HIẾN PHÁP VIỆT NAM CỘNG HÒA 1967

Hiện nay Quốc hội CHXHCN Việt Nam đang lấy ý kiến nhân dân vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. UBNQVN xin đăng bản Hiến pháp của VNCH năm 1967 để Quí vị đọc và so sánh xem bản Hiến pháp nào dân chủ và tôn trọng các quyền con người. Xin trân trọng giới thiệu:

LỜI MỞ ĐẦU

VNCHTin tưởng rằng lòng ái quốc, chí quật cường, truyền thống đấu tranh của dân tộc bảo đảm tương lai huy hoàng của đất nước.

Ý thức rằng sau bao năm ngoại thuộc, kế đến lãnh thổ qua phân, độc tài và chiến tranh, dân tộc Việt Nam phải lãnh lấy sứ mạng lịch sử, tiếp nối ý chí tự cường, đồng thời đón nhận những tư tưởng tiến bộ để thiết lập một chánh thể Cộng Hòa của dân, do dân và vì dân, nhằm mục đích đoàn kết dân tộc, thống nhất lãnh thổ, bảo đảm Độc Lập Tự Do Dân Chủ trong công bằng, bác ái cho các thế hệ hiện tại và mai sau.

Chúng tôi một trăm mười bảy (117) Dân Biểu Quốc Hội Lập Hiến đại diện nhân dân Việt Nam, sau khi thảo luận, chấp thuận Bản Hiến Pháp sau đây :

CHƯƠNG I: Điều khoản căn bản

ĐIỀU 1

1- VIỆT NAM là một nước CỘNG HÒA, độc lập, thống nhất, lãnh thổ bất khả phân.

ĐIỀU 2

1- Quốc gia công nhận và bảo đảm những quyền căn bản của mọi công dân

2- Quốc Gia chủ trương sự bình đẳng giữa các công dân không phân biệt nam nữ, tôn giáo, sắc tộc, đảng phái. Đồng bào thiểu số được đặc biệt nâng đỡ để theo kịp đà tiến bộ chung của dân tộc.

3- Mọi công dân có nghĩa vụ góp phần phục vụ quyền lợi quốc gia dân tộc. Continue reading

Con Người Dân Chủ & Xã Hội Dân Sự

 “Muốn có một xã hội dân chủ, trước hết phải có những con người dân chủ. Muốn trở thành con người dân chủ thì phải hiểu biết về các quyền con người.”

Làn sóng dân chủ đang dâng lên trên toàn thế giới. Từ năm 1972 đến nay, khi Freedom House bắt đầu theo dõi tiến trình dân chủ hóa trên toàn thế giới, các nước trên thế giới đã tiến một bước dài về dân chủ. Năm 1972 cả thế giới có 150 nước, trong tổng số này chỉ có 43 nước có tự do, 38 nước có một phần tự do, và còn lại 69 nước hoàn toàn không có tự do. Đến năm 2002, tổng số nước trên thế giới lên đến 192 nước, và được xếp hạng như sau: 89 nước có tự do, 56 nước có một phần tự do, và chỉ còn 47 nước không có tự do, trong đó có Việt Nam của chúng ta.[1] Những con số thống kê cho thấy một hình ảnh thật lạc quan, chỉ trong vòng ba mươi năm con số các nước có tự do đã tăng hơn gấp đôi (so với 2000 năm trước đó khi con người chuyển từ phong kiến, quân chủ sang dân chủ vào thế kỷ 17),[2] Continue reading

Nelson Mandela: Tám Bài Học về Thuật Lãnh Đạo

ỦY BAN NHÂN QUYỀN VN TRÂN TRỌNG GIỚI THIỆU BÀI VIẾT CỦA RICHARD STENGEL VỀ NELSON MANDELA – MỘT TẤM GƯƠNG VỀ ĐẤU TRANH NHÂN QUYỀN CỦA NHÂN DÂN NAM PHI VÀ THẾ GIỚI:

LGT. Nelson Rolihlahla Mandela là cựu tổng thống Nam Phi và cũng là vị tổng thống đầu tiên được toàn quốc Nam Phi kể cả người Nam Phi da trắng và da đen bầu ra. Sinh năm 1918, năm nay 93 tuổi, Mandela đã trải qua một thời gian dài đấu tranh bằng phương pháp bạo lực vũ trang để chấm dứt chế độ phân chủng tại Nam Phi. Vì những hoạt động này ông đã bị kết án tù chung thân và phải chịu sự giam cầm trong suốt 27 năm tại những nhà tù hắc ám nhất của Nam Phi. Sau này Mandela thay đổi chiến lược tiến hành đấu tranh bất bạo động và được trả tự do năm 1990. Trong cuộc bầu cử đa đảng và đa chủng đầu tiên năm 1994, đảng ANC của Mandela đã giành thắng lợi, và ông trở thành vị tổng thống da đen đầu tiên trong lịch sử của nước Nam Phi. Mandela nhận được hơn 250 huy chương và giải thưởng cho những hoạt động của ông, kể cả giải Nobel Hòa bình năm 1993. Richard Stengel là nhà văn và ký giả đã cộng tác với Mandela để viết cuốn tiểu sử tự bạch”Bước Đường Tự Do” của Mandela.
Bài viết này được đăng trên Tạp chí Time, số ra ngày 9 tháng Bảy, năm 2008, nhân dịp kỷ niệm sinh nhật thứ 90 của Mandela. Continue reading

Sự nguy hiểm của vô cảm

(Ảnh minh họa)

“Sự vô cảm là gì? Theo từ nguyên, nó có nghĩa là “không có cảm xúc.” Đó là một trạng thái lạ lùng và trái tự nhiên, một trạng thái mà trong đó đường ranh giữa sáng và tối, bình minh và hoàng hôn, tội ác và hình phạt, tàn bạo và nhân đạo, tốt và xấu bị mờ đi.” Trong một quốc gia mà có quá nhiều công dân vô cảm với tương lai, vận mệnh của đất nước thì đó là một quốc gia, dân tộc đầy bất hạnh. Sự vô cảm của con người đối với Tổ quốc của mình là sự bất nhân, sự vô cảm còn đồng nghĩa với sự đồng lõa với kẻ thù.Sự vô cảm, vì thế, không những là một tội lỗi, nó chính là một hình phạt.” Continue reading

“Đừng sợ”

Để xây dựng được một xã hội tự do, dân chủ và công bằng thì đòi hỏi mỗi một công dân cần phải có một đức tính công dân dũng cảm, không phải loại lịch sự nhút nhát. Mỗi một công dân hãy lắng nghe những sự thật đang hiện hữu trong trái tim và đừng sợ khi đi theo con đường mà chân lý dẫn dắt. UBNQVN sưu tầm và giới thiệu bài viết sau đây được trích từ diễn văn của Clarence Thomas, Thẩm Phán Tòa Án Tối Cao, đọc ngày thứ Ba mùng 6 tháng 2 năm 2001 trong bữa dạ tiệc hàng năm tại Học viện American Enterprice, nơi ông nhận lãnh giải thưởng Francis Boyer.( Bản dịch được sưu tầm từ trang web của Học Viện Công Dân) Continue reading

Vai trò công dân trong cuộc đấu tranh vì nhân quyền và dân chủ

Aung San Suu Kyi sinh năm 1945 tại Rangoon, Miến Điện. Từ những năm 1980, bà bắt đầu hoạt động đòi tự do, nhân quyền  và dân chủ cho Miến Điện và bị chính quyền quân sự giam lỏng tại nhà riêng trong nhiều năm, mãi cho đến gần đây mới được trả tự do. Và trong cuộc bầu cử Quốc hội bổ sung vừa qua, bà và các thành viên của đảng NLD đã dành thắng lợi tuyệt đối. Bà được trao giải thưởng Nobel Hòa bình vào năm 1991. Suu Kyi đã trở thành một trong những biểu tượng của cuộc tranh đấu ôn hòa cho nhân quyền và dân chủ ở châu Á. Miến Điện đang trong tiến trình chuyển đổi từ chế độc quân sự sang chế độ dân chủ đa đảng. Những thay đổi dân chủ ở Miến Điện đã gây ra sự ngạc nhiên và khâm phục của cộng đồng quốc tế. Những kinh nghiệm trong cuộc đấu tranh vì nhân quyền và dân chủ của nhân dân Miến Điện là bài học bổ ích cho nhân dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Năm 1995, cuốn sách “Freedom from Fear and other Writings” (Thoát khỏi sự sự hãi và các bài viết khác) của Suu Kyi được xuất bản, với lời giới thiệu củaVáclav HavelDesmond M. Tutu và Michael Aris. Năm 2008, NXB Văn hóa Thông tin đã xuất bản bản dịch tiếng Việt cuốn sách này với tên gọi “Aung San Suu Kyi – Đấu tranh cho tự do”, do Huỳnh Văn Thanh biên dịch. Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam đã sưu tầm và trích giới thiệu một số bài diễn văn quan trọng của Aung San Suu Kyi đăng trong cuốn sách đã nêu.

Vai trò công dân trong cuộc đấu tranh vì nhân quyền và dân chủ

(Diễn văn đọc nhân ngày Độc lập của Miến Điện (3/12) năm 1988)

Mặc dù chúng ta không biết điều gì sẽ xảy ra, nhưng chúng ta cũng cần phải thực hiện bằng hết cả sức mình, không chút run sợ, theo con đường của lẽ phải. Mặc dù chúng ta không biết điều gì sẽ xảy ra, nhưng việc chúng ta tham gia vào cuộc đấu tranh này là đúng. Nếu các bạn hỏi chúng ta có sẽ giành được dân chủ hay không, sẽ có tổng tuyển cử hay chăng, thì đây tôi sẽ trả lời như thế này: Đừng nghĩ những điều này có sẽ xảy đến hay không. Chỉ cần tiếp tục làm những gì mà bạn đang tin là đúng. Sau này, kết quả của những gì bạn đang làm sẽ trở nên rành rành trước mắt chúng ta thôi. Trách nhiệm của người ta là làm điều xứng đáng. Continue reading