Tòa tối cao ‘đang xét lại’ bản án Lê Văn Mạnh

Bà Nguyễn Thị Việt, mẹ của Lê Văn Mạnh, cảm ơn cộng đồng giúp lên tiếng cho vụ việc của con mình.

Đại diện Thanh tra Tòa tối cao tiếp mẹ tử tù Lê Văn Mạnh nhưng đề nghị bà liên hệ với tòa Thanh Hóa về những yêu cầu liên quan tới bản án của con mình.

Truyền thông trong nước cho biết tham dự buổi làm việc vào hôm 26/10 còn có đại diện UBND huyện Yên Định, Ban tiếp Công dân và Phòng An ninh xã hội tỉnh Thanh Hóa.

Ông Hồ Sỹ Hưng, Trưởng phòng tiếp công dân thuộc Ban Thanh tra TAND tối cao, được dẫn lời nói “đã liên hệ với Chánh án TAND tỉnh Thanh Hóa và được biết TAND tỉnh Thanh Hóa chưa ra quyết định thi hành án tử hình đối với Lê Văn Mạnh, do đó chưa có sơ sở để xem xét hoãn thi hành án.”

Phát biểu này dường như mâu thuẫn với thông báo mà Chánh án TAND tỉnh Thanh Hóa đã ký vào ngày 16/10/2015 gửi ông Lê Văn Chính và bà Nguyễn Thị Việt (Cha mẹ của Lê Văn Mạnh) về việc thi hành án tử hình đối với Lê Văn Mạnh để gia đình làm đơn nhận tử thi đưa về an táng.

Các luật sư đại diện cho Lê Văn Mạnh nói rằng vào ngày 14/10/2015 Chánh án Tòa án Nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã ra quyết định số 02/QD – CA đối với Lê Văn Mạnh và bị cáo phải chấp hành án tử hình vào ngày 26/10/2015.

Tại buổi làm việc kể trên, mẹ của Lê Văn Mạnh được thông báo rằng “TAND tối cao đang xem xét theo quy định của pháp luật về đề nghị xem xét lại bản án.”

“Đối với yêu cầu của gia đình về việc đề nghị cung cấp quyết định thi hành án và cho phép luật sư tham gia trong quá trình xem xét lại vụ án, đại diện TAND tối cao đề nghị gia đình trở về địa phương và liên hệ với TAND tỉnh Thanh Hóa để được trả lời cụ thể,” báo Tuổi Trẻ đưa tin.

Vào hôm 23/10, luật sư Trần Vũ Hải cho biết phòng tiếp dân của Toà án nhân dân tối cao không chịu nhận đơn đề nghị hoãn thi hành án tử hình vào ngày 26/10/2015 đối với Lê Văn Mạnh.

‘Thú tội do bị tra tấn’

Image 

Trên mạng xuất hiện video bà Nguyễn Thị Việt, mẹ của Lê Văn Mạnh, cảm ơn “cộng đồng” giúp lên tiếng cho vụ việc của con mình bởi nếu không “con tôi đã bị bắn oan, tôi bị mất con và cháu tôi bị mất cha.”

Trên mạng cũng xuất hiện ảnh được mô tả là người mặc thường phục dùng vũ lựcđưa em trai của Lê Văn Mạnh về đồn công an khi đang cầm biểu ngữ kêu oan cho anh mình tại Hà Nội.

Ủy ban Luật gia Quốc tế (International Commission of Jurists – ICJ) vừa gửi thư tới Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang kêu gọi ngưng ngay kế hoạch tử hình phạm nhân Lê Văn Mạnh và cho mở cuộc điều tra độc lập về các cáo buộc nói ông Mạnh đã bị cảnh sát tra tấn bắt nhận tội.

“Việc xử tử Lê Văn Mạnh sẽ là sự bác bỏ quyền được sống và tạo thành sự vi phạm nghiêm trọng các nghĩa vụ quốc tế của Việt Nam, và việc đó phải được dừng lại ngay lập tức,” ông Kingsley Abbott, cố vấn pháp lý quốc tế của ICJ nói.

“Hơn nữa, lời nhận tội của Lê Văn Mạnh, được cho là thú tội do bị tra tấn, đã được dùng làm chứng cứ trong phiên xử cho thấy một cách rõ ràng rằng tiến trình tố tụng không hề phù hợp với luật pháp, tiêu chuẩn quốc tế, và chỉ riêng điều đó đã đủ là lý do để Lê Văn Mạnh phải được hoãn thi hành án tử hình vĩnh viễn,” ông Abbott nói thêm.

Vụ Lê Văn Mạnh đã thu hút sự chú ý ở cả trong nước lẫn quốc tế.

Hôm 25/10, Đặc ủy Nhân quyền và Hỗ trợ nhân đạo của Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức, Christoph Strässe từ Berlin đã “đề nghị các cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam hoãn thi hành án tử hình đối với Lê Văn Mạnh và tiến hành xét xử lại vụ án”.

“Hành vi phạm tội của Lê Văn Mạnh là không rõ ràng và phải được thẩm tra lại bằng một quá trình điều tra, xét xử công bằng,” ông Strässe nói.

Trước đó, một loạt các luật sư Việt Nam đã ký đơn gửi Chủ tịch Trương Tấn Sang và các cơ quan liên quan kiến nghị hoãn thi hành án tử hình với tử tù Lê Văn Mạnh để “tránh hàm oan người vô tội”.

Ông Lê Văn Mạnh hồi 2005 đã bị kết tội giết người, hiếp dâm trẻ em và cướp tài sản. Ông đã nhận tội, nhưng sau đó phản cung và nói ông bị cảnh sát tra tấn dã man.

Qua ba lần xét xử, Tòa án Tối cao đã giữ nguyên án tử hình trong phiên tòa ngày 25/11/2008.

Nguồn:BBC.com

Trung Quốc không thể đòi chủ quyền với tên « Biển Nam Trung Hoa »

Trọng Nghĩa

Phát Thứ hai, ngày 21 tháng chín năm 2015

Trung Quốc không thể đòi chủ quyền với tên « Biển Nam Trung Hoa »

Quần đảo Trường Sa, khu vực có tranh chấp chủ quyền. Ảnh ngày 11/05/2015. Reuters

Tham vọng phải chăng có thể làm cho một con người mất hẳn trí khôn ? Đây dường như là trường hợp của vị Phó Đô đốc Viên Dự Bách (Yuan Yubai), tư lệnh Bắc Hải Hạm đội của Hải quân Trung Quốc. Nhân một hội nghị về quốc phòng tại Luân Đôn hôm 14/09/2015, trước một cử tọa bao gồm rất đông quan chức quốc phòng và quân sự thế giới, trong đó có hai Phó Đô đốc Hoa Kỳ và Nhật Bản, không kể đến nước chủ nhà là Anh Quốc, ông Viên Dự Bách đã không ngần ngại khẳng định rằng Biển Đông là của Trung Quốc vì lẽ trong tên gọi quốc tế bằng tiếng Anh của biển này là South China Sea – dịch sang tiếng Việt là Biển Nam Trung Hoa – có từ China – nghĩa là Trung Quốc.

Nhận định này của viên Đô đốc Trung Quốc đã lập tức làm dấy lên nhiều lời nhạo báng do tính chất vô lý của nó. Tờ Time của Mỹ hôm 15/09, khi loan tin về lập luận kể trên, đã không ngần ngại mở đầu bài viết của mình như sau :

« Có gì trong một cái tên ? Cả một cái biển ! Phó Đô đốc Trung Quốc Viên Dự Bách đã trả lời như trên hôm 14 tháng 9 tại một hội nghị quốc phòng ở Luân Đôn. Theo báo giới chuyên về quốc phòng, ông Viên Dự Bách nói rằng « Biển Nam Trung Hoa, như tên gọi của nó cho thấy, là một vùng biển thuộc về Trung Quốc ». Tư lệnh Hạm đội Bắc Hải của Hải quân Trung Quốc nói thêm rằng vùng biển rộng lớn đó đã thuộc về Trung Quốc từ thời nhà Hán, cai trị nước này từ năm 206 trước Công nguyên đến năm 220. »

Sau khi nêu bật các tham vọng của Trung Quốc tại Biển Đông, và phản ứng các nước khác từ Hoa Kỳ cho đến Philippines, tờ báo Mỹ đã kết luận một cách mỉa mai : « Trong khi đó, không thấy nói gì về việc liệu Phó Đô đốc Viên Dự Bách có nghĩ rằng Ấn Độ Dương là của Ấn Độ – hay Vịnh Mêhicô là của nước Mêhicô – chỉ do tên gọi hay không ? »

Phát biểu trong cuộc điều trần ở Thượng viện Mỹ hôm 17 tháng 09 vừa qua, Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Lực lượng Mỹ tại vùng Thái Bình Dương như cũng đả kích cách lý sự của ông Viên Dự Bách khi cho rằng : « Tôi đồng ý là Biển Nam Trung Hoa cũng không thuộc về Trung Quốc giống như là Vịnh Mêhicô không thể thuộc về Mêhicô ».

Báo mạng Việt Nam cũng nhập cuộc, ví dụ như trang Tin tức.vn trong bài viết : « Nực cười với lập luận về Biển Đông của Phó Đô đốc Hải quân Trung Quốc » đăng ngày 16/09 đã đánh giá rằng ông Viên Dự Bách quả là đã có một phát biểu « ngớ ngẩn ».

Trang Soha.vn cùng ngày cũng tự hỏi là « Với một người đã làm tới hàm Phó Đô đốc, thật khó có thể hiểu nổi tại sao Viên Dự Bách lại có thể đưa ra một phát biểu ngớ ngẩn như vậy ».

Trang thông tin này đã trích nhận định của một chuyên gia, Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ Việt Nam theo đó : « Về mặt pháp lý, tên gọi không phải là yếu tố có giá trị để khẳng định chủ quyền của một quốc gia đã đặt tên cho một khu vực địa lý nào đó; chẳng hạn, gọi là Ấn Độ Dương không có nghĩa đại dương này thuộc về Ấn Độ; vịnh Thái Lan không có nghĩa là vịnh này hoàn toàn thuộc về Thái Lan. »

Bên cạnh tính chất thô thiển mà ai cũng thấy, cách chứng tỏ chủ quyền kiểu Phó Đô đốc Viên Dự Bách nêu bật vấn đề từng được bàn cãi từ lâu trong giới nghiên cứu : đó là cần phải thay đổi tên gọi của Biển Đông, gọi hẳn đó là Biển Đông Nam Á, với tên gọi quốc tế là South East Asia Sea. Cách gọi này cho phép tránh được hiểu lầm hay lạm dụng như điều Tư lệnh Hạm đội Bắc Hải của Trung Quốc vừa làm.

Để tìm hiểu thêm về vấn đề này, RFI đã hân hạnh được tiếp chuyện với Tiến sĩ Vũ Quang Việt tại Hoa Kỳ, nguyên chuyên gia thống kê ở Liên Hiệp Quốc. Tiến sĩ Việt là một trong những người đã từng nêu lên vấn đề đổi tên gọi quốc tế của Biển Đông từ « Biển Nam Trung Hoa » thành « Biển Đông Nam Á ».

Sau đây, mời quý vị nghe bài phỏng vấn Tiến sĩ Vũ QuangViệt dành cho RFI.

« Tên gọi không làm cho cái được gọi tên trở thành biển của mình. Giống như biển Bắc bộ (phía bắc Việt Nam) nằm giữa Việt Nam và Trung Quốc được gọi là ngay cả Trung Quốc gọi là vịnh Bắc Bô (北部湾), lấy Bắc Việt Nam làm điểm gốc nhưng không có nghĩa là vịnh này thuộc Việt Nam. Thậm chí hai nước đã có hiệp định phân chia tính từ biên giới biển Việt Nam và Hải Nam.

Trung Quốc thời cổ gọi nó bằng nhiều tên, như thời nhà Châu thì gọi là Nam Phương Hải, thời Xuân thu chiến quốc thì gọi là Nam Hải, thời Đông Hán gọi là Trường Hải. Nhưng tên được sử dụng nhiều thời nhà Thanh là Nam Hải.

Điều này chẳng khác gì Việt Nam gọi nó là Biển Đông, tức là lấy vị trí của nước mình là cơ sở để định vị Biển và đặt tên Biển. Phi mới đây đặt cho nó tên là Biển Tây Phi Luật Tân cũng là theo chiểu hướng đó.

Tên Biển Trung Hoa hay Nam Trung Hoa là do người Bồ Đào Nha đặt ra khi đi đến nơi vào thế kỷ thứ 16.

Cho đến mới đây, Trung Quốc chưa từng bao giờ có dân thường xuyên sống ở đó và có quân đội bảo vệ lãnh thổ của họ. Trung Quốc có sách ghi lại không rõ ràng về Trường Sa, thậm chí không rõ địa giới và bao nhiêu đảo và cho rằng có người Trung Quốc đến đánh cá do đó là thuộc Trung Quốc.

Họ quên rằng nhiều dân khu vực Đông Nam Á (Chàm, Phi, Việt v.v.) cũng đã đến đánh cá. Và vào năm 1933 Pháp đã chính thức yêu sách chủ quyền và gửi quân tới. Họ chẳng phải đánh ai để chiếm vì đó là chỗ không người. »

*********

Nguồn:

http://vi.rfi.fr

Tuyên bố chung của các tổ chức xã hội dân sự độc lập đối với Dự thảo Luật về Hội

Tuyên bố chung của các tổ chức xã hội dân sự độc lập đối với Dự thảo Luật về Hội

1.8.15

Tuyên bố chung này được đưa ra bởi các hội đoàn độc lập dưới đây, cũng chính là các tổ chức xã hội dân sự bị loại ra ngoài vòng pháp luật do không được chính quyền Việt Nam cấp phép hoạt động.
I- Trước tiên, chúng tôi công nhận rằng sự rõ ràng, toàn diện, hoàn thiện và khả năng áp dụng công bằng cho mọi thành phần xã hội của luật pháp quốc gia là vô cùng cần thiết đối với sự bảo đảm và phát huy các quyền tự do dân sự của người dân, đối với sự phát triển toàn diện của quốc gia và sự tồn tại của nền pháp trị.
Và chúng tôi cũng nhận thức sâu sắc rằng, điều 4 Hiến pháp cho phép Đảng cộng sản Việt Nam độc tôn đứng trên mọi lực lượng Nhà nước và xã hội và các Luật vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc dân chủ tự do và nhân quyền quốc tế nhằm bảo vệ quyền lực của Đảng cộng sản chính là nguyên nhân quan trọng cho tình trạng thiếu vắng một nền pháp trị thực sự ở Việt Nam.
Là các tổ chức dân sự độc lập, tự nguyện và tự quản, chúng tôi cũng hiểu rõ rằng, việc luật pháp tạo điều kiện cho sự can thiệp tuỳ tiện của Nhà nước vào đời sống dân sự sẽ làm suy yếu lĩnh vực hoạt động XHDS, ngăn chặn sự đóng góp hữu hiệu của người dân trong việc hình thành các chính sách tốt đẹp cho quốc gia.
II- Đại diện cho các tổ chức XHDS độc lập đang nằm trong số những nạn nhân của các chính sách và hành vi đàn áp quyền tự do lập hội của chính quyền Việt Nam, chúng tôi quyết tâm không để mình bị loại ra khỏi tiến trình đóng góp ý kiến cho bản Dự thảo Luật về Hội, có liên quan trực tiếp đến quyền lợi và tương lai của chúng tôi và của toàn thể dân tộc Việt Nam.
Sau đây là một số nhận xét của chúng tôi về Dự thảo Luật về Hội này. Chúng tôi yêu cầu chính quyền Việt Nam huỷ bỏ hoặc sửa đổi các điều khoản dưới đây theo hướng tôn trọng và bảo vệ quyền tự do Lập hội, nhằm tuân thủ các nguyên tắc của Công pháp quốc tế mà chính quyền đã ký kết.
1/ Phân biệt đối xử
“Hội”, theo hiểu biết của chúng tôi, bao gồm các tổ chức XHDS (CSO), các câu lạc bộ, các hợp tác xã, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức tôn giáo, các nhóm chức nghiệp và phái tính, các đảng phái chính trị, các công đoàn và các sáng hội (foundation). Vì vậy, cả đảng Cộng sản Việt Nam cũng phải được định nghĩa như một hội thông thường trong Luật về Hội, không có ưu tiên độc tôn, độc quyền và không cần một văn bản pháp luật khác điều chỉnh riêng.
Quy định tại khoản 2 điều 1 loại Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam ra khỏi phạm vi điều chỉnh của Luật về Hội cho thấy chính quyền Việt Nam muốn tiếp tục duy trì ưu thế của các tổ chức công cụ của Đảng Cộng sản Việt Nam này. Và việc loại các tổ chức tôn giáo ra khỏi phạm vị áp dụng của luật này khiến chúng tôi lo lắng về tương lai của các tổ chức tôn giáo không đăng ký và các nhóm tôn giáo của người sắc tộc.
2/ “Giấy phép” là rào cản
Khoản 3 điều 2 cho phép Chính phủ Việt Nam quy định chi tiết về các hội đoàn không có tư cách pháp nhân sẽ tạo điều kiện cho các văn bản dưới luật bóp nghẹt quyền Tự do lập hội ra đời và do đó, phần lớn nội dung của Dự thảo Luật về Hội thực ra chỉ áp dụng đối với hội có tư cách pháp nhân, tức được chính quyền công nhận. Việc luật trao cho chính phủ quyền ban hành các quy định dưới luật nhằm tước bỏ hoặc hạn chế các quyền của công dân mà hiến pháp và luật pháp công nhận là một chính sách được thực hiện xuyên suốt của chính quyền Việt Nam.
Quyền Lập hội là quyền hiến định, bất cứ người dân nào cũng có quyền lập hội và tham gia hội. Do đó việc lập Hội chỉ cần GHI DANH và CÔNG BỐ, không cần xin phép và đợi sự cho phép của cơ quan Nhà nước. Vậy, để bảo đảm tôn trọng Quyền tự do lập hội, toàn bộ Dự thảo Luật này không nên chỉ điều chỉnh các hội có tư cách pháp nhân mà thôi và loại các hội không có tư cách pháp nhân cho các văn bản dưới luật của chính phủ điều chỉnh.
3/ Cấm đoán tùy tiện
Điều 8 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó có việc “cản trở, ép buộc, can thiệp vào việc thành lập, tổ chức, hoạt động hội trái quy định của pháp luật” (Khoản 1) và “xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, cộng đồng, tổ chức, cá nhân; gây phương hại đến lợi ích, chủ quyền, an ninh quốc gia, an toàn xã hội, khối đại đoàn kết dân tộc” (Khoản 2).
Mục đích của Điều 8 là nhằm cấm các hội đoàn độc lập, các hội đoàn bảo vệ nhân quyền, các hội đoàn của những người đối lập… không được thành lập và hoạt động; và tạo điều kiện dễ dàng để chính quyền vu khống, buộc tội tuỳ tiện những người làm nhiệm vụ vận động thành lập các hội đoàn độc lập. Ngoài ra, các điều cấm đoán đã trích dẫn trên đây rất mơ hồ tạo điều kiện để chính quyền toàn quyền diễn giải cách hiểu và áp dụng theo ý riêng của mình.
4/ Vi phạm nguyên tắc tự nguyện và tự quản của hội
Quy định về thẩm quyền của Bộ trưởng Nội vụ và Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các cấp trong việc công nhận điều lệ hội và chức danh người đứng đầu hội tại Điều 14 và Điều 31 hoàn toàn mâu thuẫn và vi phạm nguyên tắc tự nguyện và tự quản của hội như đã được công nhận và quy định tại Điều 2 và Điều 6.
5/ Hạn chế vô lý quyền gia nhập hội của người dân
Việc cấm các công dân bị tòa án tuyên cấm tham gia hoạt động về hội hoặc hành nghề thuộc lĩnh vực hoạt động chính của hội, tại Điểm a Khoản 2 Điều 15 là cách hạn chế vô lý quyền gia nhập hội của công dân như đã được công nhận và quy định tại Điều 3.
6/ “Nhà nước hóa” hội đoàn
Chúng tôi cho rằng Hội là một tổ chức xã hội, chứ không phải là cơ quan thuộc bộ máy nhà nước, nên không thể chịu sự quản lý nhà nước của cơ quan quản lý nhà nước về ngành và lĩnh vực hoạt động của mình, như quy định của Khoản 2 Điều 25. Quy định đó mặc nhiên “nhà nước hóa” một tổ chức xã hội dân sự đơn thuần.
7/ Cản trở các hội đoàn độc lập ra đời
Khoản 6 điều 9 quy định một trong những điều kiện thành lập hội là “phải có đủ số người đăng kí tham gia hội tối thiểu theo quy định của Chính phủ” là một sự xâm phạm nghiêm trọng quyền Tự do lập hội. Nếu Chính phủ quy định con số tối thiểu này quá lớn sẽ ngăn cản việc thành lập các nhóm hội nhỏ ngay từ ban đầu. Thực chất, chỉ cần hai người là có thể lập thành một hội.
Khoản 3 điều 9 quy định các hội đoàn ra đời sau thì lĩnh vực hoạt động chính không được trùng lắp với lĩnh vực hoạt động chính của hội đã được thành lập “hợp pháp” trước đó. Điều này một lần nữa tạo ưu thế tồn tại độc tôn của các hội đoàn nằm dưới ô dù của Nhà nước và ngăn cản sự thành lập của các hội đoàn độc lập, không đăng ký hoạt động trong cùng một phạm vi hoạt động.
Khoản 1 điều 10 đề cập đến việc Ban vận động thành lập hội phải có cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận là vô lý. Ban vận động thành lập hội có ý nghĩa quyết định đến việc thành lập hội. Ban vận động thành lập hội mà không được chính quyền công nhận thì hội sẽ không bao giờ được thành lập. Đây sẽ là điều kiện để chính quyền loại bỏ ngay từ đầu quyền tự do lập hội của những người bất đồng chính kiến hoặc giới hoạt động nhân quyền.
8/ Về tên của dự thảo Luật
Chúng tôi đề nghị nên đổi tên “Luật về Hội” thành “Luật về Quyền lập hội” để phù hợp với tinh thần của điều 22 trong “Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị” là công nhận và bảo vệ Quyền tự do lập hội của người dân. Một dự luật về hội đoàn mà không tuân thủ các nguyên tắc quốc tế về Quyền tự do lập hội sẽ là một bước lùi nghiêm trọng trong nỗ lực xây dựng nền pháp trị.
III- Trên đây là ý kiến nhận xét của các tổ chức XHDS độc lập chúng tôi cho bản Dự thảo Luật về Hội. Trong tinh thần tôn trọng sự đóng góp ý kiến của công dân Việt Nam, yêu cầu bộ phận chức năng trả lời chính thức về việc đồng ý hay không đồng ý với những ý kiến này và lời giải thích.
Dựa trên những cam kết của chính phủ Việt Nam trong các công ước quốc tế, chúng tôi vẫn tiếp tục hoạt động và phát triển các hội nhóm của mình, góp phần vào việc xây dựng nền tảng cho một xã hội dân sự; tranh đấu không ngừng để Việt Nam sớm có một hiến pháp thực sự đáp ứng nguyện vọng của đại đa số người dân Việt Nam, một nền luật pháp công minh, một hệ thống chính trị tam quyền phân lập để bảo đảm cho việc thi hành luật pháp minh bạch, công bằng và hợp hiến.
Trong hoàn cảnh đó, chúng tôi hy vọng luôn nhận được sự ủng hộ và bảo vệ từ chính giới các quốc gia tự do dân chủ, các NGO quốc tế và các cơ quan truyền thông quốc tế.
 
Hà Nội, ngày 1 tháng 8 năm 2015
 
Các tổ chức XHDS độc lập sau đây ký tên:
1/ Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam, đại diện Huỳnh Thục Vy, Trần Thị Hài, Trần Thị Nga
2/ Bạch Đằng Giang Foundation, đại diện Phạm Bá Hải
3/ Hội Cựu Tù nhân Lương tâm Việt Nam, đại diện bác sĩ Nguyễn Đan Quế và linh mục Pham Văn Lợi
4/ Hội Nhà báo độc lập Việt Nam, đại diện nhà báo Phạm Chí Dũng
5/ Nhóm những người Bảo vệ Tôn giáo và Sắc tộc, đại diện Huỳnh Trọng Hiếu
6/ Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền, đại diện linh mục Nguyễn Hữu Giải
7/ Hội anh em Dân chủ, đại diện luật sư Nguyễn Văn Đài
8/ Giáo hội Liên hữu Lutheran Việt Nam-Hoa Kỳ, đại diện mục sư Nguyễn Hoàng Hoa
9/ Phong trào Con đường Việt Nam, đại diện Nguyễn Công Huân
10/ Hội Ái Hữu cựu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo, đại diện Nguyễn Bắc Truyển
11/ Hội Thánh Tin lành Chuồng Bò, mục sư Nguyễn Mạnh Hùng
12/ Hội Bầu Bí tương thân, đại diện Nguyễn Lê Hùng
13/ Diễn đàn Xã hội Dân sự, đại diện Tiến sĩ Nguyễn Quang A
14/ Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, đại diện Hoà Thượng Thích Không Tánh
15/ Sài Gòn báo, đại diện linh mục Lê Ngọc Thanh
16/ Giáo hội Phật giáo Hoà Hảo Thuần tuý, đại diện Nguyễn Vân Điền
17/ Khối 8406, đại diện linh mục Phan Văn Lợi
18/ Bauxite Việt Nam, đại diện giáo sư Phạm Xuân Yêm và giáo sư Nguyễn Huệ Chi
19/ Hội Bảo vệ quyền Tự do Tôn giáo, đại diện Hà Thị Vân
20/ Người Bảo vệ Nhân quyền Việt Nam, đại diện Vũ Quốc Ngữ
21/ Giáo hội Cao Đài giáo độc lập, Toà thánh Tây Ninh, đại diện Chánh Trị sự Hứa Phi, Nguyễn Kim Lan và Bạch Phụng
22/ Mạng lưới Blogger Việt Nam, đại diện Phạm Thanh Nghiên

Vụ án Đỗ Đăng Dư: Công an đã nhổ vào mặt hệ thống pháp luật như thế nào?

  • Cho đến giờ, tất cả các báo viết về vụ án Đỗ Đăng Dư đều giống hệt nhau: Đỗ Đăng Dư chết vì bạn tù đánh! Câu chuyện Đỗ Đăng Dư xem như hạ màn (!) và công an Hà Nội giờ đẩy dư luận theo hướng “khẩn trương điều tra một cách khách quan để kết luận chính xác nhất về vụ việc, xử lý nghiêm đối với hành vi “Cố ý gây thương tích” của Vũ Văn Bình” (người bị qui kết đánh chết Đỗ Đăng Dư).

    Vấn đề không phải chỗ đó và không chỉ chỗ đó. Vấn đề là công an đã nhổ vào mặt hệ thống pháp luật như thế nào. Công an đã thách thức toàn bộ giá trị pháp chế “nhà nước XHCN” như thế nào. Và công an chà đạp như thế nào giá trị nhân bản của “nhà nước pháp quyền” trong đó “công lý, công bằng dựa trên sự công nhận và tiếp nhận hoàn toàn giá trị tối thượng của nhân cách con người, được bảo đảm bởi các thể chế làm khuôn khổ của trật tự tự do, dân chủ và quyền con người, an toàn cho các công dân” (Tạp chí Cộng sản 16-10-2014)…

    Vụ Đỗ Đăng Dư, được báo Tuổi Trẻ (11-10-2015), tường thuật như sau:

    Vụ việc xảy ra vào sáng 5-8-2015. Vào ngày này, công an huyện Chương Mỹ bắt quả tang Đỗ Đăng Dư có hành vi “trộm cắp tài sản” đối với một người hàng xóm. Quá trình điều tra, Dư khai nhận ngoài vụ trộm cắp tài sản này, từ cuối năm 2014 đến thời điểm bị bắt, Dư đã gây ra 4 vụ trộm cắp khác. Bản thân Dư cũng nghiện game, thường xuyên bỏ nhà đi chơi, gia đình không quản lý được và đã kiến nghị cơ quan chức năng có biện pháp ngăn chặn đối với Dư.

    Từ các căn cứ trên, cơ quan cảnh sát điều tra, công an huyện Chương Mỹ đã quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với Dư để điều tra vụ án và phòng ngừa chung. Ngày 7-8, cơ quan điều tra đã tống đạt quyết định khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam 2 tháng đối với Dư. Các quyết định này đã được viện KSND huyện Chương Mỹ phê chuẩn”…

    Ở đây, bằng việc “điều tra cả trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ tại trại tạm giam vì để can phạm đánh lẫn nhau mà không kịp thời phát hiện, dẫn đến hậu quả đáng tiếc” (Tiền Phong 11-10-2015) là có thể xoa tay phủi đi cái mấu chốt vấn đề: công an Hà Nội đã hoàn toàn sai ra sao khi tạm giam Đỗ Đăng Dư, một thiếu niên 17 tuổi “hư hỏng” can tội trộm vặt?

    Theo Đ.303, khoản 2 – BLTTHS (Bộ luật tố tụng hình sự): “Người đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam nếu có đủ căn cứ quy định tại các điều 80, 81, 82, 86, 88 và 120 của Bộ luật này, nhưng chỉ trong trường hợp phạm tội nghiêm trọng do cố ý, phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng”. Với số tiền trộm 2 triệu đồng, có thể đưa Đỗ Đăng Dư vào nhóm tội phạm “nghiêm trọng do cố ý, phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng”?

    Ngoài ra, theo TTLT số 01/2011/TTLT-VKSTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH ngày 12/7/2001 HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ ĐỐI VỚI NGƯỜI THAM GIA TỐ TỤNG LÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN, thì:

    Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối tượng phạm tội vị thành niên phải tuân thủ theo các điều: Đ.91 – Cấm đi khỏi nơi cư trú; Đ.92 – Bảo lãnh; hoặc Đ.93 – Đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm. Nói cách khác, công an không nhất thiết phải bắt tạm giam một trường hợp vị thành niên phạm tội nhẹ như Đỗ Đăng Dư.

    Còn nữa, như những gì các báo chính thống viết, không có bất kỳ thông tin nào cho thấy trong quá trình điều tra một đối tượng vị thành niên như Đỗ Đăng Dư, có sự tham gia của luật sư hoặc người đại diện pháp luật (cha hoặc mẹ). Mà chiếu TTLT số 01/2011/TTLT-VKSTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH, việc tham gia tố tụng của người bào chữa theo quy định tại Khoản 2 Điều 57, Điều 58 và Điều 305 BLTTHS, thì:

    1. BẮT BUỘC phải có người bào chữa tham gia tố tụng trong các vụ án có bị can, bị cáo là người chưa thành niên. Mọi trường hợp không có người bào chữa tham gia tố tụng trong các vụ án có bị can, bị cáo là người chưa thành niên là VI PHạM NGHIÊM TRọNG THủ TụC Tố TụNG, trừ trường hợp họ hoặc người đại diện hợp pháp của họ từ chối người bào chữa. Người bào chữa có thể là: luật sư; người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; bào chữa viên nhân dân.

    2. Khi giao quyết định tạm giữ hoặc quyết định khởi tố bị can, cơ quan ra quyết định phải thông báo cho người bị tạm giữ, bị can là người chưa thành niên và người đại diện hợp pháp của họ về quyền có người bào chữa.

    3. Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên có thể lựa chọn người bào chữa theo quy định của pháp luật hoặc tự mình bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.

    4. Trường hợp bị can, bị cáo là người chưa thành niên hoặc người đại diện hợp pháp của họ không lựa chọn được người bào chữa thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án phải yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho họ hoặc đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa, trừ trường hợp người chưa thành niên hoặc người đại diện hợp pháp của họ từ chối.

    5. Trường hợp bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ từ chối người bào chữa thì phải lập biên bản lưu trong hồ sơ vụ án.

    6. Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải tạo điều kiện cho người bào chữa thực hiện quyền tiếp xúc, gặp gỡ với bị can, bị cáo là người chưa thành niên theo quy định của pháp luật.

    Chưa hết, theo TTLT 01/2011/TTLT-VKSTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH ngày 12/7/2001 HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ ĐỐI VỚI NGƯỜI THAM GIA TỐ TỤNG LÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN, thì:

    Điều 5. Nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội: Trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án do người chưa thành niên phạm tội gây ra, cơ quan tiến hành tố tụng cần thực hiện đúng nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội quy định tại Điều 69 BLHS (Bộ luật hình sự). Đặc biệt cần xem xét việc miễn trách nhiệm hình sự nếu có đủ điều kiện quy định tại Điều 69-Khoản 2 BLHS, giao họ cho gia đình, cơ quan hoặc tổ chức giám sát, giáo dục nhằm giúp họ tự sửa chữa lỗi lầm và tái hòa nhập cộng đồng.

    Mà Điều 69 Khoản 2 BLHS quy định: Người chưa thành niên phạm tội có thể được MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ, nếu người đó phạm tội ÍT NGHIÊM TRỌNG hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn, CÓ NHIỀU TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ VÀ ĐƯỢC GIA ĐÌNH HOẶC CƠ QUAN, Tổ CHỨC NHẬN GIÁM SÁT, GIÁO DỤC.

    Chiếu theo những điều luật nằm trong hệ thống pháp quyền nhà nước VN nói trên thì Đỗ Đăng Dư không chỉ không nên bị bắt tạm giam mà còn có thể được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, kết cục sự việc đã vượt quá xa những gì mà ông Hồ Chí Minh từng nói, bởi sự vi phạm của chính những người thừa hành pháp luật: “Một xã hội có trật tự kỷ cương, một nhà nước mạnh, có hiệu lực nhất thiết không để một giờ, một phút thiếu pháp luật, coi thường pháp luật” (Trang thông tin điện tử Hồ Chí Minh). “Một phút thiếu pháp luật” đó, hậu quả cuối cùng, không chỉ dẫn đến cái chết của Đỗ Đăng Dư mà nó còn như một cú đấm nện thẳng vào mặt hệ thống pháp chế quốc gia. Nó là một thách thức đầy ngạo mạn giữa hành pháp và lập pháp. Nó thể hiện một thái độ kiêu căng “quyền” trong “pháp” chứ không phải “pháp” định chế “quyền” và “quyền” phải tuân thủ và phải luôn trong khuôn khổ của “pháp”.…

    TTLT-VKSTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH (Thông tư liên tịch; Viện kiểm sát tối cao; Tòa án nhân dân tối cao; Bộ công an; Bộ tư pháp; Bộ lao động thương binh xã hội)…

    Bài viết được sự hỗ trợ pháp lý của luật sư Võ Phước Hoàng (Hoàng Võ Phước). Chân thành cám ơn luật sư.

    http://www.tapchicongsan.org.vn/…/Xay-dung-Nha-nuoc-phap-qu…

    http://hochiminh.vn/news/Pages/news.aspx?ItemID=485

nguồn: danluan.org

Thế nước qua một tấm hình

Bà Lê Thị Châm và bó cờ đỏ sao vàng nằm dưới bánh xích.

Để tìm một tấm hình phản ảnh đầy đủ thế nước Việt Nam hiện nay thì không có tấm hình nào tốt hơn tấm hình được chia sẻ nóng nhất hai ngày qua trên mạng xã hội. Đó là tấm hình một phụ nữ nông dân bị chèn dưới bánh xích của chiếc máy múc và bên cạnh người phụ nữ này là bó cờ đỏ sao vàng. Một phần bó cờ cũng bị bánh xe cán.

Người phụ nữ nằm dưới xe là bà Lê Thị Châm – một nông dân 54 tuổi, trú ở thôn Hoàng Xá, xã Cẩm Điền-Cẩm Giàng-Hải Dương. Bà là một trong hàng trăm người nông dân đứng ra ngăn cản máy xúc vào dự án khu công nghiệp Cẩm Điền san lấp mặt bằng vì lý do là giá đền bù quá rẻ mạt: 65.000đ/m2. Sau khi bánh xe chèn qua người, dưới sự la ó của đám đông, lái xe đã dừng lại, sau đó lui lại để gỡ nạn nhân ra. May mắn là nạn nhân chỉ bị thương và hiện đang nằm viện.

1. Bế tắc của một lối làm ăn: Khi bánh xích của chiếc máy múc dừng lại, đây không chỉ là sự dừng lại một cỗ máy hung hãn sau khi cán một người dưới bánh xe mà nó còn là sự dừng lại có tính biểu tượng của một cỗ máy kinh tế. Suốt hơn 30 năm qua, cỗ máy kinh tế đất nước vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã nghiền nát không biết bao nhiêu số phận dân oan mà dân chỉ biết câm nín. Kẻ lái cỗ máy múc này khác gì những kẻ quan tham béo núc cứ muốn lái mãi cỗ máy kinh tế định hướng XHCN. Suy cho cùng động lực để họ muốn lái là quyền lợi to lớn. Kẻ lái máy múc được trả tiền cao, kẻ lái cỗ máy kinh tế vì được quyền lợi kinh tế béo bở. Cỗ máy múc cũng như cỗ máy kinh tế đã phải dừng lại vì tội ác nó gây ra đã quá lớn và sự căm phẫn của lòng người đã đến cực điểm.

2. Phá sản một lý tưởng: Bên cạnh người phụ nữ nông dân là bó cờ đỏ sao vàng. Đây là ngọn cờ đại diện cho lý tưởng một thời đại mà nhiều người đã theo để chiến đấu. Như màu đỏ của lá cờ, người nông dân đã đổ không biết bao nhiêu xương máu để dựng nên chính quyền này vì lý tưởng cơm no áo ấm. Ngày hôm nay, nhiều người nông dân mang theo nó khi đối diện với chiếc máy múc hung hãn nhưng thật đáng buồn, chiếc máy múc nghiền nó dưới bánh xe như cán thân thể người dân. Đây thật sự là hình ảnh đắt giá để phản ánh sự phá sản của một lý tưởng.

3. Thất bại rõ nét của một chế độ: Chế độ này vận hành trên sự cưỡng bức nên người cầm quyền luôn nắm chắc hai công cụ là truyền thông và bạo lực nhưng hôm nay họ đã thất bại. Dưới sự lan tỏa thông tin như vũ bão, cập nhật từng phút và dễ dàng tiếp cận đối tượng để kiểm chứng thì chính quyền có muốn ra sức lấp liếm và phủ nhận sự việc cũng không thể được. Họ đã thất bại hoàn toàn trong việc bưng bít truyền thông cũng như việc ngó lơ cho côn đồ hành sự.

4. Ý Chúa muốn vận nước thay đổi? Nhiều người phân vân đây có thể là ảnh ghép vì con người khó mà sống sót dưới bánh xích hàng chục tấn. Thật là may mắn khi phần sau bánh chiếc xe nằm ở trên mô đất cao. Ở máy múc, phần động cơ được bố trí phía sau nên trọng lực phân bố phần lớn ở phía này. Chính điều này làm cho phần bánh trước bị hẫng, tạo một khoảng trống đủ để nạn nhân chỉ bị chấn thương mà không phải là chà nát. Chỉ cần vài nhịp xích lăn nữa thì phần trước bánh xe sẽ tỳ xuống đất. Khi đó thật sự là một thảm họa.

Nguyên nhân của vụ việc không phải người phụ nữ cố để bánh xe cán mà là sự trượt ngã khi cùng đám đông ngăn cản thi công. Rõ ràng đây có thể xem như một “tai nạn”. Một vụ tai nạn có lẽ được sắp đặt theo ý Chúa để người Việt Nam thức tỉnh mà cùng nhau thay đổi vận nước trước khi một thảm họa thật sự xảy ra.

Nguyễn Văn Thạnh

https://www.danluan.org

 Chuyến thăm Mỹ của Nguyễn Phú Trọng báo hiệu một sự thay đổi lớn!\

Việt Hoàng

  • “…Không có Mỹ ủng hộ thì đảng CSVN sẽ sớm tiêu vong. Nếu vẫn còn dựa được vào Trung Quốc thì chắc chắn không có cuộc thăm viếng này, vì vậy với bất cứ lý do gì thì đây cũng là một sự thay đổi ngoạn mục và lớn lao trong nội bộ đảng CSVN… ”

    Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam (đảng CSVN) Nguyễn Phú Trọng đã có mặt tại Mỹ từ ngày 7/7/2015 đến ngày 10/7/2015 trong một cuộc thăm viếng mang tính lịch sử. Theo báo chí chính thống thì đây là một cột mốc đánh dấu 20 năm ngày bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ (1995-2015) và đồng thời nâng cao sự hợp tác giữa hai nước lên tầm “đối tác chiến lược”. Cuộc thăm viếng này được dư luận trong và người nước quan tâm theo dõi đặc biệt, nhất là hồ sơ Biển Đông đang ngày càng trở nên nóng bỏng trước các động thái quyết liệt của Trung Quốc.

    Chúng tôi sẽ không nhắc lại những gì mà báo chí Việt Nam và quốc tế đã loan tải mà chỉ đưa ra những phân tích và nhận định riêng của chúng tôi, một tổ chức chính trị dân chủ đối lập với cái nhìn về tương lai của đảng CSVN và của phong trào dân chủ Việt Nam.

    1. Chính quyền Việt Nam đang trong tình trạng tuyệt vọng.

    Đúng là trong lịch sử 80 năm cầm quyền của mình, đảng CSVN nhiều lần gặp khó khăn và rơi vào tình trạng tuyệt vọng nhưng rồi họ đều vượt qua được. Có ít nhất hai lý do khiến họ thoát hiểm. Thứ nhất, nền văn hóa Khổng giáo đã giúp họ. Đó là sự trung thành mù quáng, sự vâng phục tuyệt đối của giới trí thức và sự nhẫn nhục đến cam chịu của người dân đối với một lực lượng chính trị đã có công “giải phóng đất nước”. Thứ hai là trong mọi trường hợp đảng CSVN luôn nhận được sự ủng hộ và bảo trợ vô cùng lớn của Liên Xô hoặc Trung Quốc hoặc cả hai. Đừng quên rằng đảng CSVN chỉ là một phân bộ của Cộng sản Quốc tế và nhiệm vụ của họ là chống đế quốc và xây dựng một “thế giới đại đồng”. Vì thế đảng CSVN luôn nhận được mọi sự đáp ứng cần thiết về mọi thứ để có thể “kháng Pháp, chống Mỹ”.

    Hai thuận lợi trong quá khứ đó không còn tác dụng trong thời điểm hiện nay. Văn hóa và dân trí người Việt đã thay đổi và nâng cao. Ánh hào quang của quá khứ đã mờ nhạt và không thể đem ra ăn thay cơm. Người dân Việt Nam đã thật sự thất vọng với đảng CSVN. Một tầng lớp trí thức trẻ, không chịu ân huệ của đảng CSVN đã trưởng thành và nhập cuộc. Tiếng nói của họ ngày càng thuyết phục và được lắng nghe. Hai thế lực “chống lưng” cho Việt Nam là Nga và Trung Quốc cũng không còn nữa. Nước Nga của Putin đã sa lầy quá nặng do cuộc can thiệp quân sự thô bạo, bất chất luật pháp quốc tế vào Ukraina. Nga sẽ không còn có thể làm gì và giúp được gì cho Việt Nam. Trung Quốc, một đồng minh ý thức hệ, thay vì bảo trợ cho Việt Nam thì nay trở thành nguy cơ đe dọa Việt Nam.

    Kinh tế Việt Nam thật sự đã phá sản. Do tình trạng tham nhũng công khai và trắng trợn dẫn đến việc ngân sách Việt Nam ngày càng eo hẹp, thu không đủ chi. Bộ máy công chức ngày càng phình to, người làm được việc thì ít mà người ăn lương lại quá nhiều. Việt Nam có đến ba bộ máy đang cùng cai trị: chính quyền, đảng CSVN và các đoàn thể. Thâm hụt ngân sách Việt Nam vào khoảng 20 tỉ USD mỗi năm.

    2.Trung Quốc đang sụp đổ và không còn là chổ dựa cho đảng CSVN nữa. Bắc Kinh muốn giữ Việt Nam cũng không giữ nổi. Hà Nội muốn tiếp tục lệ thuộc Bắc Kinh cũng không được.

    Tiến trình tan rã và sụp đổ của Trung Quốc có vẻ đang tăng tốc với việc thị trường chứng khoáng Trung Quốc mất hơn 3000 tỉ USD trong chưa đầy một tháng qua. Sau đó sẽ đến thị trường bất động sản, ngân hàng và cuối cùng là toàn bộ nền kinh tế. Chúng tôi cũng đã tiên liệu trước được điều này qua bài viết “Khi thiên triều sụp đổ và lịch sử sang trang” của ông Nguyễn Gia Kiểng, người lãnh đạo Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên. Chúng tôi cũng xin nhắc lại một ý kiến trong bài viết đó để mọi người khỏi ngộ nhận và hy vọng là Trung Quốc sẽ vỡ nợ hay sụp đổ ngay lập tức như Hy Lạp. Trung Quốc là một đế quốc vì vậy sự sụp đổ và tan rã của nó sẽ kéo dài và từ từ chứ không đến ngay một lúc như các quốc gia khác. Với Việt Nam thì Trung Quốc sụp đổ khi nó không còn là chổ dựa. Trung Quốc rất muốn giữ Việt Nam trong vòng tay của mình, ngoài lý do quan trọng là ý thức hệ và địa chính trị thì Việt Nam còn là một mối lợi lớn về kinh tế. Trung Quốc xuất siêu vào Việt Nam mỗi năm hơn 35 tỉ USD và nhiều mặt hàng trong đó là đồ phế thải gây độc hại cho sức khỏe của người dân Việt Nam và cũng là nguyên nhân gây ra “cái chết” cho hàng vạn doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam.

    Đổi lại mỗi năm Trung Quốc phải viện trợ hoặc cho Việt Nam vay tiền. Số tiền đó vào khoảng 20 tỉ USD mỗi năm, bằng đúng số tiền thâm thủng ngân sách của Việt Nam (Ngân sách 2014, chi: 50 tỉ USD, thu 28 tỉ USD). Khi Trung Quốc ổn định thì khoản tiền đó không phải là nhiều nhưng trong lúc thiếu thốn và sẽ rất thiếu thốn trong một tương lai gần thì Trung Quốc không thể thỏa mãn yêu cầu đó của Việt Nam. Liên Xô sụp đổ và khối xã hội chủ nghĩa Đông Âu tan rã cũng bắt đầu từ việc Liên Xô không còn là chỗ dựa cho các nước cộng sản chư hầu vì hết tiền. Ba Lan và toàn bộ các nước cộng sản Đông Âu bắt buộc phải dân chủ hóa và sau đó tác động ngược lại Liên Xô khiến nó cũng sụp đổ theo.

    Văn hóa cầm quyền của đảng CSVN là văn hóa chư hầu. Tự thân nó từ lúc khai sinh đến bây giờ chưa bao giờ có khả năng tự lập mà luôn phụ thuộc vào một cường quốc nào đó. Trước một Trung Quốc hung hăng và tham lam, đảng CSVN cũng chỉ biết im lặng và cam chịu để tiếp tục tồn tại. Họ sẵn sàng hy sinh quyền lợi của đất nước và dân tộc để đổi lấy sự cai trị của mình. Người dân Việt Nam có câu “Đi với Trung Quốc thì mất nước, đi với Mỹ thì mất đảng nhưng thà mất nước chứ không chịu mất đảng”.

    Việc ông Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu một phái đoàn hùng hậu (với 11 ủy viên trung ương đảng, ba bộ trưởng và hai ủy viên bộ chính trị) đến Mỹ là một hành động chẳng đừng được và là một sự thay đổi bắt buộc, không thể không làm. Không có Mỹ ủng hộ thì đảng CSVN sẽ sớm tiêu vong. Nếu vẫn còn dựa được vào Trung Quốc thì chắc chắn không có cuộc thăm viếng này, vì vậy với bất cứ lý do gì thì đây cũng là một sự thay đổi ngoạn mục và lớn lao trong nội bộ đảng CSVN.

    3. Chế độ cộng sản Việt Nam muốn gì hay âm mưu gì cũng không quan trọng. Họ bắt buộc phải xáp lại với Mỹ và các nước dân chủ dù đó là con đường dẫn tới chỗ chết.

    Trước chuyến thăm Mỹ của ông Nguyễn Phú Trọng, tướng Nguyễn Chí Vịnh đã cho biết là Mỹ không có ý định thay thế chế độ hiện nay tại Việt Nam. Nhiều người lên án Mỹ hoặc cho rằng Mỹ nói dối nhưng chúng tôi cho rằng người Mỹ nói thật lòng. Mỹ sẽ không bao giờ đem quân đội can thiệp vào Việt Nam để lật đổ chế độ cộng sản. Họ không cần và không thể làm điều đó. Việc lựa chọn chế độ chính trị tại Việt Nam là việc của người dân Việt Nam, nhất là tầng lớp trí thức tinh hoa Việt Nam. Đây là công việc nội bộ của Việt Nam. Đừng quên rằng chính quyền Mubarak tại Ai Cập trước đây là một đồng minh quan trọng của Mỹ tại Trung Đông nhưng khi chế độ này bị người dân lật đổ thì Mỹ khoanh tay đứng nhìn và sau đó tiếp tục hợp tác với chính quyền mới.

    Việc đảng CSVN đem “bầu đoàn thê tử” đến Mỹ là để khẳng định những cam kết Việt-Mỹ sẽ được tuân thủ đầy đủ miễn là Mỹ không hậu thuẫn lật đổ chế độ cộng sản hiện nay. Mỹ (có lẽ) đã cam kết không can thiệp vào nội tình của Việt Nam, đây vấn đề mà đảng CSVN lo lắng nhất, vì thế các cuộc gặp gỡ lần này xem ra cả chủ lẫn khách đều thoải mái, hài lòng và vui vẻ. Các vấn đề mà hai bên đã thảo luận bao gồm TPP, môi trường, an ninh quốc phòng, tình hình Biển Đông, nhân quyền và tự do tôn giáo…

    Bằng mọi giá Việt Nam phải vào được khối TPP nếu không thì kinh tế Việt Nam sẽ sụp đổ. Tuy nhiên nếu vào ngay TPP lúc này cũng chết vì khối TPP kiểm soát nguồn gốc hàng hóa vì vậy Việt Nam không thể bán hàng Trung Quốc với nhãn mác “made in Vietnam”. Việt Nam rất cần thời gian và sự yểm trợ của Mỹ để thích nghi với tình hình mới. Hà Nội bắt buộc phải đi với Mỹ dù biết rằng như thế chế độ độc tài đảng trị sẽ phải chấm dứt. Chắc chắn là Mỹ không chỉ đơn phương chấp nhận mọi thứ Việt Nam yêu cầu mà không kèm theo điều kiện. Ông Phó tổng thống Mỹ Biden và cả Thượng nghị sĩ McCain đều nói rõ là họ “tin tưởng rằng Việt Nam sẽ tiến tới một nhà nước pháp trị”.

    Chúng ta đều biết rằng chỉ còn 6 tháng nữa là đến đại hội đảng 12 nhưng đảng CSVN vẫn chưa có Dự thảo cương lĩnh chính trị. Lý do của sự chậm trễ này là vì đảng CSVN chưa chắc chắn về định hướng khi chưa biết là có thỏa thuận được gì với Mỹ hay không. Sau chuyến đi Mỹ của ông Trọng về, trong một thời gian ngắn đảng CSVN sẽ sớm công bố dự thảo cương lĩnh chính trị. Vì vậy chuyến đi này rất quan trọng và đánh dấu một thay đổi lớn trong định hướng của chế độ cộng sản Việt Nam.

    4. Đảng CSVN hoàn toàn không có một hy vọng nào trong một nước Việt Nam dân chủ, nó sẽ bị xóa bỏ ngay trong cuộc bầu cử tự do đầu tiên.

    Nỗ lực xáp lại với Mỹ của đảng CSVN là một nỗ lực rất lớn, một cố gắng phi thường. Không bắt tay với Mỹ thì sẽ chết rất nhanh mà bắt tay với Mỹ thì phải thay đổi. Sự thay đổi cuối cùng sẽ là dân chủ hóa đất nước, thay thế chế độ đảng trị bằng một nhà nước pháp trị.

    Muốn hay không thì Việt Nam cũng phải thay đổi và sự thay đổi sẽ lớn, rất lớn.

    Không còn ai có thể chống lưng cho đảng CSVN ngoài Mỹ vì vậy họ phải nhân nhượng nhiều điều từ phía Mỹ. Xã hội dân sự Việt Nam nói riêng và phong trào dân chủ Việt Nam nói chung đang đứng trước những cơ hội và thuận lợi rất lớn. Lịch sử đang sang trang.

    Vấn đề quan trọng đối với phong trào dân chủ Việt Nam hiện nay đó là sự chuẩn bị. Phải có sự chuẩn bị về tinh thần, lý luận, nhân sự và nhất là một giải pháp thay thế khả thi để thuyết phục dân chúng. Những người Việt Nam yêu nước cần ủng hộ và tham gia vào các tổ chức chính trị dân chủ đứng đắn để hình thành một mặt trận dân chủ thống nhất, làm đối trọng và giải pháp thay thế cho đảng CSVN.

    Những đảng viên cộng sản có tâm và có lòng yêu nước cần phải hiểu rằng mọi sự thay đổi chỉ có thể đến từ các lực lượng chính trị bên ngoài đảng. Đảng CSVN đã quá phân hóa và thối nát để có thể tự thay đổi. Hơn nữa, tất cả những gì liên quan đến hai chữ “cộng sản” đều đã mất hết uy tín vì quá lạc hậu và lạc điệu. Đó còn là hiện thân của sự dối trá, chết chóc, mông muội, bạo lực và thù hận vì vậy nó không còn chỗ đứng trong tương lai. Hiểu được điều này để các thành phần tiến bộ trong đảng mạnh dạn và dứt khoát bắt tay với các tổ chức dân chủ đối lập để cùng nhau tạo ra sự thay đổi cho Việt Nam. Chúng tôi xin nhắc lại một nhận định quan trọng rằng một tổ chức chính trị dân chủ đối lập đơn độc hay một mình các đảng viên đảng CSVN sẽ không có đủ uy tín để tập hợp quần chúng mà cần đến cả hai. Phải là một sự kết hợp giữa một tổ chức chính trị đối lập đứng đắn với các đảng viên tiến bộ trong đảng mới có thể động viên được quần chúng và tạo ra được sự thay đổi.

    Chúng ta cần chuẩn bị và sẵn sàng để đúng hẹn với lịch sử.

    nguon: danluan.org

Kỳ vọng gì với chuyến thăm Mỹ của TBT Nguyễn Phú Trọng?

Anh Vũ, thông tín viên RFA
000_Hkg10143957.jpg

Tổng Bí thư ĐCS VN Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi lễ kỷ niệm 85 năm thành lập đảng hôm 02/2/2015 tại Hà Nội.

Theo truyền thông nhà nước cho biết, nhân dịp kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt nam và Mỹ, nhằm tạo đà phát triển và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ giữa hai nước, Tổng bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm chính thức Mỹ trong năm nay.

Hai nước cần nhau hơn

Tổng BT Nguyễn Phú Trọng sẽ là người lãnh đạo cao cấp nhất đứng đầu Đảng CSVN lần đầu tiên chính thức thăm Mỹ, một quốc gia vốn là cựu thù của VN.

Đánh giá về mối quan hệ Việt – Mỹ vào thời điểm hiện nay, ông Đặng Xương Hùng, nguyên lãnh sự Việt Nam tại Genève trong nhiều năm cho biết nhận xét của mình, ông nói:

“Đồng ý đón ông Trọng trong năm nay cũng là việc cho thấy rằng hai nước đã có những thay đổi để mà chấp nhận những sự thay đổi khác với ngày trước hơn. Tức là hai nước cần nhau hơn và cần nhau một cách cấp thiết hơn, phía Mỹ thì cần VN có vai trò trong quan hệ để đối phó với các ảnh hưởng của Trung quốc ở Biển Đông và Thái Bình Dương làm ảnh hưởng đến quyền lợi của Mỹ. Còn phía VN cũng thấy rằng cần Mỹ hơn, vì cũng cần phải có chỗ dựa với người Mỹ để đối phó trong một chừng mực nào đó trong mối quan hệ với Trung quốc hiện nay.”

LS. Vũ Đức Khanh chuyên gia nghiên cứu về chính trị Việt Nam, quan hệ quốc tế và luật pháp quốc tế tại Đại học Ottawa – Canada nhận định:

“Mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đang ở một cái độ chín muồi và  tôi nghĩ rằng các chính khách của cả hai quốc gia đều mong muốn có một mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước. Rõ ràng là phía Hoa kỳ đã làm tất cả những gì mà họ có thể làm được. Cho nên tôi nghĩ rằng mối quan hệ Việt nam – Hoa kỳ đang ở mức rất tốt, tuy nhiên chúng ta cần phải xem phía VN đáp ứng trở lại thiện chí của Hoa kỳ thế nào?”

Mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đang ở một cái độ chín muồi và  tôi nghĩ rằng các chính khách của cả hai quốc gia đều mong muốn có một mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước.
– LS. Vũ Đức Khanh

Theo báo Tuổi Trẻ, GS. Jonathan London, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Ðông Nam Á tại Ðại học Thành Thị Hong Kong nhận định rằng chuyến đi của Tổng BT Nguyễn Phú Trọng sang Mỹ sẽ là một sự kiện rất quan trọng trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

Nhận xét về chuyến thăm Mỹ của TBT Nguyễn Phú Trọng, LS. Vũ Đức Khanh cho rằng theo ông chuyến thăm này sẽ gặp rất nhiều trở ngại, mà cần phải vượt qua. Ông nói với chúng tôi:

“Ông Nguyễn Phú Trọng sẽ đến (Hoa kỳ) với tư cách TBT Đảng CSVN, thực ra phía Hoa kỳ chưa bao giờ tuyên bố Tổng thống Obama mời TBT Nguyễn Phú Trọng, mà chỉ nói Chính phủ Hoa kỳ mời. Tuy nhiên tôi không nghĩ rằng ông Obama sẽ tiếp TBT Nguyễn Phú Trọng trong tòa Bạch ốc, mà theo các nguồn tin tôi có thì có thể ông Obama sẽ tiếp ông Nguyễn Phú Trọng ở một nhà nghỉ mát nào đó trên đất Mỹ, trong một khuôn khổ không chính thức, mặc dầu chuyến đi của TBT Nguyễn Phú Trọng là chính thức. Đó là cái phía VN đang phân vân, và không biết nên đi hay không nên đi và nếu không đi thì ai sẽ là người thay thế ông Nguyễn Phú Trọng trong chuyến đi sắp tới.”

Chuyến thăm Hoa Kỳ của ông TBT sẽ giúp củng cố các nỗ lực của ông Nguyễn Phú Trọng, khi ông muốn trở thành nhân vật lãnh đạo chủ chốt của VN trước thềm Đại hội Đảng lần tới. Ông Đặng Xương Hùng khẳng định:

“Việc ông Nguyễn Phú Trọng, người đứng đầu Đảng CSVN đi Mỹ nhằm tạo cho dư luận thấy rằng hy vọng nó sẽ có cái thay đổi hình thức bên ngoài để từ đó dẫn đến sự thay đổi nội dung từ bên trong. Trong tình hình đấu đá nội bộ hiện nay ở VN thì việc ông Trọng đi Mỹ nhằm tạo nên hình ảnh vai trò của ông Tổng BT quyết định mọi vấn đề. Nhằm chứng tỏ với dư luận rằng họ sẵn sàng nhanh chóng phát triển quan hệ với Mỹ mà không chỉ dựa vào Trung quốc thôi. Cái này nó xuất phát từ việc nhu cầu đối ngoại của VN luôn tỏ ra là cân bằng trong quan hệ giữa hai nước lớn.”

Kỳ vọng gì?

Khi được hỏi, ông có hy vọng gì từ chuyến thăm Mỹ của TBT Nguyễn Phú trọng lần này?

Ban lãnh đạo Đảng CSVN không muốn một mối quan hệ quá thân thiết hay gần gũi với Hoa Kỳ vì sợ làm phật lòng người anh em Trung Quốc. Ông Đặng Xương Hùng khẳng định:

“Hy vọng của tôi là sẽ xây dựng được mối quan hệ tin cậy đối với phía Mỹ, nghĩa là đã có những bước phát triển đích thực để tạo ra mối quan hệ tin cậy, đủ để Mỹ có thể bảo vệ quan hệ Mỹ – Việt như bảo vệ quan hệ của mình. Chỉ có mối quan hệ tin cậy thì người Mỹ mới quan tâm đến quan hệ Mỹ – Việt và quan tâm bảo vệ lợi ích như của chính họ, thì nó mới có giá trị về mặt thay đổi, về mặt lợi ích cho quốc gia. Còn hy vọng thấp hơn thì hy vọng là sẽ có một sự chuyển biến. Tuy nhiên chuyến đi này, theo tôi chưa đạt được cái mức đối tác chiến lược trong quan hệ với Mỹ, vì người Mỹ cũng rất thận trọng trong quan hệ với VN. ”

Với một thái độ không mấy lạc quan, LS. Vũ Đức Khanh cho biết nhận xét của mình, ông nói:

Trong tình hình đấu đá nội bộ hiện nay ở VN thì việc ông Trọng đi Mỹ nhằm tạo nên hình ảnh vai trò của ông Tổng BT quyết định mọi vấn đề.
– Ông Đặng Xương Hùng

“Trước thềm Đại hội 12 mà ông (TBT Nguyễn Phú Trọng) ấy không có khả năng trở lại chức vụ Tổng BT thì ông ấy cũng chẳng có những tuyên bố được coi là quá lớn. Vả lại những thành tích của ông ấy, chẳng hạn được cho là người giáo điều, tin vào Chủ nghĩa CS hoặc thân Trung quốc thì thử hỏi ông ấy sẽ nói gì ở Hoa kỳ? Điều đó cho thấy VN sẽ không có sự thay đổi lớn nào qua lời của TBT Nguyễn Phú Trọng về vấn đề chính cấp đối với Hoa kỳ được. Do đó, tôi vẫn không nghĩ rằng ông Trọng sẽ đi trong chuyến đi này, nhưng giả thuyết ông Trọng có đi chăng nữa thì ông Trọng cũng chỉ tuyên bố những vấn đề chung chung mà chúng ta đều biết. Tôi nghĩ rằng ông ta sẽ nói: chúng ta mong muốn rằng Việt nam và Hoa kỳ sẽ kết thúc đàm phán về TPP và hai nước sẽ tăng cường mối quan hệ này kia. Và nếu có nói thêm về vấn đề Biển Đông thì ông ta sẽ nói những gì đã tuyên bố. Cho nên tôi không có hy vọng bất kỳ điều gì từ chuyến đi của TBT Nguyễn Phú Trọng.”

Trả lời câu hỏi sau chuyến đi này của TBT Nguyễn Phú Trọng tình hình nhân quyền và dân chủ ở VN sẽ được cải thiện hơn hay không?

Ông Đặng Xương Hùng cho biết:

“Nếu như chuyến đi này được thực hiện trên cơ sở của một  sự thay đổi nhận thức, tức là muốn tăng cường quan hệ với Mỹ trên cơ sở tin cậy và niềm tin với nhau, thì vấn đề nhân quyền chắc chắn sẽ có tiến bộ. Còn nếu chuyến đi này chỉ tiếp tục thực hiện chính sách đối ngoại mềm dẻo và khôn khéo thì và chỉ là sự cân bằng quan hệ Mỹ – Việt nam và Trung quốc thì tôi khẳng định không có tiến bộ gì về nhân quyền. Nếu có thì chỉ là chút ít mang tính hình thức.”

Trong lúc này, lợi ích của VN đang nằm trong việc đa dạng hóa các mối quan hệ của mình để vượt ra ngoài sự kiềm tỏa của Trung Quốc, trong khi Hoa Kỳ thì muốn ve vãn đồng minh mới ở Hà Nội như là một phần trong các chuyển dịch nhằm tăng cường ảnh hưởng ở châu Á của mình để đối trọng với sự trỗi dậy của Bắc Kinh. Vấn đề được đặt ra là liệu Đảng CSVN đã sẵn sàng cho cuộc chơi mới này tới đâu?

Việc TBT Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm chính thức Mỹ trong năm 2015 nhân dịp hai nước kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ là một sự kiện được đánh giá là hết sức quan trọng.

 trich: RFA

NGUYỄN TRẦN SÂM – Tàu Cộng có muốn chiến tranh?

Nguyễn Trần Sâm

19-06-2015

H1Trong tình hình căng thẳng do Trung Quốc gây ra, muốn có đối sách thích hợp thì phải trả lời được câu hỏi: Giới cầm quyền TQ liệu có muốn chiến tranh không? Nếu có thì đó là chiến tranh với những quốc gia hay lực lượng nào và ở quy mô nào?

Tổng thống Philippines Benigno Aquino về cơ bản là đúng khi so sánh Trung Hoa ngày nay với nước Đức của Hitler trước thế chiến II. Có thể nói thêm về sự giống nhau này như sau: Cả bọn Hitler và giới cầm quyền TQ đều là những kẻ ngông cuồng ngạo mạn vô giới hạn, tự coi mình là những nhà lãnh đạo thiên tài của dân tộc mình, còn dân tộc mình là nhất thế giới, là siêu đẳng. Cả hai bọn đều khát máu, muốn hủy diệt các dân tộc khác để chiếm đất đai, tài nguyên và để loại trừ sự cạnh tranh ngôi vị “thượng đẳng”. Nếu có những dân tộc được bọn họ đoái thương ít nhiều và “cho phép” tồn tại thì dân tộc đó phải trở thành chư hầu của dân tộc họ. Mặt khác, cả hai bọn đều sẵn sàng tàn sát cả đồng bào mình, nếu phát hiện thấy hoặc nghi ngờ những người đồng bào này không trung thành tuyệt đối với chúng.

Với cái gọi là Trung Quốc Mộng, Tập Cận Bình muốn TQ trở thành bá chủ thế giới. Để không còn thế lực nào có thể cản trở ông ta và bộ sậu thực hiện giấc mơ đó, ông ta sẵn sàng tiêu diệt Mỹ và phương Tây nói chung, NẾU thấy đã đủ lực. Sau đó thì chỉ còn Nga có thể cạnh tranh với ông ta. Đến lúc đó, nếu Nga không ngoan ngoãn thừa nhận vai trò độc tôn của TQ thì ông ta sẽ xử nốt dân tộc này, mặc dù trước đó hai nước đã “sát cánh” với nhau để chống Mỹ.

Vì bản chất ngông nghênh và khát máu như vậy nên các dân tộc khác, nhất là những nước láng giềng của TQ phải luôn cảnh giác cao độ với dã tâm của giới cầm quyền nước này để tránh những thảm họa như tập đoàn Hitler đã gây ra cho nhân loại đầu thập niên 1940.

Nói như vậy nhưng sự hiếu chiến của bè đảng Tập Cận Bình cũng có phần “non” hơn so với Adolf Hitler. Có hai lý do cho sự “non” đó. Thứ nhất, trước 1944 thì ngoài việc tin vào tính thượng đẳng của dân tộc mình, Hitler còn tin (một cách có lý) rằng tiềm lực quân sự của Đức và độ thiện chiến của quân đội nước này là nhất thế giới, trong khi Tập thì không thể tin chắc như vậy, vì còn đó là Mỹ và NATO, ngoài ra ông bạn Nga cũng có đầy những loại vũ khí làm Tập rùng mình và có một đội quân có truyền thống đánh nhau đáng nể. Thứ hai, giới cầm quyền TQ vốn thích sống xa hoa, ham dục vọng, không muốn chiến tranh. Bản thân Tập có thể không ham sống xa hoa lắm, nhưng dù ở ngôi vị số 1 về quyền lực, một mình ông ta không thể áp đặt lý tưởng sống cho hàng ngàn “đồng chí” của mình. Mặt khác, dù có không ham của cải vật chất lắm thì Tập vẫn phải hiểu rằng muốn làm bá chủ thế giới thì không thể chỉ sẵn sàng đánh nhau, mà còn phải có tiềm lực cả về kinh tế và quân sự to lớn hơn nữa. Cái GDP thứ nhì thế giới vẫn chưa đủ để Tập sẵn sàng cho một cuộc chiến giành ngôi vị thống trị thế giới. Ngoài ra, dù Tập có hầm tránh được mọi loại vũ khí hủy diệt thì chắc ông ta cũng đủ thông minh để hiểu rằng cuộc sống dưới hầm trú ẩn không sung sướng gì, dù được ăn gan rồng tủy phượng và ngủ với những mỹ nữ đẹp nhất thế giới.

Thế giới ngày nay giằng díu với nhau quá chặt. Khổ một nỗi là chỉ cần kinh tế Mỹ, tức của kẻ thù, xuống dốc, thì kinh tế TQ cũng chao đảo và có thể dẫn đến bất ổn nội tình nghiêm trọng, điều mà Tập và các đồng chí của ông ta chắc không muốn. Chiến tranh lớn sẽ là thảm họa cho tất cả các bên. Chắc chắn, ngay cả Tập Cận Bình cũng không muốn thứ đó xảy ra.

Mặt khác, tâm can giới cầm quyền Bắc Kinh luôn bị thiêu đốt bởi tham vọng tài nguyên, lãnh thổ và tham vọng bá quyền. Đồng thời, họ biết chắc rằng những động thái lấn đất, lấn biển từ từ, từng bước một và những vụ va chạm nhỏ lẻ ở biên giới hay trên biển sẽ không làm các nước nổi giận đến mức chính các nước này gây chiến với TQ. Vì thế, họ cứ tiếp tục lấn dần như những năm gần đây họ vẫn làm. Họ cũng sẵn sàng chấp nhận những vụ “đâm va” và những vụ đọ súng nhỏ lẻ. Với dân thường làm ăn trên biển, họ sẽ tiếp tục chính sách ăn hiếp như từ trước đến giờ. Với chính quyền các nước liên quan trực tiếp, họ tiếp tục vừa vuốt ve, lấy lòng bằng lời nói và mua chuộc bằng lợi lộc, vừa “răn đe”. Họ sẽ tiếp tục vừa lấn tới, vừa nghe ngóng để điều chỉnh việc làm và thái độ ứng xử. Cũng dễ thấy trong những năm qua là mỗi khi bị dư luận phản ứng mạnh mẽ thì những động thái hung hăng của TQ đều chững lại. Về lời nói, họ vừa phân bua, vừa rao giảng về “luật quốc tế”, vừa hăm dọa. Những “bài” đó của họ đã chẳng còn ai thấy lạ gì.

Mặc dù rất hiếu chiến, nhưng chắc chắn chính quyền TQ tính đến việc trở thành bá chủ thế giới bằng cách dùng tiền nhiều hơn là bằng chiến tranh lớn. Những xung đột quân sự ở quy mô nhỏ sẽ chỉ được họ dùng để uy hiếp các nước khác, trong sự phối hợp với rất nhiều phương sách khác nhau.

Vì vậy, đối sách thích hợp nhất để “chơi” với TQ là thể hiện sự cứng rắn. Cần phải có những tuyên bố và hành động dứt khoát. Nếu thấy không đủ lực hoặc kém an toàn thì liên minh với các nước khác ở mức độ cần thiết. (Từ “liên minh” ở đây không nhất thiết ngụ ý phải ký kết một hiệp ước thành lập liên minh quân sự kiểu như Mỹ-Nhật hay NATO.)

Benigno Aquino cũng đúng khi liên minh với Hoa Kỳ và có thái độ đàng hoàng, không bạc nhược trước sự ngạo ngược của Tàu Cộng. Chính do sự cứng rắn đó mà Tàu Cộng đã bớt hẳn những hành động ăn hiếp đối với Philippines.

Báo chí và người làm báo trong một chế độ độc tài toàn trị

Blog RFA

Song Chi

21-06-2015

Nhân ngày Báo chí “cách mạng” VN 21.6

Đặc điểm của báo chí trong một chế độ độc tài: không đặt quyền lợi của đất nước, dân tộc lên trên mà phải đặt quyền lợi của chế độ đang cai trị đất nước trên tất cả, “ông chủ” của những nền báo chí ấy không phải là nhân dân, bởi vì nó không phục vụ lợi ích của đông đảo nhân dân, nhất là những con người bé nhỏ không thể cất tiếng nói trong xã hội như tầng lớp lao động, những người nghèo, bất hạnh, phận con sâu cái kiến… mà phục vụ trước hết là giai cấp cầm quyền, sau đó là những kẻ có tiền.

Báo chí ở VN dưới chế độc tài toàn trị do đảng cộng sản nắm quyền suốt bảy thập kỷ qua, là một nền báo chí như vậy. Nó phải phục vụ cho sự tồn tại của chế độ, của đảng cộng sản, chịu sự kiểm duyệt, cầm tay chỉ việc của Ban Văn hóa Tư tưởng, Ban Tuyên giáo Trung ương…

Ngay cả bây giờ, ở thời điểm năm 2015, so sánh với báo chí của chế độ VNCH đã bị “bức tử” từ 40 năm trước, báo chí của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN vẫn thua xa hàng dặm về mức độ tự do, dân chủ.

Sau ngày 30 tháng Tư năm 1975, báo chí “cách mạng” VN nhìn chung đã thừa hưởng, tiếp thu được nhiều tố chất của nền báo chí ở miền Nam, nếu so với báo chí ở miền Bắc trước năm 1975 không chỉ sặc mùi tuyên truyền đậm đặc mà còn khô cứng, nghèo nàn, đơn điệu, quê mùa từ phần trình bày, kỹ thuật in ấn, phông chữ, cung cách đưa tin, viết bài. Báo chí sau 1975 hiện đại hơn từ kỹ thuật, cho đến cung cách làm báo.

Sau khi ‘đổi mới” và đời sống kinh tế có khá lên thì báo chi càng “khởi sắc” hơn với đủ loại báo ngày, tập san, nguyệt san, tạp chí, báo ảnh… đẹp đẽ bắt mắt về hình thức, và “tự do” hơn trong việc khai thác những khía cạnh đời thường của các nghệ sĩ, những người nổi tiếng, những khía cạnh vật chất của cuộc sống-một điều hoàn toàn không hề có so với báo chí miền Bắc trước năm 1975.

Nhưng sự thay đổi bề ngoài ấy không hề thay đổi cái bản chất, cái mục đích chính của báo chí trong chế độ cộng sản. Đó là phải tuyên truyền, bảo vệ chế độ, có tính định hướng rõ ràng, phải là “vũ khí” của đảng.

Chỉ có điều, báo chí bây giờ lại có thêm một khía cạnh tệ hại thứ hai là xu hướng “lá cải hóa” tràn lan, nhất là những tờ báo mạng, tập san, tạp chí, báo ảnh, phụ trương…Hoặc khai thác tỉ mỉ những yếu tố giật gân trong những vụ án cướp giết hiếp xảy ra hàng ngày trong xã hội và cả trên thế giới, hoặc chạy theo khai thác đời tư những người nổi tiếng, giới showbiz…

Hãy thử lướt qua hàng chục, hàng trăm tờ báo mạng, hoặc cầm trên tay hàng chục những tờ phụ trương, tạp chí bắt mắt bày đầy trên các sạp báo, chúng ta sẽ thực sự lo ngại, thậm chí rùng mình vì kinh hãi. Vì sao người ta có thể vô lương tâm, vô trách nhiệm đến thế khi cho ra đời những bài báo, tờ báo như vậy, và mức độ ‘lá cải’ này chỉ có tăng lên trong những năm qua chứ không hề có dấu hiệu giảm sút, mặc cho dư luận nhiều lần lên tiếng bất bình, phẫn nộ, mặc cho nhiều cuộc hội thảo của người trong nghề về tình trạng này.

Là một người cũng từng nhiều năm làm báo trong môi trường VN trước khi rời nước ra đi và bây giờ vẫn tiếp tục viết lách với tư cách một người viết tự do, tôi không lạ gì bầu không khí làm báo ở VN, những giới hạn “đèn vàng” mà người làm báo không thể vượt qua, sức ép đối với những người làm báo chân chính khi muốn viết lên sự thật, và một sức ép khác là phải bảo đảm yêu cầu có người đọc.

Trừ những tờ báo đảng như Nhân Dân, Quân đội nhân dân…báo chí VN nói chung cũng phải tự cân đối, tự thu tự chi bằng nguồn bán báo và nguồn thu từ quảng cáo, nhất là những tờ báo online chỉ sống hoàn toàn bằng quảng cáo, nên phải tính đến yếu tố “câu khách”. Từ sự thúc bách phải có người đọc, nhiều tờ báo đã chạy theo khai thác tối đa những đề tài giật gân như vừa nói trên.

Các nước tự do dân chủ cũng có báo “lá cải”, kể cả báo khiêu dâm. Nhưng ở các nước ấy có những quy định rất chặt chẽ về đạo đức nghề báo, có luật pháp rõ ràng, và nếu nhà báo vượt quá giới hạn hoặc viết ẩu, viết bậy thì cá nhân hoặc tập đoàn nào là “nạn nhân” sẽ kiện ra tòa và không chỉ phóng viên mà cả ban biên tập, chủ bút, cả tờ báo đó cũng bị phạt một cách xứng đáng. Còn ở VN, nếu một cá nhân hay một công ty nào bị một phóng viên vì lý do nào đó viết ẩu, viết sai, thậm chí vu khống, bôi nhọ, lắm khi cũng chẳng muốn kiện vì có kiện cũng chưa chắc đã được gì, mà chỉ mất thì giờ, mệt mỏi thêm. Với tâm lý ấy người ta thường đành là cho qua, và các nhà báo vô lương tâm hoặc yếu kém về tay nghề cứ vậy mà tồn tại, tiếp tục viết bậy!

Từ khi internet phát triển, rồi blog, các trang mạng xã hội và những tờ báo ngoài luồng, những tờ “dân báo” ra đời, chúng ta có thể thấy rõ ảnh hưởng của dòng báo chí ngoài luồng và các trang mạng xã hội này đối với một bộ phận người dân và ngay cả đối với báo chí “chính thống” ra sao. Nhiều người đã được “mở mắt” thức tỉnh từ khi đọc báo bên ngoài, biết được những sự thật về lịch sử, về xã hội, về chế độ mà đảng và nhà nước cố tình bưng bít, bóp méo bao lâu nay. Con số người bỏ không đọc, không tin vào báo đảng, ngược lại theo dõi thường xuyên các tờ báo bên ngoài, các trang mạng xã hội ngày càng nhiều. Ngay báo chí “chính thống” của nhà nước cũng bị tác động bởi báo ngoài luồng.

Bất cứ một thông tin dối trá, một bài viết tuyên truyền sặc mùi tuyên giáo, một hành động phản cảm hay một lời phát biểu dốt nát, ngu xuẩn của một ông quan bà nghị nào đó, những chi tiết sai sót, phi lý của một vụ án oan hay một vụ án có tính chất chính trị, một điều luật, chính sách ngớ ngẩn mới được thông qua…tất cả đều nhanh chóng bị đưa ra mổ xẻ trên các tờ “dân báo”, các trang mạng xã hội. Không chỉ một hai lần, báo chí “chính thống” phải điều chỉnh hoặc âm thầm gỡ bài khi bị báo ngoài luồng “bóc mẽ” những sự dối trá, sai sự thật.

Không ít nhà báo đang ăn lương ở một tờ báo nào đó vẫn theo dõi báo bên ngoài và nhiều khi lấy tin từ các báo, blog bên ngoài hoặc lặng lẽ thay đổi quan điểm trong một bài viết của mình. Còn các quan to quan nhỏ trong bộ máy nhà nước VN, không rõ họ có bao giờ dám đọc báo ngoài luồng không, nhưng có một điều chắc chắn là họ hiểu được “tác động” của dòng báo chí đó dối với chế độ và họ lo ngại. Ngược lại, con số blogger, nhà báo tự do bị xách nhiễu, bị hành hung, bị tống giam vào tù với những bản án cực kỳ khắc nghiệt vì những bài blog, bài báo của mình ngày càng nhiều, đã đưa VN vào trong danh sách những quốc gia bỏ tù nhà báo nhiều nhất, là kẻ thù của internet. Những blogger, nhà báo tự do ấy đã phải trả một cái giá không hề rẻ cho việc viết lên sự thật, với khao khát cung cấp những thông tin đa chiều cho người dân VN.

Họ là những anh hùng. Còn những nhà báo anh hùng khác nữa, là những nhà báo vẫn đang làm việc cho một tờ báo của nhà nước, nhưng cố gắng không trở thành bồi bút hoặc không góp phần “ xả rác” vào xã hội bởi những tin bài của mình.

Tôi vô cùng khâm phục những nhà báo tử tế, chân chính còn sót lại giữa làng báo thiếu vắng tự do dân chủ và tràn ngập những cướp, giết, hiếp, mông đùi hở hang…như ở VN.

Những nhà báo ấy đã phải xoay sở tìm cách “lách” sao cho thông tin thuộc loại “nhạy cảm” về mặt chính trị xã hội có thể đến được với người đọc, hoặc ít nhất, viết cách nào đó để người đọc có thể đọc và hiểu giữa hai hàng chữ những gì người viết thực sự muốn nói. Họ đã phài tận dụng những cơ hội hiếm hoi khi báo chí được “thả lỏng” giây lát. Ví dụ như trong mối quan hệ phức tạp và bất tương xứng giữa hai đảng, hai nhà nước Việt-Trung, đôi khi quan hệ giữa hai bên trở nên xấu đi và nhà cầm quyền VN cảm thấy cần phải để báo chí “xả” một chút, hoặc để báo chí chuyển tải thông điệp về tình trạng xấu đi đó đến nhà cầm quyền Trung Quốc. Báo chí được dịp đưa những thông tin như tàu Trung Quốc cắt cáp tàu thăm dò dầu khí VN, tàu TQ rượt đuổi, cướp bóc, đánh chìm tàu cá của ngư dân Việt, hay Trung Quốc đang cấp tập xây cất, biến các bãi đá ngầm trên biển Đông thành những hòn đảo nhân tạo và những căn cứ quân sự nguy hiểm trong tương lai như thế nào…

Những lúc ấy báo chí khởi sắc hẳn lên, nhiều bài báo mạnh mẽ lên án Trung Quốc, các nhà báo lúc ấy đang thực sự đứng về phía người dân VN, nói lên tâm trang uất ức, phẫn nộ, tình cảm thật sự của người dân VN đối với nhà cầm quyền Trung Quốc và những chinh sách bành trướng, xâm lược, mưu mô thâm độc của họ.

Tất nhiên, những lúc mở xả như vậy rất hiếm hoi và có thể lại đóng lại bất cứ lúc nào nếu nhà cầm quyền cảm thấy có thể làm cho Bắc Kinh tức giận hoặc nếu những người lãnh đạo Trung Nam Hải lại tìm được cách nào đó vừa xoa dịu vừa khống chế đám lãnh đạo cao cấp nhất của VN.

Lảm báo ở VN khốn nạn như vậy đấy.

Bên cạnh đó là rất nhiều người cũng mang danh nhà báo nhưng không hề mảy may động lòng trước hiện trạng đất nước, dân tộc cũng như viễn cảnh không mấy sáng sủa của VN trước tham vọng ngày càng rõ và quyết tâm ngày càng sắt đá của Bắc Kinh. Những dạng ấy nhiều lắm. Hoặc tiếp tục bưng bô nịnh bợ chế độ, tuyên truyền những điều dối trá về đảng và nhà nước cộng sản, về lịch sử, hiện tại và cả tương lai, điên cuồng chống lại con đường tốt đẹp hơn cho VN là thoát khỏi chế độ độc tài độc đảng lạc hậu và gây hại cho đất nước cho dân tộc như lâu nay. Hoặc chỉ chăm chăm khai thác những đề tài “cướp, giết, hiếp”, mông đùi, đời tư người nổi tiếng, cổ vũ cho lối sống chạy theo bản năng của con người, chạy theo vật chất, nhà lầu, xe hơi, thời trang hàng hiệu khi suốt ngày viết “thiếu gia” này mới tậu con xe tiền tỷ, diễn viên kia sắm nhà lộng lẫy, người mẫu nọ có bồ là đại gia tiêu tiền như nước, hoa hậu kia khoác lên người bộ cánh hàng chục ngàn USD, đeo chiếc nhẫn kim cương “khủng”…

Không ai hồ nghi gì về sức mạnh của báo chí. Sức mạnh ấy nếu được đặt vào những nhà báo chân chính có tài có đức, trong một môi trường báo chí tự do dân chủ, có thể tạo ra những thay đổi biến chuyển theo chiều hướng tích cực cho xã hội, cho đất nước. Và ngược lại. Trong một xã hội độc tài và tôn thờ đồng tiền như VN hiện nay, báo chí không thể làm tốt được chức năng tôn trọng sự thật, phục vụ lợi ích của đất nước, nhân dân, ngược lại ngày càng biến tướng và tệ hại.

Nhiều người làm báo không lương tâm khi đưa ra một vụ án chưa thực sự khởi tố, người bị tình nghi vẫn chưa bị kết tội đã thay mặt tòa kết án người ta, giết chết người ta về mặt uy tín xã hội. Có những bài báo khi viết về những vụ án hiếp dâm, đã không thèm che mặt nạn nhân hoặc có làm mờ và ghi tắt tên nhưng lại đưa những thông tin về trường học, cơ quan hoặc đưa hình ảnh nhà cửa khiến những người nào biết nạn nhân có thể dễ dảng đoán ra. Nhất là những vụ án mà nạn nhân hay người phạm tội là trẻ vị thành niên, cuộc đời vẫn còn dài trước mắt, sẽ sống ra sao sau khi vụ án đi qua.

Có những bài báo khai thác nhiều kỳ một vụ án giết người không chỉ từ lúc kẻ thủ phạm ra tay thủ ác mà cả quãng đời trước đó và sau đó trong trại giam, thông tin về cha mẹ người yêu hay vợ, chồng được đưa tuốt lên mặt báo. Hay vụ những người mẫu bán dâm, báo chí khai thác tối đa, phỏng vấn cả chồng, mẹ chồng tương lai của một người mẫu trong số đó, cuộc đời người mẫu này coi như không còn có cửa làm lại, cho dù sau khi mãn hạn tù. Và vô số những ví dụ về những cách đưa tin bài thiếu lương tâm như vậy mà chúng ta có thể bắt gặp tràn ngập trên báo chí VN.

Chưa nói đến khía cạnh lớn hơn là dối trá, bóp méo sự thật. Biết bao nhiêu sự dối trá trong suốt chiều dài nắm quyền của đảng cộng sản mà nhờ có internet, báo chí bên ngoài, người dân VN mới biết được, nhưng vẫn còn rất nhiều thông tin nằm trong bóng tối chưa bị lộ ra.

Một môi trường làm báo thiếu vắng tự do, đầy nghịch lý, những kẻ bồi bút bưng bô chế độ thì leo cao, hưởng mọi vinh quang phú quý, những người viết sự thật thì bị xách nhiễu, buộc thôi việc, hoặc bị tù; những kẻ viết tin bài vớ vẩn lá cải thì sống khỏe còn những nhà báo chân chính thì đau khổ vì không thể viết được theo đúng lương tâm mình.

Trong một môi trường như vậy, những người làm báo chỉ còn lại sự đối diện với chính mình. Rằng trước khi đặt bút viết bất cứ cái gì, tự hỏi mình bài viết ấy sẽ phục vụ cho ai, cho đất nước, nhân dân hay cho nhà cầm quyền, có lợi cho đất nước hay có hại; đối với những bài viết có liên quan đến số phận con người cụ thể, thì cuộc sống của họ sẽ ra sao sau khi bài báo được đưa ra. Nếu làm được như thế tin rằng những bài viết dối trá, bóp méo sự thật lịch sử, nhằm nịnh bợ chế độ và làm ngu dân, hay những bài viết dễ dãi khai thác phần bản năng của con người, sẽ có thể bớt đi.

Mọi vinh hoa phú quý, danh hiệu nhận được từ chế độ chả có nghĩa lý gì. Sự phán xét lâu dài của lịch sử, của nhân dân mới là sự phán xét mà không một ai có thể tránh được.

Giá như ông cha ta đừng ‘cứng đầu’

Kỹ sư Đoàn Xuân Tuấn

Gửi cho BBC từ Portsmouth, Anh quốc

20-06-2015

 Lãnh đạo ĐCS Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình tiếp Tổng bí thư Đảng CSVN tại Bắc Kinh đầu năm nay.

Mới đây Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam trong một bài diễn văn gần bốn ngàn từ được truyền thông nhà nước Việt Nam loan tải, nói: “Thời đại Hồ Chí Minh là một thời đại rực rỡ nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam”.

Tôi không tin rằng có lẽ vì ban thư ký của ông phải chuẩn bị một văn bản dài dòng đã bỏ sót ba từ quan trọng như trong câu sau: Thời đại Hồ Chí Minh là một thời đại rực rỡ nhất về độ ‘thiếu dũng khí’ trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

Thực thế, tôi cho rằng đọc lại sử Việt qua suốt các đời Ngô, Lý, Trần, Lê, Nguyễn… ai là người Việt Nam mà lại không thấy xúc động, không tự hào cho cái tinh thần bất khuất của cha ông tổ tiên chúng ta?

Ừ thì cho rằng “không thể chọn láng giềng”. Cha ông chúng ta cũng cho như thế. Ừ thì cho rằng “Trung quốc quá lớn, quá mạnh”. Thời cha ông chúng ta cũng như thế. Ừ thì cho rằng “hoà hiếu là điều nên làm, chiến tranh chỉ khổ dân”, Cha ông chúng ta cũng biết rằng vậy.

Không chịu tin

Thế nhưng, bài diễn văn và quan điểm của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phải chăng muốn để người dân Việt Nam tin tưởng và liên hệ tới những điều sau đây.

Rằng nhờ bài viết của ông, ta mới thấy ‘tiếc làm sao’ cho cái thời xa xưa, bởi vì giá như Ngô Quyền đừng làm khổ dân, đánh trận Bạch Đằng chống nhà Hán. Lê Đại Hành, Lý Thường Kiệt đừng đánh bại nhà Tống, Trần Hưng Đạo đừng 3 lần chiến thắng quân Nguyên Mông, Lê Lợi đừng khởi nghĩa chống lại nhà Minh… thì bây giờ đất nước chúng ta đã chẳng trải dài ‘từ mũi Cà mau lên đến Hắc Long Giang’ giáp giới với nước Nga? Ta sẽ sánh vai cùng Tây tạng, Tân cương, Đài Loan… chung một mái nhà?

Hay nhờ quan điểm của ông Trọng mà ta ‘vỡ ra rằng’ ôi ‘giá như ông cha ta đừng cứng đầu’ thì ‘hay’ biết bao? Rồi giá gì ‘đừng có’ một Trần Quốc Tuấn với câu “Bệ hạ muốn hàng thì xin hãy chém đầu tôi trước đã “, hoặc ‘đừng có’ một Trần Bình Trọng “ta thà làm ma nước Nam, còn hơn làm Vương đất Bắc” thì nay có lẽ dân tộc ta cùng đứng chung hàng với quốc gia “tàu lạ” thứ hai thế giới, đang ganh đua với Mỹ?

Song ai nói gì thì nói, chứ có thể ‘tôi nhất quyết’ bưng mắt, bịt tai không nghe theo những dư luận khi họ nói rằng: “Thời đại Hồ Chí Minh đã để lại một di sản, đã sản sinh ra một giai cấp thống trị thiếu dũng khí trước kẻ cường quyền Bắc Triều, một sự ‘hèn yếu, sợ sệt’ đến độ không tả nổi.

“Rằng khi người anh em cùng trứng cùng bọc trước đây (Việt Nam Cộng Hòa) bị kẻ thù ấy cướp mất Hoàng Sa trong tay, thì chế độ ấy lại viết văn tự như thể muốn bàn giao, hợp thức hoá cho kẻ cướp. Rồi thì hiện nay, khi ngư dân liên tiếp bị đánh đắm, đâm thủng tàu, cầm tù… thì nhà nước ấy, đảng ấy, quân đội ấy, truyền thông nhà nước xứ ấy lại không dám gọi mặt chỉ tên, chỉ thỏ thẻ “tàu lạ”.

“Rằng khi nước “lạ” đưa giàn khoan vào nhà mình, thay vì hưởng ứng cái tinh thần Trần Hưng Đạo, Trần Bình Trọng của người dân để chống lại, để tạo thái độ với kẻ xâm lấn, chế độ này lại bắt bớ, đánh đập, tù đày chính người dân mình, ra sức bịt miệng họ.”

Đại tướng quân

Không! Tôi cũng sẽ ‘nhất quyết chưa nghe’ những lời phê phán ấy trong quần chúng, dư luận Việt Nam trong và ngoài nước đâu, nhất là khi có những luồng quan điểm trên dư luận tiếp tục chỉ ra như sau rằng:

“Ông Trọng đã thiếu dũng khí, khi vào những lúc đất nước gặp nguy nan, kẻ thù kéo dàn khoan vào lãnh hải, dương đông, kích tây, chiếm đảo, xây căn cứ, chèn ép ngư dân Việt Nam, thì chính ông Tổng bí thư, người đại diện cao nhất của ‘thời đại rực rỡ, hoàng kim’ nhất của dân tộc lại khăn gói sang nước “bạn” để tiếp tục nâng niu 16 chữ vàng, “duy trì đại cục”.

“Hay khi ông bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh năm nay ôm bình quý từ người đồng nhiệm Trung Quốc, kẻ đang cử các lực lượng hung hăng, lấn lướt hiếp đáp dân ta trên Biển.

“Phải chăng nhận cái bình ấy vì chính ông từ lâu đã nhất trí rằng sẽ không ném ‘chuột’ vì sợ vỡ bình?

“Mà hình như cái bình ấy có cả vị thế quyền lực, chức quyền, kinh tài của chính những nhóm lợi ích nào đó đang theo đóm (Trung Quốc) ăn tàn?”

“Làm sao mà một Đại tướng quân thống lãnh thiên binh, vạn mã của cả quốc gia mà lại coi kẻ thù xâm chiếm, đe nẹt đất nước, bức hại dân mình với ‘dã tâm không suy suyển’ như thế làm người ‘anh em, hàng xóm’ tốt và ‘môi hở răng lạnh’ được? Mà ‘đại cục vẫn tốt’ như ông Thanh tuyên bố ở Shangri-La năm ngoái tại Singpore là đại cục nào, vẫn những dòng dư luận đặt câu hỏi.”

Thế nhưng ai nói gì, chê bai ông Phùng Quang Thanh tới đâu, tôi cũng ‘nhất mực không tin đâu nhé’.

Tể tướng đầu triều

Khi Thủ tướng Việt Nam ông Nguyễn Tấn Dũng đi thăm Bồ Đào Nha mới đây, ông cũng ‘ra lời kêu gọi’ cộng đồng quốc tế chống lại (ai đó) trên biển Đông? Đọc toàn văn bài báo tường thuật lời kêu gọi của ông, ta không tìm thấy tên của Trung quốc dù chỉ một lần:

Như ông nói: “Cộng đồng quốc tế cần tiếp tục có tiếng nói công lý mạnh mẽ yêu cầu chấm dứt ngay các hoạt động phi pháp… (ba chấm lửng)” Ta đặt câu hỏi ở đây “yêu cầu là yêu cầu ai chấm dứt? Yêu cầu… (lại ba chấm lửng nữa) biển Đông là thế nào?

Sao Tể tướng đầu Triều mà lại không dám gọi thẳng tên kẻ thù mà người dân thường, từ phụ lão đầu bạc, tới trẻ lên ba ở trong nước cũng biết rõ mồn một ra?

Và ta có thể liên hệ lập trường này để nhìn sang Phi-luật-tân, sang Mã Lai xem họ ứng xử, nói năng thế nào? Hóa ra họ rất thẳng thắn, mạnh mẽ. Họ không chỉ chỉ mặt, gọi tên kẻ thù, mà còn dám kiện chúng nữa.

Mà họ có vẻ cũng là ‘những nước nhỏ’, thậm chí, nếu không nhầm, thì chưa hề một lần đánh thắng Trung Hoa trong suốt chiều dài lịch sử, làm sao như cha ông chúng ta (Việt Nam).

Và dư luận đặt vấn đề vậy mà họ (Philippines) dám đưa Trung quốc ra tòa án quốc tế bất chấp mọi phản đối, đe dọa từ Bắc Kinh. Họ không ngần ngại chỉ thẳng tên cường quốc bá quyền này mỗi khi tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh hải hay đe dọa biển đảo của họ.

Nhưng kể cả khi ấy, khi dư luận có chê trách ông Thủ tướng như thế đi nữa, thì tôi cũng ‘chưa chắc đã thông’, làm sao mà một Thủ tướng quyền cao, chức trọng, đường đường là một trong các lãnh đạo hàng đầu quốc gia lại vừa ‘sợ giặc’, mà lại vẫn có thể được ‘toàn đảng, toàn dân’ ủng hộ, tín nhiệm cho ngồi trên ghế Tể tướng lâu đến thế được?

Giao lưu, kinh nghiệm?

Lại nữa, khi ông Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đi sứ ở Bắc Kinh trong tháng Sáu này, cũng vẫn diễn ra cái màn ‘đấu dịu’:

“Hai bên nhất trí duy trì các chuyến thăm, tiếp xúc thường xuyên giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước; triển khai hiệu quả Kế hoạch hợp tác giữa hai Đảng giai đoạn 2016 – 2020; tổ chức tốt một số hoạt động giao lưu hữu nghị giữa nhân dân và Thanh niên hai nước trong năm 2015”.

Sao ông Minh không gợi ý với Trung Quốc là nên chăng có cuộc ‘giao hữu’ về ‘bóng đá nước hay đua thuyển’ giữa ngư dân Việt Nam và lực lượng hải giám Trung quốc cho nó thêm phần đặc sắc?

Rồi khi lãnh đạo bộ Công an Việt Nam họp với đại diện Ban An Ninh Trung quốc tại Việt Nam cũng trong tháng này, báo chí Việt Nam loan tin nói:

“Bộ Công an Việt Nam và Bộ An ninh Trung Quốc cần phát huy những kết quả, thành tích đã đạt được; tăng cường hợp tác chặt chẽ hơn trong lĩnh vực hợp tác an ninh, chia sẻ kinh nghiệm công tác đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm trên lĩnh vực an ninh quốc gia như phòng, chống khủng bố, an ninh mạng, an ninh tôn giáo, dân tộc”.

‘Kinh nghiệm gì’ nếu không là trao đổi kinh nghiệm ‘đàn áp và khống chế’ sự ‘phản kháng’ của người dân? Hay là để báo cáo với người anh cả về chiến thuật mới dùng ‘công an giả dạng côn đồ’ tấn công thường dân để dập tắt những người đối lập, mà lâu nay ‘đảng em’ đã học được từ ‘đảng anh’?

Và khi ông Đinh Thế Huynh, trưởng ban Tuyên Giáo tuần này đi Thượng Hải dự “Hội thảo Lý luận lần thứ 11 giữa Đảng CSVN và Đảng CS Trung Quốc với chủ đề “Quản lý, phát triển xã hội – Kinh nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Trung Quốc” và “giao lưu giữa hai ban Tuyên giáo và Tuyên truyền Trung ương hai Đảng”, dư luận đặt thêm dấu hỏi.

Họ hỏi rằng hai đảng này bàn bạc cái gì nếu không phải là hợp tác tuyên truyền ‘kinh nghiệm của dư luận viên’, của ‘trói tay báo chí, truyền thông’, của ‘đàn áp, bắt bớ, cầm tù’ những ngòi bút, tiếng nói vì dân, vì nước và phản kháng chống lại ‘cường hào, ác bá, gian tế’?

‘Trách cứ Tổ tiên’

Dư luận tháng này cũng theo dõi kỹ khi Quốc hội Việt Nam, cơ quan lập pháp của một nước, dù có người bảo là Quốc hội ‘bù nhìn’, muốn thảo luận, chất vấn chính phủ về tình hình Biển Đông thì người ta đã phải họp kín, không dám công khai cho toàn dân hay.

Thực thế, khi Đại biểu Quốc hội Lê Nam hỏi, tại sao hiện nay Trung quốc xâm hại biển Đông còn nguy hiểm hơn vụ giàn khoan 981, mà báo cáo của Phó thủ tướng trước Quốc hội lại không đề cập?

Thì ông Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đáp: “Về biển Đông, Chính phủ đã có báo cáo đầy đủ với Quốc hội, tôi xin không nêu lại vấn đề này.”

Rồi vừa đây, tỉnh như Vĩnh Phúc đã dựa vào ‘tiền cứu đói’ của chính phủ vì ‘tỉnh còn nhiều hộ dân nghèo’, lại không ngần ngại bỏ hàng trăm tỷ xây đền thờ Khổng tử, quảng bá văn hóa Trung hoa trong lúc nhiều trường học, bệnh viện, mọi dịch vụ công cộng đều thiếu, trẻ em có nơi phải đu dây qua suối… như chính truyền thông trong nước nói.

Rồi khi sự tồn vong của cả một dân tộc được đem ra đánh đổi cho sự tồn vong của một chế độ, của một đảng phái, khi sự ‘hèn nhát, luồn cúi’ đã được thể hiện từ ngay những cấp cao nhất, từ những người đứng đầu guồng máy cai trị, thì chúng ta, những hậu sinh của cha ông, tổ tiên Lạc Hồng, không chịu khuất phục ngoại bang xưa kia trong suốt hơn ngàn năm chống đối kẻ xâm lâm phương Bắc, phải đặt câu hỏi “sự hy sinh của các người có ý nghĩa gì?”

Trở lại với bài phát biểu bốn nghìn từ của ông TBT Nguyễn Phú Trọng, chắc ông muốn người dân đọc xong, nghe xong thì sẽ ‘quay mặt lại với tiền nhân’ để chê trách tổ tiên anh hùng của chúng ta rằng: “Nếu không có các vị, chúng tôi bây giờ hẳn đã hãnh diện làm công dân TQ và sẽ tự hào ra sao về những mẫu hạm Liêu Ninh, về tên lửa Đông Phong, về bác Mao, bác Đặng, bác Tập bất diệt?”

“Ôi dào, giá như ông cha ta đừng cứng đầu!”

Nhưng, lại nhưng, dù ai, dù dư luận có những bình phẩm như thế nào đi chăng nữa về các vị lãnh đạo sáng suốt của đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam, thì tôi vẫn sẽ ‘một mực, nhất quyết’ không nghe, không tin’ đâu nhé!