kém trình độ hoặc là sự giả bộ để níu giữ thực trạng nhằm bảo vệ cho quyền lợi ích kỷ.

Hóa giải trở ngại

Nếu không quy định quyền im lặng thì chẳng có gì thay đổi cả. Trước nay đã có quy định rất rõ là nghiêm cấm mọi hình thức truy bức nhục hình rồi, nhưng thực tế truy bức nhục hình vẫn diễn ra.

Và đừng nói việc truy bức nhục hình chỉ là cá biệt ít ỏi. Tình trạng nhục hình thì không có cơ sở khẳng định nhưng tình trạng bức cung thì có thể nói là xảy ra ở hầu như 100% các vụ án.

Bức cung không tệ như nhục hình nhưng nó góp phần làm mất niềm tin của người dân vào nền tư pháp, gây chán ghét và làm xã hội suy đồi bởi tính phổ biết rộng khắp về số lượng của nó.

Vậy nếu muốn thay đổi thực tế hiện tại thì phải quy định khác đi so với trước.

Hiện nay Đảng và Nhà nước đang có chủ trương cải cách tư pháp, tức là trong nhận thức đã thấy rằng hệ thống tư pháp như hiện tại là không ổn, cần thay đổi.

Đó là một động lực để đưa đến thay đổi một vấn đề cụ thể chi tiết là quyền im lặng trong tổng thể hệ thống tư pháp nước nhà.

Đối với giới tư pháp thì đây không phải là thời điểm thích hợp thì còn là khi nào?

Đối với Đảng và Nhà nước thì đây là một cách để thổi sinh khí khơi gợi sức sống niềm tin cho chương trình cải cách tư pháp.

Việt Nam đang có chủ trương cải cách tư pháp vì thấy có nhiều điều không ổn, cần thay đổi.

Nhưng vẫn có ý kiến rằng với số lượng luật sư ít ỏi như hiện nay làm sao đảm bảo được mọi hoạt động lấy lời khai đều phải có luật sư bào chữa? Mà không lấy lời khai được thì làm sao giải quyết được vụ án, thế thì để án tồn đọng ùn ứ à?

Vài nhầm lẫn cần làm rõ

Nếu bị can được quyền giữ im lặng và không khai báo, thì số lượng buổi làm việc lấy lời khai sẽ giảm tụt xuống rất lớn so với hiện nay.

Lâu nay cơ quan điều tra mất nhiều thì giờ với việc lấy lời khai, có những vụ án ma túy chỉ cùng một bị can mà có tới vài chục lần lấy lời khai. Nếu có quy định về quyền im lặng thì bản thân cơ quan điều tra sẽ phải đánh giá lại xem hoạt động lấy lời khai có phải là hoạt động điều tra trọng yếu giúp giải quyết án hay không.

Theo đó, khi quy định về quyền im lặng thì cơ quan điều tra sẽ phải thay đổi trọng tâm hoạt động điều tra, họ sẽ phải nâng cao trình độ để nhờ vào năng lực con người và các trang thiết bị máy móc hiện đại để có các hướng điều tra khác, giúp phát hiện và lần theo dấu vết tội phạm.

Khi quy định về quyền im lặng thì cũng phải thay đổi nhận thức về chứng cứ.

Lâu nay người ta vẫn cho rằng cái tờ giấy ghi lời khai của một người chính là chứng cứ, quan điểm này cần phải thay đổi.

Cái biên bản ghi lời khai đó chỉ là một dạng vật chất chứa đựng ngôn ngữ, giúp ta hiểu được quan điểm ý kiến của một người về vụ án.

Nó không phải là cái đã tồn tại khi vụ án xảy ra và nhìn vào đó nó không giúp ta thấy được tội phạm đã diễn ra thế nào.

Cái giúp ta thấy được điều đó chỉ có thể là nhân chứng và vật chứng của vụ án. Nhân chứng là người đã chứng kiến và bản thân họ với cả thể xác và tinh thần mới là chứng cứ, đừng hiểu rằng cái biên bản ghi lời khai của họ là chứng cứ.

Lâu nay luật quy định và giới tư pháp đều nhận thức rằng biên bản ghi lời khai là chứng cứ, do vậy đó là nguyên nhân khiến người ta xoáy vào việc lấy lời khai và cho đó là trọng tâm của hoạt động điều tra tội phạm, trọng tâm của hoạt động giải quyết án.

Và đó là nguyên nhân dẫn đến bức cung nhục hình.

Bài viết thể hiện quan điểm của luật sư Ngô Ngọc Trai từ Hà Nội.

Nguồn:BBC

Đoan Trang – Kiểm duyệt báo chí tại Việt Nam: đàn áp bằng những biện pháp phi luật

Lê Quốc Tuấn dịch lại từ nguyên tác Anh Ngữ “Media Cenorship in Vietnam: Suppression by Extrajudicial Punishments” của nhà báo Phạm Đoan Trang

download (2)

“Tính đến ngày 26/12/2013, toàn quốc có 838 cơ quan báo chí in với 1.111 ấn phẩm, trong đó các cơ quan Trung ương có 86 báo, 507 tạp chí; địa phương có 113 báo, 132 tạp chí; có 70 báo điện tử, 19 tạp chí điện tử và 265 trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí,” mẩu tin gần 300 từ được công bố trên trang web chính thức của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam đã bắt đầu cùng cách thức khẳng định và thống kê đã từng như thế từ nhiều năm trong việc xem xét “các hoạt động truyền thông tự do” của đất nước trong những năm trước.

Không như những gì mà một sinh viên có thể được giảng dạy trong các trường báo chí, rằng “phần đầu của một bản tin không nên đưa ra cho người đọc quá nhiều con số; và nói chung, tất cả các loại số liệu đều không được ưa thích trên các trang báo,” bất kỳ bài tường thuật nào của báo chí nhà nước ở Việt Nam có liên quan đến tự do báo chí đều có một công thức tương tự không hề thay đổi trong nhiều năm qua: Trước tiên, luôn có một vài số liệu thống kê để làm nổi bật “số lượng lớn” các cơ quan truyền thông tại Việt Nam. Kế đó là một số khẳng định để một lần nữa nhấn mạnh rằng tự do báo chí ở Việt Nam được bảo đảm và phát huy. Kể cả các lời hoa mỹ cũng không thay đổi trong bao năm qua.

Bản báo cáo năm 2014 về tự do báo chí và các hoạt động truyền thông trong năm 2013 đã tiếp tục, như thường lệ, với những con số có xu hướng tăng hơn so với năm trước: “Bên cạnh các cơ quan báo chí in, có 70 báo điện tử, 19 tạp chí điện tử và 265 thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí. Mạng lưới phát thanh, truyền hình có 67 đài phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương”.

Ngoài những con số ra thì ngôn từ và cấu trúc câu chữ hoàn toàn giống như báo cáo của năm 2012, theo đó: “Tính đến tháng 3 năm 2013, có 812 cơ quan báo chí trên toàn quốc với 1.084 ấn phẩm. Trong số này, có 197 tờ báo, trong đó có 84 tờ báo ở cấp quốc gia và cấp tỉnh, và 113 tờ ở cấp tỉnh. Trong lĩnh vực truyền thông điện tử, có 336 mạng lưới truyền thông xã hội và 1174 trang tin tức đa dạng. Cả nước có 67 cơ quan phát sóng ở cấp tỉnh (địa phương) và cấp quốc gia”.

Số lượng các cơ quan truyền thông rõ ràng có gia tăng. Nhưng sự thực ẩn giấu là tất cả các phương tiện truyền thông đều bị chính phủ kiểm soát dưới các hình thức khác nhau.

Thông tin là kiến thức, kiến thức là sức mạnh… nhưng quý vị không thể có thông tin

Hỏi bất kỳ nhà báo nào trong một nhà nước độc tài, dám cho bạn biết về chính sách của chính phủ đối với báo chí, các câu trả lời đều có thể giống nhau: kiểm soát chặt, trừng phạt các quan điểm khác biệt (và có thể táo bạo), giết chết hy vọng, tư duy phê phán và nhiều nữa… Với tất cả những gì đã làm trong 69 năm qua để kiểm soát các phương tiện truyền thông, chính phủ Việt Nam cộng sản không phải là một ngoại lệ và chính sách của họ không có gì sáng tạo đáng kể, ngoại trừ có thể phải thay đổi một chút để thích nghi với “hoàn cảnh mới trong thời đại internet”, như các nhà tuyên truyền cộng sản giải thích.

Trước tiên, chính phủ duy trì một hệ thống các cơ quan công tác tuyên truyền hoạt động ở cả cấp nhà nước lẫn cấp tỉnh thành. Các cơ quan này duy trì những cuộc họp thường kỳ với báo chí để uốn nắn họ vào khuôn khổ đường lối của đảng cộng sản cầm quyền, mặc dù các nhà tuyên truyền thường gọi tránh các cuộc họp này thành “trao đổi, định hướng thông tin tuyên truyền”.

Có thể hiểu rằng Đảng Cộng sản Việt Nam, mặc dù cố gắng để kiểm soát báo chí thông qua các “cuộc họp định hướng thông tin” nhưng lại không bao giờ muốn cho mọi người, đặc biệt là cộng đồng quốc tế, biết đến vai trò của mình. Vì vậy, một mặt, họ ra lệnh cho các tổng biên tập phải truyền đạt hướng biên tập của Đảng xuống các nhà báo cấp dưới; mặt khác, họ muốn báo chí phải giữ cực kỳ bí mật cái thực tế là Đảng duy trì kiểm soát phương tiện truyền thông qua các cuộc họp như vậy. Không ngạc nhiên, có một điều luật bất thành văn là các tổng biên tập viên phải là đảng viên, để đảm bảo rằng các tổng biên tập hành động thay mặt cho Đảng chứ không phải cho người dân, và bảo đảm rằng các “thông tin nhạy cảm” sẽ không bị rò rỉ từ các cuộc họp tuyên truyền ra công chúng, đặc biệt là đến tay các blogger vốn có thể nhanh chóng gửi thông tin nhạy cảm ấy lên các trang web.

Không có thẻ nhà báo là không có cửa

Hóa ra, một trong những công cụ hiệu quả nhất để kiểm soát báo chí, chính là thẻ nhà báo. Đấy là một thẻ nhỏ, không chứa đựng gì khác hơn một thẻ báo chí thông thường mà quý bạn có thể tìm thấy trong bất kỳ quốc gia nào, nhằm phân biệt một nhà báo từ những người khác khi cần thiết, ngoại trừ việc nó được phát hành bởi chính phủ Việt Nam chứ không phải là một tổ chức xã hội dân sự chuyên nghiệp.

Điều 14 của Luật báo chí Việt Nam đã định nghĩa nhà báo là một người “đáp ứng tiêu chuẩn chính trị, đạo đức và chuyên nghiệp của Nhà nước” và “được cấp thẻ nhà báo”. Và Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ ban thẻ nhà báo cho một phóng viên khi họ đáp ứng được các yêu cầu áp đặt bởi thông tư mang số 07/2007/TT-BVHTT, bao gồm yêu cầu “không bị xử lý kỷ luật từ khiển trách trở lên trong thời hạn 12 tháng tính đến thời điểm xét cấp thẻ”, “được đề nghị của cơ quan truyền thông, bộ chủ quản ngành, Bộ Văn hóa Thông tin và Hội Nhà báo “, và “Có thời gian công tác liên tục theo chế độ biên chế hoặc hợp đồng dài hạn tại cơ quan báo chí đề nghị cấp Thẻ từ ba (3) năm trở lên”. Tất cả các yêu cầu ấy là khó có thể đáp ứng được, đặc biệt đối với các phóng viên có xu hướng chỉ trích Đảng.

Những ai không có thẻ nhà báo sẽ không được công nhận là nhà báo, và có nghĩa là họ không bao giờ có thể bước vào lĩnh vực truyền thông. Vì vậy, một mặt, Đảng và nhà nước kiểm soát chặt chẽ phương tiện truyền thông chính thức. Mặt khác, họ sử dụng “thẻ nhà báo do chính phủ cấp” để từ chối các nhà báo độc lập, chủ yếu là các blogger hay nhà báo công dân.

Tệ hơn nữa, bằng cách từ chối các nhà báo độc lập, chính phủ cũng từ chối nghĩa vụ bảo vệ họ và cả tự do thông tin. Sự từ chối này còn cho phép lượng công an và côn đồ đàn áp các blogger và cả các nhà báo chính thống không có thẻ nhà báo. Một báo cáo của tổ chức RED Communication trong năm 2012 chỉ ra rằng đã có hàng chục nhà báo không có thẻ nhà báo trở thành nạn nhân của các hình thức ngăn trở khác nhau, bao gồm cả việc đả thương cơ thể (1). Không có báo cáo nào về trường hợp nhân viên truyền thông bị tấn công trong năm 2013, nhưng số lượng các blogger bị sách nhiễu và đàn áp chính trị rõ ràng ngày càng tăng. Trong cuộc đàn áp gần đây nhất vào ngày 11 tháng 2 năm 2014, blogger Bùi Thị Minh Hằng, 50 tuổi, đã bị bắt. Hằng là một nhà hoạt động tranh đấu cho quyền đất đai lớn tiếng và thẳng thắn, người đã dùng trang Facebook và trang blog, danoanbuihang.blogspot.com, của mình để tưòng thuật về những vụ cưỡng chiếm đất đai và các vi phạm đối với người nông dân. Hiện nay, cùng hai người đồng hành khác, bà đang bị tạm giam chờ xét xử.

Hỡi các nhà báo, hãy tránh xa không gian blog !

Đồng thời, bất kỳ một tiềm năng hợp tác nào giữa phương tiện truyền thông chính và các phương tiện truyền thông khác đều bị ức chế. Ngày 26 tháng 2, 2013, Nguyễn Đắc Kiên, phóng viên tờ Gia Đình & Xã Hội, đã viết một bài báo công khai chỉ trích Tổng Bí thư là phê phán quá đáng và phỉ báng trong việc xem tự do ngôn luận như một hình thức suy thoái đạo đức. Ban đầu ông đăng bài viết trên blog của mình và cũng gửi lên trang Anh Ba Sam (“Thông tấn Vỉa hè”), một blog vận động dân chủ nổi tiếng tại Việt Nam). Bài viết được công bố trên Anh Ba Sam buổi sáng thì đầu buổi chiều hôm đó, các nhà lãnh đạo của tờ báo đã tổ chức một cuộc họp với Kiên và sa thải ông. Có thể cho rằng đây là hậu quả cho quyết định táo bạo dám công bố bài viết chống lại ông Trọng trên trang blog cá nhân của mình trong khi đang làm việc cho một tờ báo chính thống. Ông đã làm những gì mà các quan chức phương tiện truyền thông thù ghét và cảm thấy cảnh giác nhất về một nhà báo “nhà nước” đã tham gia vào thế giới blog.

Trong năm 2013, nhà chức trách cũng bắt và kết án ba blogger, hai trong số đó là các nhà báo nổi tiếng: Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào và Đình Nhật Uy.

Trương Duy Nhất, 50 tuổi, từ thành phố Đà Nẵng, hoạt động nghề báo từ năm 1987 cho đến năm 2011 thì bỏ sự nghiệp viết báo của mình để tập trung vào trong blog cá nhân “Một góc nhìn khác” của mình, nơi ông tuyên bố là mình “có thể tự do bày tỏ ý kiến của mình mà không bị nhà nước kiểm duyệt”. Từ đó, Nhất đã trở thành một blogger nổi tiếng, người đã viết 1000 bài viết liên quan đến tình hình chính trị và xã hội của đất nước. Nhiều bài của ông trở thành nổi tiếng trong cộng đồng internet ở Việt Nam. Chắc chắn Nhất không thể tránh khỏi bị bức hại. Năm 2011 và 2012, tồi thiểu đã có 4 lần Sở Thông tin và Truyền thông và công an địa phương Đà Nẵng triệu tập ông để thẩm vấn và buộc ông phải dừng viết blog, nhưng Nhất từ chối không gặp. Ngày 26 tháng năm 2013, Nhất đã bị bắt và bị buộc tội “lạm dụng tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước” theo Điều 258 Bộ luật hình sự Việt Nam. Bản cáo trạng của ông nói rằng với các hoạt động viết blog của mình, Nhất đã chỉ trích chính sách của chính phủ và các nhà lãnh đạo của Đảng. Ngày 4 tháng 3 năm 2014, Nhất đã bị kết án 2 năm tù giam.

Chưa đầy một tháng sau khi Trương Duy Nhất bị bắt, cũng dựa vào điều 258 Bộ luật hình sự, ngày 13 tháng sáu năm 2013 công an bắt giữ blogger, nhà báo Phạm Viết Đào. Trường hợp của ông không khác gì so với Trương Duy Nhất. Đào được cho là đã thiết lập ba trang blog, phamvietdao3.blogspot.com, phamvietdao4.blogspot.com, và chientranhtrungviet.blogspot.com, trong thời gian giữa tháng 2 năm 2012 và tháng 6 năm 2013 (thời điểm lúc bị bắt). Sử dụng ba trang blog này, Đào đã viết 91 bài viết quan trọng về những việc làm sai trái và chính sách tồi tệ của chính phủ, đặc biệt là những chính sách chủ trương có liên quan đến quan hệ Việt-Trung. Các bài viết của ông thẳng thắn, đầy tính thông tin và được viết từ quan điểm của một quan chức chính phủ. Những bài viết này thu hút một lượng độc giả lớn và khiến Phạm Viết Đào trở thành một trong những blogger nổi bật nhất tại Việt Nam.

Vì những bài viết này, trong bản cáo trạng kết tội ông, Đào bị buộc tội “nói xấu Đảng và Nhà nước, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của các tổ chức và / hoặc công dân.” Tuy nhiên, bằng chứng để xử phạt ông lại không hề được công chúng biết đến. Ngày 19 tháng 3 năm 2013, Tòa án nhân dân Hà Nội kết án Phạm Viết Đào 15 tháng tù giam kể từ ngày bị giam giữ. Phiên toà không cho công chúng chứng kiến, các blogger và những người bảo vệ nhân quyền bị cấm tham dự.

Các trang blog của Đào và Nhất đều bị đóng lại khi họ bị bắt giam.

Bóng ma dư luận viên

Nhiều người Việt Nam có suy nghĩ phê phán và hoài nghi đề cập đến một sự thật rõ ràng khó chịu là trong hầu hết trường hợp, chính quyền Việt Nam chỉ là một bản sao của đối tác Trung Quốc trong việc cai trị đất nước. Hãy xem việc kiểm soát Internet như một ví dụ. Để chống lại tiếng nói bất đồng chính kiến trên không gian mạng, chính phủ cộng sản Trung Quốc sử dụng những người gọi là “đội quân 50 xu”. Đó là những người được chính quyền trung ương và địa phương thuê để viết những lời bình luận có lợi cho chính sách của đảng trên internet trong nỗ lực uốn nắn và xoay chuyển ý kiến công chúng trên các bảng tin nhắn internet khác nhau(2).Tháng Mười năm 2004, bộ Tuyên truyền Trường Sa bắt đầu thuê những người bình luận trên internet, một trong những ứng dụng được biết đến sớm nhất của nghề bình luận có lương trên internet.

ĐCSVN chỉ bắt chước đúng như thế. Ngày 9 tháng 1, 2013, trong một cuộc họp xem xét các hoạt động báo chí năm 2012, trưởng Ban Tuyên giáo Thành Uỷ Hà Nội Hồ Quang Lợi, tuyên bố Hà Nội đã là “địa bàn chống phá của các đối tượng” trong năm. Ông nói các biện pháp của ban Tuyên giáo là phải hình thành một lực lượng 900 “dư luận viên” trên toàn thành phố, “nhằm phát huy sức mạnh của đội ngũ tuyên truyền miệng” Đồng thời, báo chí của thành phố, “báo chí thủ đô thực hiện ý kiến chỉ đạo về những vụ việc nhạy cảm; thành lập các tổ phóng viên bấm nút, phản ứng nhanh.”(3)

Cụm từ “Dư Luận viên” và “phóng viên bấm nút, phản ứng nhanh” nói đến những người được Đảng trả lương để uốn nắn ý kiến công chúng trên trực tuyến bắt đầu trở thành phổ biến. Tuy nhiên, căn cứ vào sức mạnh đối tác của họ ở Trung Quốc, có khả năng là họ phải hiện diện từ những ngày đầu của blog và mạng truyền thông xã hội tại Việt Nam.

Trong năm 2013, đội quân mạng này đã vượt quá chức năng “dư luận viên”, để trở thành một nỗi ám ảnh thực sự đối với các blogger và các nhà báo chính thống có xu hướng tiến bộ đang sử dụng phương tiện truyền thông xã hội như một phương tiện để nâng cao, phổ biến quan điểm của mình. Không ai biết chính xác số lượng đội quân mạng, nhưng với thực tế của việc hàng ngày có hàng chục trang blog và hàng ngàn lời bình tấn công vào những người ủng hộ dân chủ, và việc chỉ riêng Hà Nội đã có 900 dư luận viên, chắc hẳn phải có đến hàng ngàn binh sĩ mạng trên toàn quốc. Đội quân bí mật này duyệt thế giới blog mỗi ngày, hối hả đăng tải những bài ủng hộ các chính sách mới của chính phủ và chống lại bất kỳ phê bình chỉ trích nào. Họ cũng theo dõi chặt chẽ các blogger và nhà báo nổi bật để định hình ý kiến công chúng thông qua những “trạm trung tâm” này bằng cách sử dụng ngôn từ thô lỗ để đàn áp và đe dọa những tiếng nói bất đồng chính kiến.

Vào tháng 2 năm 2014 khi nhà báo Đào Tuấn đưa ra một loạt các bài viết để tưởng nhớ cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 giữa Trung Quốc và Việt Nam, ông đã dự kiến những bài viết này sẽ bị ép buộc phải tháo gỡ khỏi trang mạng tin tức “Một Thế Giới” như bất kỳ bài viết nào khác từng bị Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ thị phải giữ im lặng trong dịp này. Nhưng ông hẳn không ngờ mình còn bị tấn công hết sức thô bạo bởi đội quân không gian mạng.

“Đào Tuấn thích “cấp tiến” thì kiếm nồi cơm khác mà diễn. Xuyên tạc lịch sử để câu vìu đừng trách bị ăn chửi. Có nhiều cách để mày kiếm cơm động vào những thứ linh thiêng thì mồm ngậm tiền nhưng răng không còn đâu. Nhà tao ở Cẩm phả quảng ninh, cách biên giới Móng Cái những 150km đường Bộ, vậy mà còn phải đào hầm hào, hố cá nhân trước 17/2/79 .Dân còn như vậy nói gì đến chính quyền. Mày kêu quân đội thiếu chuẩn bị nên bị bất ngờ là hoàn toàn ấu trĩ. Đừng để bị biến thành thằng Phạm Viết Đào thứ 2″, một nhà bình luận đã viết như vậy trên facebook của Đào Tuấn khi ông phàn nàn về việc nhiều bài viết của ông bị xóa khỏi trang web vì chỉ thị của ban Tuyên giáo.(4)

Không chỉ cá nhân các nhà báo và các blogger, ngay cả báo chí chính thống như những tờ được nhiều người đọc như Tuổi Trẻ, Thanh Niên và trang Một Thế Giới đang nổi lên đều đã là mục tiêu của đội quân không gian mạng. Họ thường bị cáo buộc tội “phổ biến thông tin sai trái và gây hiểu nhầm”, “bôi bẩn hình ảnh của Đảng và nhà nước,” và ngay cả tội “phản quốc”. Trong nhiều trường hợp, đội quân mạng còn đi xa hơn bằng việc xâm nhập quyền riêng tư của cư dân mạng bao gồm các blogger, các nhà hoạt động nhân quyền và bất đồng chính kiến, tung tin vu khống họ.

Giờ đây, các blogger và các nhà báo ở Việt Nam không chỉ phải bảo vệ mình trước các tuyên truyền viên, cảnh sát và côn đồ, họ còn phải “sống sót” trước sự hãm hại của đông đảo quân đội mạng. Họ phải viết dưới bóng ma dư luận viên lởn vởn trên đầu.

“Thánh Hai đen tối” của năm 2014 đã kết thúc với việc phải đóng cửa theo quyết định của Bộ Thông tin và Truyền thông của Sài Gòn Tiếp Thị, một tờ báo có thể coi là tiến bộ nhất trong năm năm qua. Trên giấy tờ, lý do được đưa ra là tờ báo bị khó khăn tài chính và trên bờ vực phải phá sản. Điều này rõ ràng là một lý do rất không đáng tin, như nhiều độc giả cũng biết, tờ Sài Gòn Tiếp Thị có thể nhận được hỗ trợ tài chính từ những ngườ yêu mến và họ có thể giải quyết các khoản nợ bằng cách bán bớt bán bất động sản của mình. Một thông tin bị rò rỉ từ một trong các nhà báo của tờ Sài Gòn Tiếp Thị, vốn bản thân là nạn nhân của các dư luận viên, cho biết vì những nội dung nặng tính chỉ trích, tờ báo bị chính quyền ghét bỏ và buộc phải đóng cửa.

Có ánh sáng nào ở cuối đường hầm không?

Khi Việt Nam trở thành một thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc 2014-2016, các nhà hoạt động nhân quyền hy vọng có thể tận dụng lợi thế của cơ chế nhân quyền Liên Hợp Quốc để thúc đẩy và bảo vệ các quyền ở Việt Nam, nơi quyền tự do ngôn luận đang bị vi phạm rộng rãi nhất.

Tin vui khác là trong năm năm qua, một số trang truyền thông khác đã nổi lên, bao gồm Dan Luân và Bauxite Việt Nam, thành lập năm 2009, Nhật ký yêu nước, và Dan Lam Bao, thành lập năm 2010 Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự, năm 2013 và Việt Nam Right Now, vừa ra mắt ngày 24 tháng 3 năm nay, một trang web tin tức đầu tiên bằng tiếng Anh, có sứ mạng báo cáo các vi phạm nhân quyền tại Việt Nam với thế giới. Tất cả những tổ chức truyền thông xã hội dân sự này đã cố gắng để vận động cho nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam, bất chấp những thách thứ mà họ phải đối mặt trong một môi trường không tự do.

Ngoài các phương tiện truyền thông này, đông đảo người dân hàng đang sử dụng các trang Facebook hoặc blog của họ như một phương tiện để nói lên ý kiến của mình bất chấp tất cả các hình thức đàn áp chính trị. Dù trong một tương lai gần, chính phủ Việt Nam có thể không nới lỏng kiểm soát phương tiện truyền thông, nhưng họ cũng khó có thể dập tắt tiếng nói bất mãn ngày càng gia tăng trên Internet.

1.Centre for Research on Development Communication, “Research on Obstructions against Journalism”, Hanoi, 2012
2. Michael Bristow, “China’s Internet ‘spin doctors’”, BBC, 16 December 2008 / Wikipedia. Có thể đọc tại : http://news.bbc.co.uk/2/hi/asia-pacific/7783640.stm
Sophie Beach, “Internet Spin for Stability Enforcers”, China Digital Times, 25 May, 2010. Có thể đọc tại : http://chinadigitaltimes.net/2010/05/internet-spin-for-stability-enforcers/
3. Đào Tuấn phỏng vấn: “Tổ chức nhóm chuyên gia bút chiến trên Internet”, Nhật báo Lao Dong , 9 tháng Giêng, 2013. Có thể đọc tại: http://laodong.com.vn/chinh-tri/to-chuc-nhom-chuyen-gia-but-chien-tren-internet-98582.bld
4.Có thể đọc tại :https://www.facebook.com/tuan.dao.9828/posts/691314330891152?comment_id=100872421&ref=notif&notif_t=like#

Mâu thuẫn phe nhóm trước Đại hội Đảng 12 lại bùng phát?

Binh lính canh gác trước quốc hội (minh họa)

Binh lính canh gác trước quốc hội (minh họa)
Hội nghị TW11 vừa kết thúc, nhưng phát biểu bế mạc hội nghị của  Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định về điều kiện của Ủy viên Ban Chấp hành TW, đã khiến dư luận cho rằng đó là chỉ dấu chứng tỏ một lần nữa mâu thuẫn phe cánh trong nội bộ lãnh đạo Đảng CSVN lại bùng phát trở lại.

Các chuyên gia phân tích chính trị nói gì về việc này?

Thông điệp phía sau bài diễn vănbế mạc

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Ban Chấp hành trung ương Đảng CSVN lần thứ 11 – Khóa XI, với nội dung chủ yếu là bàn về công tác nhân sự, để chuẩn bị cho Đại hội Đảng CSVN lần thứ XII đã kết thúc.

Đáng chú ý, phát biểu bế mạc Hội nghị TW 11, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định “Kiên quyết không để lọt vào BCH TƯ những người có biểu hiện không kiên định đường lối, quan điểm của Đảng, có biểu hiện cơ hội chính trị, nói và làm trái Cương lĩnh, đường lối, nguyên tắc của Đảng, cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực, phe cánh, lợi ích nhóm và mị dân”.

Điều này đã khiến cho dư luận cho rằng, ông Tổng BT muốn chuyển đi một thông điệp tới một nhân vật lãnh đạo cao cấp nào đó trong Đảng.

Theo VNN online, Tổng BT Nguyễn Phú Trọng cũng thừa nhận đây là việc “vô cùng khó khăn”. Từ xưa đến nay, bất kỳ đại hội nào công tác chuẩn bị nhân sự cũng có ý kiến này ý kiến khác. Thậm chí toàn dân bàn nhân sự, trong chưa bàn nhưng dư luận đã có rất nhiều phương án, không chỉ chúng ta quan tâm mà các nước bạn cũng quan tâm.

Nói về tình hình nội bộ Đảng CSVN trong thời gian vừa qua và khả năng có thể sau Đại hội Đảng lần thứ 12, từ Canada LS. Vũ Đức Khanh một chuyên gia về chính trị quốc tế cho biết đánh giá của ông. Ông nói:

“Cái đặc biệt trong vấn đề nội bộ của Đảng CSVN là từ sau Đại hội XI cho thấy rằng Đảng đã không kiểm soát được tình hình, mà Chính phủ đang kiểm soát tình hình. Cho nên tôi thấy từ các nỗ lực của Đảng đã dẫn tới tình trạng Đảng đã hoàn toàn thua bên phía Chính phủ. Cho nên vì những đấu đá đó đã dẫn tới việc sau các Hội nghị TW 10 và 11 chúng ta đã thấy ông Nguyễn Tấn Dũng đã ngày càng mạnh mẽ hơn. Vì vậy tôi nghĩ rằng cái vai trò của ông Dũng sau Đại hội 12 này sẽ là vai trò quyết định, có thể ông Dũng sẽ thay ông Trọng để đảm trách chức vụ Tổng BT. ”

Vì những đấu đá đó đã dẫn tới việc sau các Hội nghị TW 10 và 11 chúng ta đã thấy ông Nguyễn Tấn Dũng đã ngày càng mạnh mẽ hơn. Vì vậy tôi nghĩ rằng cái vai trò của ông Dũng sau Đại hội 12 này sẽ là vai trò quyết định, có thể ông Dũng sẽ thay ông Trọng

LS. Vũ Đức Khanh

Việc mâu thuẫn nội bộ trong các đảng hay các tổ chức chính trị là điều hoàn toàn bình thường, không phải chỉ có trong nội bộ Đảng CSVN. TS. Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện phản biện IDS nhận định:

Từ trái sang: TBT Nguyễn Phú Trọng, Cựu TBT Nông Đức Mạnh và TT Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc diễn binh mừng ngày 30 tháng 4 ở TPHCM.
Từ trái (hàng đầu) TT Nguyễn Tấn Dũng, Tổng BT Nguyễn Phú Trọng, và chủ tịch Trương Tần San

“Tôi thì không nghĩ rằng việc phân thành phe bảo thủ hay phe cải cách, rồi phe thân TQ hoặc phe cải cách là một cái khuôn khổ hợp lý để phân tích tình hình chính trị VN. Bởi đôi khi nó không phản ảnh đúng thực chất. Tuy nhiên cái việc có các phe phái thì tôi đã nói là nó luôn luôn có, kể cả việc nó gầm ghè với nhau hay thỏa hiệp thì nó là việc thường xảy ra trong Đảng CSVN hay trong các tổ chức chính trị. Ở nơi nào nó cũng thế.”

Trả lời câu hỏi, ông có đánh giá gì về phát biểu bế mạc Hội nghị TW11 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng?

Từ Đà lạt, TS. Hà Sĩ Phu một nhân vật bất đồng chính kiến nhận định:

“Qua cái lời ông (Nguyễn Phú) Trọng về tiêu chuẩn rất nhiều cái người ta có cảm giác động chạm, có vẻ như nhằm chặn đường vào trung ương của ông  Nguyễn Tấn Dũng. Như về tuổi, về quan hệ và những việc ai cũng biết  nếu mà lôi ra thì sẽ động chạm đến Nguyễn Tấn Dũng.”

Trận chiến giữa phe nhóm

Đó là chỉ dấu cho thấy, trận chiến quyền lực giữa các phe nhóm trong nội bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng CSVN một lần nữa đã bùng phát trở lại. LS. Vũ Đức Khanh khẳng định:

“Chúng ta thấy trong bài diễn văn kết thúc Hội nghị TW11 ngày 7/5 vừa qua của ông Nguyễn Phú Trọng có nói về tiêu chuẩn của Ủy viên TW. Nếu đi vào phần nói về vấn đề đạo đức và điều hành thì thấy rõ diễn văn đó đang nhắm vào một người, đó là ông Nguyễn Tấn Dũng. Tôi nghĩ rằng đó là vấn đề dễ hiểu, bởi vì Đảng đã không kiểm soát được tình hình, mà thực sự Chính phủ đang kiểm soát tình hình. Cho dù những tiêu chuẩn đó có nhắm vào ông Dũng cũng sẽ không giải quyết được điều gì, vì đó là xu thế của thời đại.”

Trong bài viết “TBT Trọng đặt ‘tiêu chuẩn’ nhân sự, chặn đà thâu tóm của thủ tướng Dũng” trên trang Dân làm báo, tác giả Hoàng Trần đã nhận định rằng: “Người ta dễ dàng nhận ra sự ám chỉ này dành cho thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Thậm chí, TBT Nguyễn Phú Trọng còn công khai chỉ rõ hơn những điều được gọi là “khuyết điểm” của ông Nguyễn Tấn Dũng thông qua tuyên bố này. Do vậy, diễn biến hội nghị cho thấy kế hoạch củng cố quyền lực của ông Nguyễn Tấn Dũng có nguy cơ bị phá hoại bởi cuộc chiến phe phái do TBT Nguyễn Phú Trọng cầm đầu.”

Nhớ lại lời phát biểu của ông Nguyễn Tấn Dũng ngày 30/4, cái mà người ta gọi là diễn văn chửi Mỹ, nhưng vái Tàu thì nó khác hẳn những lời nói đẹp đẽ của ông Dũng nói trước đây. Người ta bảo kiểu này có lẽ là có những áp lực, nếu ông ấy không nói theo quan điểm chính thống thì có khi ông ấy nguy

TS. Hà Sĩ Phu

Khi được hỏi, ông có nhận định gì diễn biến chính trị trong nội bộ Đảng CSVN từ nay đến trước đại hội Đảng lần thứ 12, vào đầu năm 2016?

Thời gian gần đây đã có một số chỉ dấu cho thấy ông Nguyễn Tấn Dũng đã chịu một sức ép đáng kể. TS. Hà Sĩ Phu ghi nhận:

“Người ta nhớ lại lời phát biểu của ông Nguyễn Tấn Dũng ngày 30/4, cái mà người ta gọi là diễn văn chửi Mỹ, nhưng vái Tàu thì nó khác hẳn những lời nói đẹp đẽ của ông Dũng nói trước đây. Người ta bảo kiểu này  có lẽ là có những áp lực, nếu ông ấy không nói theo quan điểm chính thống thì có khi ông ấy nguy. Vậy như thế chắc là lần này ông Nguyễn Tấn Dũng không đạt được mong muốn để trở thành Tổng Bí thư.”

TS. Nguyễn Quang A cho chúng tôi biết đánh giá của ông, ông nói:

“Tất nhiên những người suy đoán như vậy thì người ta có lý của người ta, Nhưng mà tôi nghĩ những cái tiêu chuẩn mà ông Nguyễn Phú Trọng nêu ra thì là những cái tiêu chuẩn chung chung mà trước kia người ta cũng nêu như vậy, nó cũng không phải là một cái gì đặc sắc cho lắm. Cũng có thể có người nghĩ cái đó nhằm ám chỉ đến người này người kia thì cái đó cũng rất có thể, nhưng chưa chắc đã phải như vậy. Song tất nhiên trong cái việc này từ trước đến nay nó luôn luôn có các cuộc đấu tranh trong nội bộ, thì những lời ám chỉ ấy cũng rất có thể là như vậy.”

Tất cả những vấn đề dư luận đang nói đến chỉ là sự đồn đoán, để đánh giá chính xác tình hình chính trị VN là điều hoàn toàn không đơn giản. LS. Vũ Đức Khanh khẳng định:

“Cái vấn đề chính theo tôi nghĩ, ở VN hiện tại chúng ta không thể nói được ai là người quyết định được vận mạng của đất nước. Vì có thể cái cơ quan quyết định cái đó chưa chắc là Bộ Chính trị, mà là một thế lực nào đó đang điều hành vấn đề đó còn nằm trong bóng tối.”.

Cần phải nhắc lại,  Tổng BT Nguyễn Phú Trọng trong lúc đọc bài diễn văn bế mạc Hội nghị TW4 – Khóa XI (tháng 10/2012), đã không cầm được nước mắt khi Ban Chấp hành TW không thông qua nghị quyết kỷ luật đồng chí X – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng do Bộ Chính trị đề nghị. Đây được coi là sự thất bại trong nước cờ nhằm hạ bệ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của phe cánh Tổng BT Nguyễn Phú Trọng.

Nguồn: RFA

Thấy gì từ vụ án báo Người Cao Tuổi?

kim-quoc-hoa-9

Một bước khởi đầu?

Theo Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM, sự kiện Cơ quan điều tra Bộ Công an ra lệnh khởi tố vụ án về những sai phạm liên quan đến Báo Người Cao Tuổi mới chỉ là một bước khởi đầu. Quyết định khởi tố vụ án được loan báo chiều 9/2/2015, vài giờ sau khi Bộ Thông tin Truyền thông công bố kết luận điều tra, thu hồi thẻ nhà báo của Tổng Biên tập Kim Quốc Hoa và đề nghị cách chức ông. LS Nguyễn Văn Hậu cho rằng, Hội Người Cao Tuổi cùng Tổng Biên tập tờ báo có thể phản biện khiếu nại nếu có chứng cứ là bị quy chụp oan sai. Ông nói:

“Theo Luật Thanh tra, khi có kết luận thanh tra thì người bị thanh tra theo kết luận đó có quyền giải trình những vấn đề mà họ thấy là đúng hoặc sai ở chỗ nào. Theo tôi phải cho ông Tổng Biên tập giải trình về kết luận thanh tra, có thể phản biện điều nào đúng điều nào sai và giải quyết khiếu nại nếu có thì mới đúng trình tự pháp luật. Quá trình thanh tra kiểm tra thấy rằng có dấu hiệu vi phạm pháp luật, đứng về góc độ của Hội Người Cao Tuổi là cơ quan chủ quản thì họ có thể phản biện lại đánh giá lại kết luận đó là có đúng hay không. Hội Người Cao Tuổi có quyền làm việc này để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những thành viên của mình nhưng Hội phải có chứng cớ và trên cơ sở hồ sơ của cơ quan Thanh tra Bộ Thông tin Truyền Thông.”

Hội Người Cao Tuổi có quyền làm việc này để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những thành viên của mình nhưng Hội phải có chứng cớ và trên cơ sở hồ sơ của cơ quan Thanh tra Bộ Thông tin Truyền Thông.
-LS Nguyễn Văn Hậu

Trong diễn biến liên quan tới tờ báo từng được dư luận chú ý vì đưa nhiều tin bài đánh trúng tham ô nhũng lạm, Chủ tịch Trung ương Hội Người Cao Tuổi Việt Nam và Chi hội Nhà báo Người Cao Tuổi cùng lúc có kiến nghị với nội dung bảo vệ tờ báo Người Cao Tuổi và Tổng Biên tập Kim Quốc Hoa.

Trên bản báo in Người Cao Tuổi ngày 10/2/2015, bà Cù Thị Hậu Chủ tịch Hội Người Cao Tuổi Việt Nam đã thay mặt Ban Thường vụ Trung ương Hội gởi văn thư tới Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Nguyễn Bắc Son để cáo giác điều gọi là, nhiều sai phạm nghiêm trọng của Đoàn Thanh Tra Bộ Thông tin và Truyền thông trong cuộc thanh tra đột xuất báo Người Cao Tuổi, dẫn tới bản kết luận thanh tra công bố ngày 9/2/2015 và chỉ vài giờ sau thì Cơ quan Điều tra Bộ Công an ra lệnh khởi tố vụ án về những sai phạm của Báo Người Cao Tuổi.

Bộ Thông tin Truyền Thông cũng thu hồi thẻ nhà báo của ông Kim Quốc Hoa và đề nghị Hội Người Cao Tuổi cách chức Tổng Biên tập cùa nhân vật này. Những nội dung chính trong kiến nghị bao gồm sự kiện mà Hội Người Cao Tuổi cho là Thanh Tra của Bộ TT&TT chỉ dành 1 ngày cho ông Kim Quốc Hoa giải trình quá nhiều vấn đề, sau đó lập tức công bố kết luận thanh tra, là việc làm không thể bảo đảm “chính xác, khách quan, trung thực công khai, dân chủ, kịp thời” như Điều 7 Luật Thanh tra qui định.

nct-400.jpg
Ấn bản báo in của Người Cao Tuổi phát hành số 1549 ra ngày 10-2-2015. Citizen photo.

Theo bà Cù Thị Hậu, đoàn thanh tra đã quy chụp áp đặt một cách mất dân chủ khi cho rằng hơn 50 bài báo của báo Người Cao Tuổi là “đăng nội dung đơn thư khiếu nại, tố cáo và bình luận suy diễn thiếu căn cứ dẫn đến thông tin sai sự thật, thậm chí có dấu hiệu tiết lộ bí mật Nhà nước”… Bà Cù Thị Hậu lập luận rằng, trong 2 năm qua Hội Người Cao Tuổi, cơ quan chủ quản của tờ báo, không thấy các cơ quan chức năng nhắc nhở gì; giao ban báo chí trung ương hằng tuần cũng không phê phán; các đối tượng bị báo đưa tin cũng không khiếu nại… Chủ tịch Hội Người Cao Tuổi đặt dấu hỏi về tính khách quan và đứng đắn đối với bản kết luận của Thanh Tra Bộ TT&TT và thêm một câu hỏi nữa, phải chăng cách làm của Đoàn Thanh là nhằm ngăn chặn, làm thui chột năng lực chống tham nhũng của báo chí mà Báo Người Cao Tuổi là một điển hình?

Bà Cù Thị Hậu thay mặt Thường vụ Trung ương Hội Người Cao Tuổi Việt Nam đề nghị ông Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền Thông tạm dừng công bố kết luận thanh tra để tiến hành lại cuộc thanh tra theo trình tự, thủ tục đúng với quy định của pháp luật.

Giới báo chí không quên những vụ gọi là tai nạn nghề nghiệp khi khui các vụ tham nhũng lớn như PMU 18 chẳng hạn… Nhà văn nhà báo Võ Văn Tạo từ Nha Trang nhận định:

“Thông thường là người ta xử lý dân sự, ở đây dấu hiệu hình sự hóa quá rõ ràng rồi. Tôi cho rằng nếu như cấp lãnh đạo của Đảng và Nhà nước mà không xử lý khéo léo vụ này thì sẽ đổ bể chút lòng tin còn lại cuối cùng trong nhân dân và chắc chắn rằng đội ngũ báo chí sẽ thui chột rất nhiều, không bao giờ báo chí có thể làm được nhiệm vụ chống tiêu cực theo đúng như chủ trương của Đảng và Nhà nước vẫn hô hào…”

Trái quy định pháp luật?

Cùng ngày 10/2, Báo Người cao Tuổi cũng công bố kiến nghị của mình với tư cách Chi hội thành viên gởi Hội Nhà báo Việt Nam kiến nghị Ban Chấp hành lên tiếng bảo vệ danh dự cho hội viên Chi hội nhà báo Báo Người Cao Tuổi.

Nội dung kiến nghị cho là trong cùng một thời gian, Bộ Thông tin Truyền thông ra quyết định thu hồi thẻ nhà báo của Tổng biên tập Kim Quốc Hoa, khi Báo Người Cao Tuổi và Trung ương Hội Người Cao Tuổi Việt Nam đã có văn bản kiến nghị, chưa kịp thực hiện quy trình khiếu nại, Bộ TT&TT chưa có quy trình giải quyết khiếu nại đối với kết luận thanh tra là trái quy định.

Trong bối cảnh như vừa nêu, Báo Người Cao Tuổi cho rằng việc Bộ TT&TT vội vàng chuyển 11 bài viết  được cho là có dấu hiệu tiết lộ bí mật Nhà nước, lợi dụng quyền tự do dân chủ… sang cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an, đề nghị khởi tố vụ án là việc làm bất thường trái quy định của pháp luật.

Khởi tố vụ án xong thì trình tự sẽ là khởi tố bị can, nếu khởi tố bị can thì người đứng đầu là Tổng Biên tập khó thoát, chắc chắn là một trong những bị can; rồi người viết, biên tập viên tùy theo ý đồ người ta muốn xử lý mạnh tay rộng rãi hay nhẹ tay thu hẹp…
-Nhà báo Võ Văn Tạo

Trong giới Luật sư, ông Trần Đình Triển thuộc Đoàn Luật sư Hà Nội là người có phản ứng nhanh chóng tán dương sự kiện Bộ Thông tin và Truyền thông công bố kết luận thanh tra những sai phạm của báo Người Cao Tuổi. Trên VietnamNet LS Trần Đình Triển cho rằng việc thanh tra đột xuất báo Người Cao Tuổi là đúng quy trình. Theo quan điểm của ông, các lập luận của Hội Người Cao Tuổi không đứng vững. Luật sư Triển cho rằng, pháp luật quy định trong quá trình thanh tra, đối tượng bị thanh tra có quyền giải trình các nội dung trong quyết định thanh tra và nội dung thanh tra. Tuy vậy vẫn theo LS Triển, pháp luật không quy định về thời gian cho đối tượng thanh tra giải trình kết luận thanh tra. LS Triển cũng bác bỏ lập luận cho rằng thanh tra Bộ TT&TT phải làm việc  với Hội Người Cao Tuổi trước khi thực hiện thanh tra đột xuất với Báo Người Cao Tuổi. Theo LS Triển, pháp luật không quy định khi thanh tra đối tượng bị thanh tra thì phải trao đổi, thông báo với cơ quan quản lý cấp trên của cơ quan đó, ở đây là Hội Người Cao Tuổi.

Vẫn theo VietnamNet, LS Trần Đình Triển đưa ra đánh giá cá nhân, theo đó báo Người Cao Tuổi trong những năm qua đã có nhiều thành tích nhất định, đáng trân trọng. Tuy nhiên ông Triển cho rằng tờ báo chưa đi đúng tôn chỉ, mục đích rất nhiều bài báo theo ông là mang tính thương mại hóa, không ít bài vu khống, bịa đặt, dựng chuyện, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cá nhân, uy tín của tổ chức, lãnh đạo Đảng và Nhà nước trong đó có cả lực ượng vũ trang.

Ngược dòng thời gian, báo điện tử Tiền Phong, cơ quan Trung ương của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong bài viết ngày 19/6/2012 đã hết lời đề cao ông Kim Quốc Hoa, một nhà báo dày kinh nghiệm kinh qua cương vị quản lý 6 tờ báo. Nhân vật này chính là Tổng biên tập báo Người Cao Tuổi mà Bộ TT&TT vừa thu hồi thẻ nhà báo và đề nghị cách chức. Theo Tiền Phong Online, Tổng Biên tập Kim Quốc Hoa trong 5 năm tính đến lúc bài báo được đưa lên mạng đã phanh phui 1.500 vụ tiêu cực, tham nhũng. Trong các thí dụ điển hình, báo Người Cao Tuổi đã đưa tin đúng về sự không trung thực trong khai báo lý lịch của bà Đặng Hoàng yến dẫn tới việc bà bị bãi miễn tư cách Đại biểu Quốc hội. Một vụ việc nổi bật khác là loạt bài Chủ tịch tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô coi thường pháp luật…

Gần đây nhất, cả làng báo chạy theo tin gây sóng gió liên quan đến tài sản bất minh của nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền. Những bài báo đầu tiên phanh phui vấn đề này xuất phát từ báo Người Cao Tuổi.

Trao đổi với chúng tôi, nhà báo Võ Văn Tạo ở Nha Trang nhận định rằng, đánh tham nhũng hàng ngàn vụ như Báo người Cao Tuổi thì thể nào cũng có lúc khai thác nhầm thông tin không đúng sự thật. Từng 8 năm ngồi ghế Hội thẩm Nhân dân vì có bằng Đai học thứ hai chuyên ngành luật, nhà báo Võ Văn Tạo phân tích:

“Theo trình tự là khởi tố vụ án, luật của Việt nam không khởi tố một tổ chức, hiện nay chỉ khởi tố hình sự đối với cá nhân thôi. Khởi tố vụ án xong thì trình tự sẽ là khởi tố bị can, nếu khởi tố bị can thì người đứng đầu là Tổng Biên tập khó thoát, chắc chắn là một trong những bị can; rồi người viết, biên tập viên tùy theo ý đồ người ta muốn xử lý mạnh tay rộng rãi hay nhẹ tay thu hẹp…”

Theo giới thạo tin và những người am hiểu tình hình chính trị Việt Nam, một tờ báo do chính quyền quản lý dù là báo của Hội thì cũng là báo nhà nước. Một tờ báo nhà nước như Người Cao Tuổi phải có một quan hệ đặc biệt mới có thể tuyên chiến với tham nhũng theo kiểu đa phương như thế. Nhưng một khi hai Bộ Thông tin Truyền thông và Bộ Công an hiệp đồng tác chiến để xử lý thì số phận tờ báo và Tổng Biên tập của nó coi như đã an bài. Thông thường tờ báo gặp nạn sẽ được thay máu, hoạt động thận trọng để tồn tại nếu còn có cơ hội.

Nam Nguyên, phóng viên RFA

Nguồn: RFA

Thugs Attack Vietnamese Anti-China Activist on Hanoi Street

vietnam-nguyen-chi-tuyen-attack-may-2015.jpg
Nguyen Chi Tuyen receives treatment at a clinic after he was attacked in Hanoi, May 11, 2015.

 Photo courtesy of environmental group For a Green Hanoi

An activist in Vietnam who has spoken out extensively against Chinese aggression in the South China Sea was brutally beaten by thugs in the capital Hanoi on Monday, in the latest attack against public campaigners in the one-party communist nation, where dissent is not tolerated.

Activist Nguyen Chi Tuyen, who has participated in several anti-China rallies expressing anger over Beijing’s claims to the disputed Paracel islands, told RFA’s Vietnamese Service he was attacked in the morning after driving his son to elementary school around three kilometers (two miles) from his home.

“On the way home, along the road I usually take, a group of thugs stopped me from both in front and behind [my vehicle] and they beat me,” Tuyen said.

11114733_418460051666652_3018597966434625221_n

“I couldn’t see what they were using to strike me, but I am sure that they didn’t only use their hands and feet. They struck me about my head and face.”
Tuyen said he received first aid at a medical center near his home, but his friends decided to take him to the French-Vietnamese Hospital, where he was given a CT scan to determine whether he had suffered a brain injury.

“The doctors there told me that I was lucky because my brain was not damaged; only the soft parts were injured. My forehead, eyes, cheeks, nose and ears are swollen. I was given six stitches on my head. Those were the main injuries,” he said.

“The doctors allowed me to go home and said that if I experienced any abnormal symptoms in the next 24 hours, I should be hospitalized; if not, I should just take a prescription they gave me.”

Blogger beaten

Tuyen, who has also campaigned to commemorate Vietnamese soldiers who died during Vietnam’s brief border war with China in 1979 and to promote environmental causes such as recycling, is the latest outspoken activist to be beaten by thugs on a Hanoi street in weeks.

At the end of April, prominent blogger Trinh Anh Tuan was savagely attacked with bricks by a trio of plainclothes policemen he said were among a group of men who have been observing his home for the past month.

Tuan, who operates a website calling for transparency from local officials with regards to a controversial tree removal plan in the city, said he had been harassed by plainclothes authorities before in March 2014, though “the injuries were not as severe as this time.”

He was also among 50 people detained and beaten by police on May 15 last year after taking part in an anti-China protest sparked by territorial tensions in the South China Sea.

Reported by RFA’s Vietnamese Service. Translated by Gia Minh. Written in English by Joshua Lipes.

Hàng loạt đòi hỏi gay gắt phải trả tự do cho Tạ Phong Tần

 Theo 
Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
Ngày 25 tháng 3 năm 2015 tổ chức Bảo Vệ Ký Giả Quốc Tế (CPJ) mở chiến dịch "Tháo còng báo chí” (Press Uncuffed ), Tạ Phong Tần được nêu tên trong danh sách 9 người trên khắp thế giới

Ngày 25 tháng 3 năm 2015 tổ chức Bảo Vệ Ký Giả Quốc Tế (CPJ) mở chiến dịch “Tháo còng báo chí” (Press Uncuffed ), Tạ Phong Tần được nêu tên trong danh sách 9 người trên khắp thế giới

Trong ngày Tự do báo chí Thế giới Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã yêu cầu đích danh chính phủ Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho bà Tạ Phong Tần, một nhà báo độc lập, một blogger có nhiều bài viết phân tích và chỉ trích chính phủ Việt Nam, đang bị giam giữ với bản án 10 năm tù giam. Mặc Lâm có thêm chi tiết về vấn đề này.

Bộ Ngoại giao Hoa kỳ lên tiếng

Mới đây, trong một thông báo từ Bộ Ngoại giao Hoa kỳ, phát ngôn viên Jeff Rathke đã có những phát biểu ngắn nhưng đầy đủ ý nghĩa như sau:

“Bà Tạ Phong Tần người nhận giải thưởng Phụ nữ Can đảm Quốc tế vào năm 2013 hiện đang bị 10 năm tù giam vì đã viết blog chỉ trích nhà nước và đảng Cộng sản. Bà là người đầu tiên trong số những blogger viết bài bình luận các sự kiện chính trị, những chủ đề mà bao lâu nay vẫn bị giới hạn bởi nhà cầm quyền. Chúng tôi kêu gọi chính quyền Việt Nam ngay lập tức trả tự do cho Tạ Phong Tần và đồng thời cho phép người dân Việt Nam bày tỏ quan điểm chính trị của họ một cách tự do cả trên mạng lẫn trong đời sống.”

Chúng tôi kêu gọi chính quyền Việt Nam ngay lập tức trả tự do cho Tạ Phong Tần và đồng thời cho phép người dân Việt Nam bày tỏ quan điểm chính trị của họ một cách tự do cả trên mạng lẫn trong đời sống

Jeff Rathke Bộ ngoại giao Hoa Kỳ

Thông điệp của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chưa nhận được bất cứ phản hồi nào từ Hà Nội như thường lệ có lẽ do Việt Nam đang lo trình bày vấn đề nhân quyền trong cuộc Đối thoại nhân quyền với phái đoàn đến từ Washington DC và dù muốn hay không trong lần đối thoại này chắc chắn cái tên Tạ Phong Tần sẽ được mang ra bàn thảo.

Tạ Phong Tần được giới quan sát nhân quyền biết tới do những hoạt động trình bày quan điểm cũng như tố cáo những sai trái của chính quyền qua ngòi viết. Từng là một sĩ quan công an bà biết mọi mánh khóe của công an trong các vụ tham nhũng móc ngoặc hay bắt giam tra tấn người vô cớ. Những bài viết sống động của bà trên trang blog riêng có tên “Công lý và sự thật” đã làm an ninh mạng chú ý và sau cùng cáo buộc bà chống phá nhà nước với những tư tưởng sai trái.

Tháng 9 năm 2011 Tạ Phong Tần bị bắt về tội tuyên truyền chống nhà nước chung với nhà báo tự do Điều Cày Nguyễn Văn Hải và Anh Ba Saigon. Ngày 24 tháng 9 năm 2012 bà bị án tù 10 năm và bị giải giao qua nhiều nhà tù từ Nam ra Bắc. Nhà báo tự do Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, một đồng đội của Tạ Phong Tần trong cùng vụ án cho biết:

-Tôi biết Tạ Phong Tần khi cô ấy đến tham dự phiên tòa xử tôi kiện công an phường Bến Thành tại tòa dân sự thành phố Sài Gòn. Trong khi gặp nhau tại phiên tòa đó thì cô ấy có mời tôi đến thăm văn phòng cô ấy làm việc và từ ngày đó chúng tôi quen biết với nhau trong nhóm Câu lạc bộ nhà báo tự do (CLBNBTD) Khi câu lạc bộ thành lập thì trên trang blog của câu lạc bộ chia sẻ về các cách thức tham gia, thực hiện. Những hoạt động của CLBNBTD, những vần đề liên quan đến pháp lý khi thành lập câu lạc bộ thì Tần là một trong những người đã đóng góp rất nhiều thông tin trên đó. Chính vì vậy chúng tôi có mối liên hệ trước khi mà Tần tham gia viết bài trên trang CLBNBTD.

Mẹ tự thiêu để phản đối

Ngày 30 tháng 7, bà Đặng Thị Kim Liêng, mẹ của Tạ Phong Tần đã tự thiêu ở phía trước của cơ quan chính phủ tỉnh Bạc Liêu để phản đối các cáo buộc đối với con gái của mình.

Bà Dương Thị Tân một người từng có thời gian dài sống và chia sẻ với Tạ Phong Tần cho biết suy nghĩ của bà về người phụ nữ bất khuất này:

Bà Đặng Thị Kim Liêng, mẹ của Tạ Phong Tần đã tự thiêu ngày 30 tháng 7, 2012
Bà Đặng Thị Kim Liêng, mẹ của Tạ Phong Tần đã tự thiêu ngày 30 tháng 7, 2012

Lúc em vô tới em báo mẹ chết thì chỉ nói “tao biết rồi”, em hỏi ủa sao chị biết thì chỉ nói “bọn nó nói cho tao hay”. Bọn nó đã chuyền cái thông tin đó vô cho chỉ biết trước rồi cho nên khi chị biết thông tin do em nói thì chỉ có khóc thôi

Cô Tạ Minh Tú

-Khi mà tôi biết cô Tạ Phong Tần là lúc mà cô ấy bị truy đuổi rất là gắt gao vì tham gia Câu lạc bộ nhà báo tự do cũng như những bài mà cô viết trên báo phản ảnh mặt trái những tiêu cực của xã hội. Bị người ta truy sát bị người ta đuổi và gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt đời sống cũng như nơi cư trú. Tôi biết rất rõ về cô ấy khi đã ở nhà tôi trong khoảng thời gian gần hai năm. Không còn nơi chốn nào để đi kể cả người dì ruột hay một người bạn rất thân vì áp lực mà quay ra không cưu mang nữa.

Tôi nghĩ rằng những việc cô ấy làm thì rất là rõ. Đầu tiên là tham gia vào Câu lạc bộ nhà báo tự do phản ảnh những mặt trái của xã hội, những tiêu cực của ngành công an những lộng quyền, những mặt xấu nói chung cô ấy đã mất việc làm bị thu hồi giấy tờ tùy thân và sau đó là đi tù.

Tôi nghĩ rằng trong thời gian cô đi tù thì mọi người rất là nhớ rõ một biến cố đau lòng là người mẹ thân yêu của cô ấy đau lòng vì những cái mà người ta làm với con mình không chịu được bà đã bức xúc tự thiêu. Sau đó thì người ta còn những thủ đoạn rất đê tiện c3n trở tất cả những sự giúp đỡ của mọi người đến với gia đình. Giả vờ làm động thái là hoãn phiên tòa lại để cô ấy được về tiễn mẹ lần cuối nhưng mà rồi rốt cuộc cũng không có chuyện đấy xảy ra.

Cô Tạ Minh Tú, em ruột của Tạ Phong Tần kể lại chi tiết khi cô cho chị mình biết tin mẹ tự thiêu trong nhà giam:

-Lúc em vô tới em báo mẹ chết thì chỉ nói “tao biết rồi”, em hỏi ủa sao chị biết thì chỉ nói “bọn nó nói cho tao hay”. Bọn nó đã chuyền cái thông tin đó vô cho chỉ biết trước rồi cho nên khi chị biết thông tin do em nói thì chỉ có khóc thôi chứ còn lúc đó chỉ không có gì bất ngờ hết.

Ngày 25 tháng 3 năm 2015 tổ chức Bảo Vệ Ký Giả Quốc Tế (CPJ) mở chiến dịch “Tháo còng báo chí”, Tạ Phong Tần được nêu tên trong danh sách 9 người trên khắp thế giới sau đó một cuộc vận động cùng khắp đang mở ra nhằm yêu cầu chính phủ Việt Nam phải trả tự do vô điều kiện cho bà

Tổ chức Bảo Vệ Ký Giả Quốc Tế nhắc nhở

Ngày 25 tháng 3 năm 2015 tổ chức Bảo Vệ Ký Giả Quốc Tế (CPJ) mở chiến dịch “Tháo còng báo chí” (Press Uncuffed ), Tạ Phong Tần được nêu tên trong danh sách 9 người trên khắp thế giới sau đó một cuộc vận động cùng khắp đang mở ra nhằm yêu cầu chính phủ Việt Nam phải trả tự do vô điều kiện cho bà.

Trong lúc ấy từ trại giam số 5 Nghệ An  người tù nhân lương tâm Tạ Phong Tần đang phải chiến đấu với ban quản lý trại giam vì những phân biệt đối xử với bà. Cô Tạ Minh Tú cho biết tình trạng bị giam giữ mới nhất của chị mình:

-Bọn cộng sản ngược đãi và không cho chỉ ra ngoài chúng đóng cửa suốt. KHông được ra ngoài làm gì hết cũng không được giao lưu tuyệt đối bị nhốt suốt luôn trong cái phòng đó cho nên chỉ tuyệt thực 3 ngày không ăn bọn họ mới thả cho chỉ từ thứ Hai cho tới thứ Sáu đi ra ngoài phòng giam nhưng cũng không được giao lưu với ai và cách ly luôn. Tời thứ Bảy, Chủ nhật thì nhốt thẳng trong tù luôn không được ra ngoài. Với sức khỏe bây giờ chỉ có mấy chứng bệnh như sốt, viêm họng,  huyết áp cho nên khi tuyệt thực mấy ngày không uống thuôc nên sức khỏe rất kém.

Bà Dương Thị Tân cũng từng theo chân Tạ Phong Tần qua nhiều trại giam chia sẻ:

-Tôi cũng đã từng đồng hành với em của cô Tần đi nhiều trại giam như trại Bố Lá trại Chí Hòa hay trại số 5 Nghệ An đã chứng kiến những việc mà người ta làm với cô ấy bằng cách biệt giam hay đối xử phân biệt. Nòi chung là một người đang từ khỏe mạnh cao lớn nhưng rồi gầy ốm bệnh tật như hiện nay.

Ngày 7 tháng 5, tại cuộc gặp gỡ giữa phái đoàn đối thoại Nhân quyền Hoa Kỳ tại Hà Nội do trợ lý Ngoại trưởng Tom Malinowski chủ trì chắc chắn rằng hồ sơ Tạ Phong Tần sẽ được mở ra với những câu hỏi mà phía Việt Nam đã gần như hoàn toàn biết trước.

Hiếm có một tù nhân lương tâm nào được Hoa Kỳ và các tổ chức nhân quyền quốc tế đồng loạt lên tiếng cùng lúc như trường hợp của bà Tạ Phong Tần. Ngoại trưởng Hoa Kỳ là người nhấn mạnh đến việc phải trả tự do cho bà trong khi những tổ chức khác vinh danh bà như một khuôn mặt bất khuất, một ngòi viết ngay thẳng và nhất là sự can đảm hiếm có của một phụ nữ dấn thân vì công lý và sự thật.