KHÔNG PHẢI THAY ĐỔI LÀ RỐI LOẠN XàHỘI

Nguồn: Bauxite Vietnam

BS Nguyễn Quang Bình Tuy

(ảnh minh họa)

(ảnh minh họa)

Tướng Tô Lâm đã lập luận nếu “đặt vấn đề Hiến pháp mới quy định phi chính trị hóa lực lượng vũ trang” thì sẽ mắc phải “các âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng việc góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 nhằm tiến hành các hoạt động chống phá cách mạng, gây bất ổn định chính trị, xã hội của đất nước”. Tôi xin phản biện ý của Tướng Lâm chung quanh vấn đề “thay đổi”.

Thay đổi từ trên cao xuống là thay đổi khôn ngoan nhất, không đổ máu và không gây rối loạn xã hội như người ta lo sợ. Myanmar là một thử nghiệm thành công, nên theo cách của họ. Đừng chủ quan rồi khư khư giữ lấy ghế của mình, để đến khi mất kiểm soát mới tính tới nhượng bộ (như Syria, Lybia thì đến độ không có đường lui để giữ mạng sống, buộc phải giữ “tới cùng”) thì không phải là cách làm khôn ngoan. Không một người dân nước nào muốn sống trong xã hội bị rối loạn, bất ổn, bạo lực, chiến tranh… Nhưng nếu bị buộc phải làm điều đó để có một tương lai tươi sáng hơn, thì họ sẽ làm, dù biết rõ phải hy sinh, nhưng khát vọng “tương lai tươi sáng hơn” giúp họ có nhiều nghị lực hơn gấp nhiều lần để làm bất cứ điều gì. Minh chứng cho điều này là các cuộc đánh giặc ngoại xâm, mà gần nhất là Pháp, mặc dù Pháp có cả trăm năm đô hộ với vũ khí hiện đại, nhưng cũng không làm họ nhụt chí. Chẳng phải họ muốn có một tương lai tươi sáng hơn cho không chỉ con cháu họ mà cho dân tộc Việt Nam mai sau hay sao? Họ hy sinh cả cuộc đời, hy sinh nhiều người trong gia đình, cũng là mong có được “tương lai tươi sáng hơn” cho con cháu, chứ bản thân họ cũng đâu có sống được bao lâu sau chiến tranh?

Tại sao chúng ta tốn trí tuệ, sức lực và cả xương máu để “giành độc lập cho dân tộc” nhưng rồi lại gắn thành quả ấy chỉ cho một nhóm “giai cấp”? Nay nhóm giai cấp này đã trở nên quyền lực và giàu có, và trở thành “nhóm lợi ích”. Nếu biết tình hình như hiện nay, chắc chắn không ai hy sinh cho cuộc chiến đó, bởi nó đã thành vô nghĩa, bởi những mục tiêu cao cả ban đầu “Độc Continue reading

THỰC THI HIẾN PHÁP: NÓI MỘT ĐẰNG LÀM MỘT NẺO

Thanh Quang, phóng viên RFA

Công an Việt Nam không cho phóng viên chụp hình, ảnh minh họa.

Công an Việt Nam không cho phóng viên chụp hình, ảnh minh họa.

Lâu nay lịch sử – và thực tế – chứng minh rằng các chính thể độc tài, nhất là độc tài CS, thường “nói một đàng, làm một nẻo”. Trong chiều hướng đó, Hiến pháp CS, như tại VN trong nhiều thập niên nay, cũng từng chứng tỏ “làm một nẻo” so với những điều khoản tốt đẹp, nếu có, trong văn kiện này.

Không bảo vệ dân

Qua bài ‘Hiến pháp không thể là ‘vì, do và của’ CSVN”, blogger Hoàng Thanh Trúc lưu ý rằng trong những chế độ như vậy, thì lý thuyết trong “Hiến pháp chỉ là ‘một chuyện’, thực thi nó hoàn toàn lại là ‘một chuyện khác’”. Theo tác giả, hơn nửa thế kỷ qua, một “nhà nước, đảng” lúc nào cũng rêu rao là “Của, Do và Vì Dân”, nhưng họ đã “quên béng” một quy luật thiêng liêng “chủ-tớ” – tức dân là chủ, các quan của đảng, nhà nước là “đầy tớ” của dân như chính họ đã công nhận và thường quảng bá. Như vậy, blogger Hoàng Thanh Trúc cho biết tiếp, lẽ ra họ phải có trách nhiệm để nhớ vì chính người mà họ gọi là “chủ” đang nai lưng nuôi mình. Tác giả chua chát:

“Mỉa mai, cười ra nước mắt? Hiến pháp! Một công ước thiêng liêng “bất khả xâm phạm” của mọi quốc gia, trong đó có Hiến pháp của quốc gia 87 triệu nhân dân Việt Nam, lại bị một nhóm nhỏ vài chục đảng viên CS trong vai trò lãnh đạo, coi Hiến pháp như một món hàng, mà “Sản phẩm có một vài thay đổi, không cần phải thông báo trước!?”; cũng “thô bạo công khai” coi Hiến Pháp chỉ là “một chuyện”, thực thi nó lại hoàn toàn là “một chuyện khác”.”

Continue reading

Nghị quyết mới của LHQ về Những người Bảo vệ Nhân quyền

LHQNgày 1/3/2013 – Na Uy sẽ trình một bản nghị quyết mới nhằm bảo vệ những người bênh vực nhân quyền ra trước phiên họp thứ 22 của Hội đồng Nhân quyền LHQ. Trong một cuộc gặp phi chính thức với các nhà nước và các tổ chức phi chính phủ ở Geneva, Phái đoàn Thường trực Na Uy tại LHQ đã trình một dự thảo nghị quyết nhằm giải quyết bài toán quy trình lập pháp ảnh hưởng đến công việc của những người bảo vệ nhân quyền. Ngày 27/2/2013, trong một động thái can thiệp liên quan nhằm vào Liên Hợp Quốc ở Geneva, Quỹ Ngôi nhà Nhân quyền (Human Rights House Foundation – HRHF) đã hoan nghênh nghị quyết và hoan nghênh thực tế là năm nay Hội đồng Nhân quyền sẽ lại thông qua một nghị quyết quan trọng về những người bảo vệ nhân quyền, bởi Hội đồng đã không làm thế kể từ năm 2010 khi bản nghị quyết nhằm bảo vệ những người bảo vệ nhân quyền được thông qua.

Thứ Năm, ngày 28/2/2013, trong một động thái can thiệp vào Hội đồng Nhân quyền, Anna Dobrokovskaya từ Phong trào Nhân quyền trẻ (Youth Human Rights Movement, tức tổ chức Human Rights House Voronezh – Ngôi nhà Nhân quyền Voronezh [Nga]) đã nhấn mạnh rằng “vai trò đặc biệt của những người bảo vệ nhân quyền cần được thừa nhận đầy đủ ở tất cả các quốc gia, bởi họ là sứ giả của những ý tưởng và giá trị phổ quát”. Bà nói thêm, những người bảo vệ nhân quyền thường được giới thiệu là có các hành vi chống nhà nước, do đó bị hình sự hoá. “Một số nhà nước áp dụng những khuôn khổ pháp lý theo đó những người bảo vệ nhân quyền bị đặt vào vị thế tội phạm, đồng thời chúng khiến họ không thể tiến hành công việc hợp pháp của mình một cách công khai mà không vi phạm pháp luật.”

Continue reading

‘ĐOÀN VĂN VƯƠN – TỪ CÔNG LÝ ĐẾN BẠO LỰC’

Hồng Ngọc

Nguồn: BBC Việt ngữ

Ông Đoàn Văn Vươn bị bắt giữ từ tháng 01/2012 và có thể bị xử với tội danh "mưu sát"

Ông Đoàn Văn Vươn bị bắt giữ từ tháng 01/2012 và có thể bị xử với tội danh “mưu sát”

Ở nơi mà công lý không được thiết lập thì bạo lực tất yếu nảy sinh, như là bản năng sinh tồn của con người được kéo dài từ thời động vật hoang dã.

Thế giới hoang dã được thiết lập trật tự dựa trên sức mạnh của bạo lực, một phần của cuộc cạnh tranh sinh tồn.

Trong cùng một loài, do đặc điểm tương tự nhau về nhu cầu thức ăn, nơi cư trú, và bạn tình khiến chúng phải cạnh tranh nhau, vì nguồn lực là hữu hạn.

Không có trọng tài phân xử, không có nguyên tắc cho cuộc chơi, chúng chỉ có thể tự phân xử bằng trận chiến, mà kẻ chiến thắng sẽ có được điều mình muốn, và kẻ thất bại chấp nhận những quyền lợi thấp hơn. Nhưng không có sự tiêu diệt giữa đồng loại.

Loài người tiến hóa hơn tất cả các sinh vật khác trên trái đất về nhu cầu và trí tuệ. Trận chiến giữa con người với nhau có thêm vũ khí, có tính tổ chức, thậm chí cả danh nghĩa cho cuộc chiến. Vì thế nó tàn khốc hơn tất cả mọi cuộc chiến của các sinh vật khác.

Nhu cầu của các sinh vật khác là hữu hạn. Nó chỉ cần ăn no đủ, có một chỗ trú thích hợp, và có đủ bạn tình để đáp ứng nhu cầu giao phối – truyền giống hữu hạn.

Continue reading

MỸ NÓI VIỆT NAM ‘SA SÚT’ VỀ NHÂN QUYỀN

Nguồn: BBC-Tiếng Việt

Nhiều người bị đưa ra xét xử theo luật an ninh quốc gia

Nhiều người bị đưa ra xét xử theo luật an ninh quốc gia

Chính quyền ông Obama hôm thứ Năm bày tỏ quan ngại về tình trạng “sa sút” của Việt Nam trong vấn đề nhân quyền, và khẳng định rằng việc tiến tới tự do cá nhân là nội dung then chốt trong chính sách của Hoa Kỳ tại Á châu, hãng tin AP tường thuật. Continue reading

DÂN VÀ ĐẢNG Ở VIỆT NAM SỢ LẪN NHAU?

Nguyễn Hùng

Nguồn: bbcvietnamese.com

VN thôi phạt xe không chính chủ nhưng muốn bắn vào chủ phương tiện nếu cần

VN thôi phạt xe không chính chủ nhưng muốn bắn vào chủ phương tiện nếu cần

Bình về quan hệ giữa dân và chính quyền, kiến trúc sư chính của Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ Thomas Jefferson viết: 

“KHI DÂN SỢ NHÀ NƯỚC ẮT SINH BẠO CHÚA, KHI NHÀ NƯỚC SỢ DÂN TẤT CÓ TỰ DO.”

Continue reading

TỔ QUỐC CAO HƠN NHÀ NƯỚC VÀ CHẾ ĐỘ

Tiến sỹ Nguyễn Vân Nam

Nguồn: BBC-tiếng Việt

Tổ quốc 1Tổ quốc, có thể hiểu là đất nước do tổ tiên để lại, chỉ nơi sinh thành tổ tiên dân tộc ta; sinh thành tổ tiên, ông bà, cha mẹ của mỗi con người.

Tổ quốc Việt nam là cội nguồn chung của mọi người Việt nam từ hàng ngàn năm nay. Vì thế, dĩ nhiên Tổ quốc không thể mang một ý thức hệ tư tưởng nào cả.

Continue reading

“NÓI VỚI MÌNH VÀ CÁC BẠN”: “THAM GIA CHÍNH TRỊ” LÀ LÀM GÌ?

Đoan Trang

Tham gia chính trịDưới đây là bài viết thứ ba trong loạt bài “Nói với mình và các bạn: Vẻ đẹp của chính trị”. Mục đích mà loạt bài hướng tới là góp phần giúp độc giả, nhất là các bạn trẻ, hiểu hơn về chính trị, về sự tham gia, về tự do ngôn luận và sự phân biệt giữa tự do ngôn luận với xúc phạm người khác, về hiến pháp, quyền lập hiến và quyền tẩy chay hiến pháp, bất phục tùng dân sự. Còn mục đích của bài thứ ba và thứ tư là làm rõ về khái niệm “làm chính trị”, “hoạt động chính trị”, nói ngắn gọn là “sự tham gia”.

* * *

Kỳ 3

“THAM GIA CHÍNH TRỊ” LÀ LÀM GÌ?

Continue reading

CU BA: MỘT NHÀ DÂN CHỦ TUYÊN BỐ RA BÁO ĐỘC LẬP

RFI-Tiếng Việt

Tú Anh

Blogger Yoani Sanchez phát biểu trong hội nghị Hiệp hội Báo chí Liên châu Mỹ Inter American Press Association tại Puebla ngày 9/3/2013.

Blogger Yoani Sanchez phát biểu trong hội nghị Hiệp hội Báo chí Liên châu Mỹ Inter American Press Association tại Puebla ngày 9/3/2013.

Trong một động thái thách thức chế độ La Habana, phóng viên dân báo Yoani Sanchez tuyên bố sẽ phát hành một tờ báo độc lập với hệ thống truyền thông do nhà nước kiểm soát. Được công luận ngoài nước biết đến như một nhà dân báo Cuba kiên quyết, Yoani Sanchez, 37 tuổi tuyên bố như trên tại Mêhicô trong chuyến xuất ngoại đầu tiên trong đời.  Continue reading